Với tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Tin học 10.
Tin học lớp 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản
A. Lý thuyết Tin học 10 Bài Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản
1. Các lệnh vào ra đơn giản
- Các lệnh vào ra đơn giản của Python bao gồm lệnh input() và lệnh print()
+ Lệnh input() có chức năng nhập dữ liệu từ thiết bị vào chuẩn, thường là bàn phím. Nội dung nhập có thể là số, biểu thức, xâu và cho kết quả là một xâu kí tự.
Cú pháp: <biến> = input (<Dòng thông báo>)
+ Lệnh print() có chức năng đưa dữ liệu ra thiết bị chuẩn, thường là màn hình. Thông tin cần đưa ra có thể gồm một hay nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, cho phép cả biểu thức tính toán.
- Ví dụ:
2. Chuyển đổi kiểu dữ liệu cơ bản của Python
- Một số kiểu dữ liệu cơ bản của python gồm int (số nguyên), float (số thực), str (xâu kí tự), bool (lôgic).
+ Lệnh int() có chức năng chuyển đổi số thực hoặc xâu chứa số nguyên thành số nguyên.
+ Lệnh float() dùng để chuyển đổi số nguyên và xâu kí tự thành số thực.
+ Lệnh str() dùng để chuyển đổi các kiểu dữ liệu khác thành xâu kí tự.
+ Chú ý các lệnh int(), float() chỉ có thể chuyển đổi các xâu ghi giá trị số trực tiếp, không chuyển đổi xâu có công thức.
- Nếu cần nhập số nguyên thì sau khi nhập giá trị số cần dùng lệnh int() để chuyển đổi sang kiểu số nguyên như sau:
- Nếu cần nhập số thực thì sau khi nhập giá trị số cần dùng lệnh float() để chuyển đổi sang kiểu số thực như sau:
- Lệnh type() dùng để nhận biết kiểu dữ liệu cơ bản và dữ liệu kiểu này chỉ có hai giá trị là True (đúng) hoặc False (sai).
Ví dụ:
Thực hành: Nhập dữ liệu từ bàn phím bằng lệnh input()
Nhiệm vụ 1: Viết chương trình nhập lần lượt ba số tự nhiên m, n, p, sau đó in ra tổng của ba số này.
Hướng dẫn
- Nhập 3 số nguyên dùng lệnh input() và int() để chuyển đổi dữ liệu nhập từ bàn phím
- Chương trình:
m = int(input(“Nhập số nguyên m: ”))
n = int(input(“Nhập số nguyên n: ”))
p = int(input(“Nhập số nguyên p: ”))
print(“Tổng ba số đã nhập là”, m+n+p)
Nhiệm vụ 2: Viết chương trình nhập họ tên, sau đó nhập tuổi của học sinh. Chương trình đưa ra thông báo, ví dụ: bạn Nguyễn Hòa Bình 15 tuổi.
Hướng dẫn
Thực hiện hai lệnh nhập dữ liệu, một lệnh nhập tên học sinh, lệnh thứ hai nhập tuổi, sau đó thông báo ra màn hình. Nhập tuổi cần chuyển đổi dữ liệu.
Chương trình:
B. Bài tập trắc nghiệm Tin học 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản
Câu 1. Kết quả của dòng lệnh sau
>>x=6.7
>>type(x)
A. int.
B. float.
C. string.
D. double.
Đáp án đúng là: B
Câu 2. Kết quả của dòng lệnh sau
>>> x, y, z = 10, “10”, 10
>>> type(z)
A. int.
B. float.
C. double.
D. str.
Đáp án đúng là: A
Câu 3. Lệnh nào dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong python?
A. type().
B. int().
C. size().
D. abs().
Đáp án đúng là: A
Lệnh type() dùng để nhận biết kiểu dữ liệu của biến trong python
Câu 4. Xác định kiểu của biểu thức sau?
