Giải SGK Tin học 10 Bài 16 (Kết nối tri thức): Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

12.4 K

Lời giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Tin học 10 Bài 16 từ đó học tốt môn Tin 10.

Giải bài tập Tin học lớp 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python

Khởi động trang 86 Tin học lớp 10: Em hãy quan sát các đoạn chương trình được viết bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau trong Hình 16.1 và cho biết câu lệnh trong ngôn ngữ nào dễ hiểu nhất?

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 1)Phương pháp giải:

Quan sát Hình 16.1

Trả lời:

Ngôn ngữ Python dễ hiểu nhất.

1. Ngôn ngữ lập trình bậc cao

Hoạt động 1 trang 86 Tin học 10: 1. Ngôn ngữ lập trình là gì? Có những loại ngôn ngữ lập trình nào?

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức trong bài

Trả lời:

- Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ được dùng để diễn tả các thuật toán sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

- Có 3 loại ngôn ngữ lập trình: Ngôn ngữ máy, hợp ngữ, ngôn ngữ bậc cao.

2. Hãy kể tên một số ngôn ngữ lập trình bậc cao mà em biết.

Phương pháp giải:

Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh được viết gần với ngôn ngữ tự nhiên giúp cho việc đọc, hiểu chương trình dễ dàng hơn.

Trả lời:

Một số ngôn ngữ lập trình bậc cao: C/ C++, Java, C#, Python, JavaScripts,…

Câu hỏi trang 87 Tin học 10: Theo em, viết chương trình bằng loại ngôn ngữ lập trình nào dễ nhất?

A. Ngôn ngữ máy

B. Hợp ngữ

C. Ngôn ngữ lập trình bậc cao

Phương pháp giải:

Ngôn ngữ lập trình bậc cao có các câu lệnh gần với ngôn ngữ tự nhiên, thuận tiện cho việc viết và hiểu chương trình.

Trả lời:

Theo em, viết chương trình bằng loại ngôn ngữ lập trình dễ nhất:

C. Ngôn ngữ lập trình bậc cao

2. Môi trường lập trình Python

Hoạt động 2 trang 87 Tin học 10: 1. Tìm hiểu cách viết và thực hiện các lệnh trong môi trường lập trình Python.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức tìm hiểu trong bài

Trả lời:

- Phần mềm Python là một môi trường lập trình cho phép soạn thảo chương trình bằng ngôn ngữ Python, hỗ trợ lỗi, phân tích cú pháp dòng lệnh và thực hiện các chương trình Python (chương trình hoàn chỉnh hoặc từng câu lệnh).

- Môi trường Python có hai chế độ: gõ lệnh trực tiếp và soạn thảo.

2. Phân biệt chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo chương trình của Python.

Phương pháp giải:

Chế độ gõ lệnh trực tiếpTin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 2)Chế độ soạn thảo chương trình

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 3)Trả lời:

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 4)

Câu hỏi 1 trang 88 Tin học 10: Dấu nhắc chính là con trỏ soạn thảo chương trình Python. Đúng hay sai?

Phương pháp giải:

Đây là dấu nhắc của Python <<<

Trả lời:

Sai. Vì dấu nhắc dùng trong chế độ gõ lệnh trực tiếp, còn con trỏ soạn thảo được dùng trong chế độ soạn thảo.

Câu hỏi 2 trang 88 Tin học 10: Việc thực hiện câu lệnh ở chế độ gõ lệnh trực tiếp và chế độ soạn thảo có điểm gì giống và khác nhau?

Phương pháp giải:

Chế độ gõ lệnh trực tiếpTin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 5)Chế độ soạn thảo chương trình

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 6)Trả lời:

Giống: Đều viết câu lệnh để thực hiện các lệnh

Khác nhau:Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 7)

3. Một số lệnh Python đầu tiên

Hoạt động 3 trang 88 Tin học 10: Quan sát một số lệnh trong chế độ gõ lệnh trực tiếp để biết chức năng của các lệnh này.

Phương pháp giải:

Quan sát một số lệnh trong chế độ gõ lệnh trực tiếp

Trả lời:

- Nhập giá trị số và xâu kí tự từ dòng lệnh, Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.

- Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.

- Lệnh print ( ) có chức năng in dữ liệu ra màn hình có thể in ra một hoặc nhiều giá trị đồng thời.

Câu hỏi 1 trang 89 Tin học 10: Kết quả của mỗi lệnh sau là gì? Kết quả đó có kiểu dữ liệu nào?

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 9)Phương pháp giải:

- Python tự nhận biết kiểu dữ liệu.

- Python có thể thực hiện các phép toán thông thường với số, phân biệt số thực và số nguyên.

- Lệnh print ( ) có chức năng in dữ liệu ra màn hình

Trả lời:

- Kết quả lần lượt là:

2.5: số thực

13.5: số thực

Bạn là học sinh lớp 10: xâu kí tự

13.5: số thực.

Câu hỏi 2 trang 89 Tin học 10: Lệnh sau sẽ in ra kết quả gì?

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 10)Phương pháp giải:

- Python tự nhận biết kiểu dữ liệu và thực hiện các phép toán ngay trên dòng lệnh

- Lệnh print ( ) có chức năng in dữ liệu ra màn hình

Trả lời:

Kết quả: 13+10*3/2-3*2= 22.

Luyện tập (trang 90)

Luyện tập 1 trang 90 Tin học 10: Hãy viết lệnh để tính giá trị các biểu thức sau trong chế độ gõ lệnh trực tiếp của Python

a. 10 + 13

b. 20 - 7

c. 3 x 10 - 16

d. 12/5 + 13/6

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để gõ lệnh trực tiếp của Python

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 11)Trả lời:

a. >>> 10+13

b. >>> 20-7

c. >>> 3*10-16

d. >>> 12/5+13/6

Luyện tập 2 trang 90 Tin học 10: Các lệnh sau có lỗi không? Vì sao?

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 12)Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học

Trả lời:

Cả 2 lệnh đều có lỗi

a. Lệnh thứ nhất có lỗi vì 2 phép toán đặt cạnh nhau

b. Lệnh thứ hai sửa lỗi “Nguyễn Việt Anh” thành ‘Nguyễn Việt Anh’.

Luyện tập 3 trang 90 Tin học 10: Viết các lệnh in ra màn hình thông tin như sau:

a) 1 × 3 × 5 × 7 = 105

b) Bạn Hoa năm nay 16 tuổi.

Phương pháp giải:

Mở phần mềm soạn thảo chương trình Python và soạn thảo câu lệnh

Trả lời:

a) print("1 x 3 x 5 x 7 = ", 1*3*5*7)

b) print("Bạn Hoa năm nay 16 tuổi.")

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 13)Vận dụng (trang 90)

Vận dụng 1 trang 90 Tin học 10: Ngoài cách viết xâu kí tự giữa cặp dấu nháy đơn hoặc nháy kép còn có thể viết giữa cặp ba dấu nháy kép. Nếu một xâu được viết giữa cặp ba dấu nháy kép thì chúng ta có thể dùng phím Enter để xuống dòng ở giữa xâu. Hãy thực hiện lệnh sau và quan sát kết quả:

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 14)Phương pháp giải:

Thực hiện lệnh và quan sát kết quả

Trả lời:

Mở cửa sổ cmd để chạy chương trình Python

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 15)Vận dụng 2 trang 90 Tin học 10: Viết chương trình Python in ra màn hình bảng nhân trong phạm vi 10.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học để viết chương trình Python

Trả lời:

print("""10 x 1 = 10

10 x 2 = 20

10 x 3 = 30

10 x 4 = 40

10 x 5 = 50

10 x 6 = 60

10 x 7 = 70

10 x 8 = 80

10 x 9 = 90

10 x 10 = 100""")

Tin học 10 Bài 16: Ngôn ngữ lập trình bậc cao và Python | Kết nối tri thức (ảnh 16)

Xem thêm các bài giải SGK Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 15: Hoàn thiện hình ảnh đồ họa

Bài 17: Biến và lệnh gán

Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản

Bài 19: Câu lệnh rẽ nhánh If

Đánh giá

0

0 đánh giá