Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.1

245

Với giải Luyện tập 2 trang 45 Chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 6: Các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở người giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Chuyên đề Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Chuyên đề Sinh học 11 Bài 6: Các biện pháp phòng chống dịch bệnh ở người

Luyện tập 2 trang 45 Chuyên đề Sinh học 11: Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.1.

Tìm hiểu thông tin và hoàn thành bảng 6.1 trang 45 Chuyên đề Sinh học 11

Lời giải:

Con đường phát tán và lây truyền

Biện pháp phòng chống

Đường

hô hấp

- Bệnh nhân cần cách li, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác, che miệng khi ho và hắt hơi, thường xuyên vệ sinh đồ dùng và phòng ở của bệnh nhân để tránh lây nhiễm cho người khác.

- Đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh và tránh tập trung nơi đông người khi có dịch xảy ra nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch.

- Giữ vệ sinh môi trường: vệ sinh nơi ở, nơi làm việc, tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ; thường xuyên làm sạch các bề mặt đồ vật có khả năng chứa mầm bệnh;…

- Giữ vệ sinh cá nhân: rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lí hằng ngày nhằm ức chế, tiêu diệt mầm bệnh; không sử dụng chung các vật dụng cá nhân;…

- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể giúp chống lại mầm bệnh bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh: ăn uống đủ chất, đủ lượng; ngủ đủ giấc; luyện tập thể dục, thể thao đều đặn giảm căng thẳng, lo lắng; không sử dụng chất gây nghiện như ma tuý, thuốc lá hoặc lạm dụng rượu, bia,...

- Tiêm phòng vaccine (đối với các bệnh đã có vaccine) như bệnh Covid – 19, sởi, lao,...

Đường

tiêu hóa

- Đảm bảo vệ sinh ăn uống:

+ Ăn chín, uống sôi, sử dụng nguồn nước sạch trong nấu ăn, giặt giũ.

+ Thức ăn, nước uống phải được đậy kín, tránh không để ruồi đậu lên hay gián, chuột tiếp xúc thức ăn.

+ Không sử dụng thức ăn ôi, thiu; rau quả tươi phải rửa sạch, sát trùng bằng nước muối hoặc tia cực tím.

+ Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

+ Tăng cường kiểm tra an toàn thực phẩm ở các cơ sở cung cấp đồ ăn, thực phẩm, nước giải khát.

- Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường công cộng: xử lí phân, rác thải, cống rãnh, khử trùng nguồn nước. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức vệ sinh cho mọi người, kết hợp kiểm tra, nhắc nhở công tác vệ sinh, đề ra các quy định vệ sinh tập thể.

- Cách li bệnh nhân, xử lí chất thải của bệnh nhân đúng cách. Tất cả vật dụng của bệnh nhân như quần áo, giường chiếu, bát đũa,... phải được khử trùng.

- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể: ăn uống đủ chất, đủ lượng, sinh hoạt điều độ, rèn luyện thể dục, thể thao,...

- Tiêm vaccine phòng bệnh (đối với các bệnh đã có vaccine).

Truyền máu

- Thực hiện truyền máu an toàn.

- Tiêu diệt và xua đuổi côn trùng truyền bệnh: diệt bỏ gậy, mặc quần áo dài tránh muỗi, ngủ màn,…

- Không sử dụng bơm kim tiêm.

- Tiêm vaccine phòng bệnh (đối với các bệnh đã có vaccine).

Vật

trung gian truyền bệnh

- Tiêu diệt và xua đuổi vật trung gian truyền bệnh: diệt bỏ gậy, mặc quần áo dài tránh muỗi, ngủ màn,…

- Hạn chế tiếp xúc, không tàng trữ, buôn bán, sử dụng động vật hoang dã.

- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.

- Tiêm vaccine phòng bệnh (đối với các bệnh đã có vaccine).

Mẹ truyền sang con

- Xét nghiệm sàng lọc khi mang thai, điều trị triệt để các bệnh truyền nhiễm trước khi mang thai.

- Theo dõi, điều trị kịp thời đối với trẻ sinh ra từ mẹ có bệnh.

Đánh giá

0

0 đánh giá