“34 + 28 – 45 ”
A. int.
B. float.
C. bool.
D. string.
Đáp án đúng là: D
Một biểu thức đặt trong cặp dấu nháy kép có kiểu str
Câu 5. Xác định kiểu và giá trị của biểu thức sau
4 + 5*6-34 >5*8-2
A. bool, True.
B. bool, true.
C. bool, False.
D. không xác định, false.
--
Đáp án đúng là:C
Câu 6. Đưa dữ liệu ra màn hình dùng thủ tục nào?
A. print().
B. input().
C. type().
D. abs().
Đáp án đúng là: A
Sử dụng print() để đưa dữ liệu ra màn hình
Câu 7. Câu lệnh nào dùng để đưa dữ liệu từ bàn phím vào?
A. print().
B. input().
C. nhap().
D. enter().
Đáp án đúng là: B
Thủ tục input() đưa dữ liệu vào
Câu 8. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lệnh input() có chức năng nhập dữ liệu từ thiết bị chuẩn vào bàn phím
B. Bàn phím là thiết bị chuẩn duy nhất
C. Nội dung nhập có thể là số
D. Kết quả của lệnh input() là một xâu kí tự
Đáp án đúng là: A
Có nhiều thiết bị chuẩn trong đó có bàn phím
Câu 9.
1) Cú pháp lệnh input() : <biến> :=input(<Dòng thông báo>)
2) Lệnh print() có chức năng đưa dữ liệu ra thiết bị chuẩn, thường là bàn phím
3) Lệnh input() có chức năng nhập dữ liệu thường từ bàn phím
4) Thông tin cần đưa ra có thể gồm nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, cho phép cả biểu thức tính toán
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: B
Các phát biểu đúng 3, 4
Câu 10. Đâu không phải là kiểu dữ liệu cơ bản trong python ?
A. int.
B. float.
C. list.
D. string.
Đáp án đúng là: C
Các kiểu dữ liệu cơ bản trong python như int, string, float, double,…
Câu 11. Câu lệnh sau bị lỗi không?
>>int(10.5)
A. Không có lỗi
B. Câu lệnh có lỗi
C. Không xác định
D. Cả 3 phương trên đều sai
Đáp án đúng là: B
Lệnh int() không chuyển đổi được xâu chứa số thực
Câu 12. Kết quả của câu lệnh sau là gì?
>>str(3+4//3)
A. “3+4//3”.
B. “4”.
C. 4.
D. ‘4’.
Đáp án đúng là: D
Câu 13. Để nhập giá trị số thực cho biến x bạn An viết câu lệnh như sau:
>>x = input(“Nhập số thực x: ”)
Câu lệnh trên đúng theo yêu cầu đặt ra chưa?
A. Chương trình chạy đúng.
B. Chương trình báo lỗi không chạy.
C. Không xác định được lỗi.
D. Chương trình vẫn chạy nhưng không đúng yêu cầu đặt ra .
Đáp án đúng là: D
Về cú pháp câu lệnh đúng nhưng nếu cần nhập số thực thì cần dùng lệnh float() để chuyển sang kiểu số thực
Câu 14. Viết chương trình nhập vào 4 số và tính tổng của chúng. Các dòng lệnh số mấy bị sai?
a = int(input(“Nhập số a”))
b = float(input(“Nhập số b”))
c = int(input(“Nhập số c”))
d = input(“Nhập số d”)
print(“Tổng là: ”, a+b+c+d)
A. Dòng 1, 2
B. Dòng 2, 4
C. Dòng 3, 5
D. Dòng 4
Đáp án đúng là: D
Nếu cần nhập số thì cần dùng lệnh float(), int(),… để chuyển sang kiểu số thực, nguyên,…
Câu 15. Câu lênh nào sau đây không báo lỗi?
1) float(4)
2) int(“1+3”)
3) int(“3”)
4) float(“1+2+3”)
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án đúng là: A
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Tin học 10 Bài 17: Biến và lệnh gán
Lý thuyết Tin học 10 Bài 18: Các lệnh vào ra đơn giản
Lý thuyết Tin học 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện if