Lý thuyết Tin học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức 2024): Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

12.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 10.

Tin học lớp 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

A. Lý thuyết Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

1. Ngôn ngữ lập trình bậc cao

- Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh được viết gắn với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn.

- Python là một ngôn ngữ lập trình bậc cao phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục. Python có mã nguồn mở nên thu hút nhiều nhà khoa học cùng phát triển.

2. Môi trường lập trình Python

Môi trường lập trình Python có hai chế độ:

- Chế độ gõ lệnh trực tiếp thường dùng để tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh.

- Chế độ soạn thảo dùng để viết các chương trình có nhiều dòng lệnh.

a) Chế độ gõ lệnh trực tiếp

- Trong một phiên làm việc với Python, gõ lệnh trực tiếp sau dấu nhắc >>> và nhấn phím Enter để thực hiện lệnh.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

b) Chế độ soạn thảo

- Soạn thảo chương trình hoàn chỉnh bằng cách chọn File/New File để mở ra màn hình soạn thảo.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hình 1: Màn hình soạn thảo trong môi trường Python

- Có thể soạn thảo chương trình Python bằng phần mềm soạn thảo văn bản hoặc phần mềm lập trình Python như Wingware, Pycharm, …

3. Một số lệnh Python đầu tiên

- Khi nhập giá trị số hoặc xâu kí tự từ dòng lệnh, Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.

Lý thuyết Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

- Lệnh print() có chức năng in dữ liệu ra màn hình, có thể in một hoặc nhiều giá trị đồng thời

Cú pháp lệnh print() như sau:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Trong đó v1, v2, …, vn là các giá trị cần đưa ra màn hình.

Thực hành

Nhiệm vụ: Sử dụng chế độ soạn thảo chương trình của Python để tạo, nhập và chạy chương trình đầu tiên có tên Bai1.py:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hướng dẫn

Bước 1: Nháy đúp chuột vào biểu tượng Lý thuyết Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1) của Python để khởi động.

Bước 2: Chọn chế độ soạn thảo chương trình của môi trường lập trình Python: Trong môi trường lập trình Python, chọn File/New File.

Bước 3: Nhập nội dung chương trình như Hình sau:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bước 4: Chọn File/Save hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + S để lưu tệp.

Bước 5: Chọn Run/Run module hoặc nhấn phím S5 để thực hiện chương trình.

Bước 6: Để kết thúc một phiên làm việc, nháy nút Lý thuyết Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python - Kết nối tri thức  (ảnh 1) ở góc trên bên phải màn hình hoặc gõ lệnh quit() hoặc lệnh exit() rồi nhấn ENTER. Ví dụ:

>>>quit()

B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

Câu 1. Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?

4 + 15 / 5

A. 7.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Đáp án đúng là: A

Thứ tự ưu tiên là: /, +. Do đó, biểu thức trên, khi đơn giản hóa cho kết quả là 4 + 3 = 7. Do đó kết quả là 7

Câu 2. Điều nào sau đây được sử dụng để xác định một khối mã trong ngôn ngữ Python?

A. Thụt lề.

B. Nháy “ ”.

C. Dấu ngoặc ( ).

D. Dấu ngoặc [ ].

Đáp án đúng là: A

Trong Python, để xác định một khối mã, chúng ta sử dụng thụt đầu dòng. Thụt lề đề cập đến là khoảng trắng ở đầu dòng.

Câu 3. Thứ tự thực hiện các phép tính trong Python ở đáp án nào đúng?

A. /, -, +, *.

B. (*, /), (+, -).

C. Từ trái sang phải.

D. (+, -), (*, /).

Đáp án đúng là: B

Trong Python, phép tính nhân chia sẽ được thực hiện trước các phép tính cộng trừ giống như trong toán học.

Câu 4. Giá trị của biểu thức Python sau sẽ là bao nhiêu?

6 – 6 / 2 + 4 * 5 – 6 / 2

A. 17.

B. 20.

C. 18.

D. 19.

Đáp án đúng là: B

6 – 6 / 2 + 4 * 5 – 6 / 2 = 6 – 3 + 20 – 3 = 20

Câu 5. Câu lệnh sau bị lỗi ở đâu?

>>> 3 + * 5

A. 3 .

B. + hoặc *.

C. *.

D. Không có lỗi.

Đáp án đúng là: B

Không thể có 2 dấu + và * giữa hai số, cần bỏ một trong hai dấu này.

Câu 6. Ai đã phát triển Ngôn ngữ lập trình Python?

A. Wick van Rossum.

B. Rasmus Lerdorf.

C. Guido van Rossum.

D. Niene Stom.

Đáp án đúng là: C

Ngôn ngữ Python được thiết kế bởi một lập trình viên người Hà Lan Guido van Rossum.

Câu 7. Ngôn ngữ Python được ra mắt lần đầu vào năm nào?

A. 1995.

B. 1972.

C. 1981.

D. 1991.

Đáp án đúng là: D

Ngôn ngữ Python được phát triển bởi Guido van Rossum và ra mắt lần đầu vào năm 1991.

Câu 8. Ngôn ngữ nào gần với ngôn ngữ tự nhiên nhất?

A. Ngôn ngữ bậc cao.

B. Ngôn ngữ máy.

C. Hợp ngữ.

D. Cả ba phương án đều sai.

Đáp án đúng là: A

Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn.

Câu 9. Ngôn ngữ nào sau đây không phải ngôn ngữ bậc cao?

A. C/C++.

B. Assembly.

C. Python.

D. Java.

Đáp án đúng là: B

Assembly là hợp ngữ.

Câu 10. Phần mở rộng nào sau đây là đúng của tệp Python?

A .python.

B .pl.

C .py.

D .p.

Đáp án đúng là: C

'.py' là phần mở rộng chính xác của tệp Python. Các chương trình Python có thể được viết bằng bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào. Để lưu các chương trình này, chúng ta cần lưu trong các tệp có phần mở rộng tệp là '.py'.

Câu 11: Để kết thúc một phiên làm việc trong python, ta có thể?

A. Nháy dấu X góc bên phải màn hình.

B. Gõ câu lệnh quit() rồi ấn Enter

C. Sử dụng câu lệnh Exit.

D. Cả ba cách làm trên đều đúng.

Đáp án đúng là : D

Để kết thúc một phiên làm việc trong python, ta có thể nháy dấu x góc bên phải màn hình, gõ câu lệnh quit() rồi ấn Enter hoặc sử dụng câu lệnh Exit.

Câu 12: Output của lệnh sau là:

print(1+ 2 + 3+ 4)

A. 10.

B. 15.

C. 1 + 2 + 3 + 4.

D. 1 + 2 + 3.

Đáp án đúng là: A

1 + 2 + 3 + 4 = 10

Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về python?

A. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.

B. Python có mã nguồn mở thu hút được nhiều nhà khoa học cùng phát triển.

C. Python có các lệnh phức tạp nên không phổ biến trong giáo dục.

D. Python có các câu lệnh khá gần ngôn ngữ tự nhiên.

Đáp án đúng là: C

Python có các câu lệnh gần với ngôn ngữ tự nhiên, phổ biến trong nghiên cứu và giáo dục.

Câu 14. Chọn phát biểu đúng khi nói về môi trường lập trình Python?

A. Chế độ soạn thảo có dấu nhắc.

B. Ngoài chế độ gõ lệnh trực tiếp và soạn thảo còn có các chế độ khác

C. Chế độ gõ lệnh trực tiếp thích hợp cho việc tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh

D. Chế độ gõ lệnh trực tiếp có con trỏ soạn thảo.

Đáp án đúng là: C

Môi trường lập trình Python có hai chế độ:

- Chế độ gõ lệnh trực tiếp thường được dùng để tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh.

- Chế độ soạn thảo dùng để viết các chương trình có nhiều dòng lệnh.

Câu 15. Dùng câu lệnh print và kí tự nào để viết được đoạn văn xuống dòng giữa xâu?

A. Cặp dấu nháy đơn.

B. Cặp ba dấu nháy kép.

C. Cặp dấu nháy kép.

D. Không thể thực hiện được.

Đáp án đúng là: B

Nếu một xâu được viết giữa cặp ba dấu nháy kép thì chúng ta có thể dùng phím Enter để xuống dòng giữa xâu

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Tin học 10 Bài 15: Hoàn thiện hình ảnh đồ họa

Lý thuyết Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán

Lý thuyết Tin học 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản

Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if

Đánh giá

0

0 đánh giá