Giải Chuyên đề Sinh học 11 Cánh diều Bài 2: Nông nghiệp sạch

1.9 K

Tailieumoi.vn giới thiệu giải Chuyên đề Sinh học lớp 11 Bài 2: Nông nghiệp sạch sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm Chuyên đề học tập Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:

Giải Chuyên đề Sinh học 11 Bài 2: Nông nghiệp sạch

Mở đầu trang 12 Chuyên đề Sinh học 11Cần sử dụng phân bón như thế nào để tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng? Trồng cây thủy canh có tạo ra sản phẩm sạch không? Vì sao?

Lời giải:

- Để tạo ra sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng, khi sử dụng các loại phân bón cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây trồng cần đảm bảo các kĩ thuật đúng loại, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng thời gian cách li.

- Trồng cây thủy canh có thể tạo ra sản phẩm sạch nếu kiểm soát chặt chẽ được chất lượng nước, phân bón (loại, liều lượng và thời gian cách li), vật liệu được sử dụng để trồng cây.

I. Nông nghiệp sạch

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 trang 12 Chuyên đề Sinh học 11Thế nào là sản phẩm nông nghiệp không an toàn? Làm thế nào để khắc phục việc sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp không an toàn?

Lời giải:

- Sản phẩm nông nghiệp không an toàn là sản phẩm nông nghiệp có chứa hóa chất, kháng sinh, kim loại nặng hoặc các tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn gây bệnh,...) vượt quá mức cho phép theo các tiêu chuẩn an toàn.

- Biện pháp khắc phục: Áp dụng các kĩ thuật sản xuất nhằm thu được năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt nhưng không gây hại cho môi trường, không ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Ví dụ như sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học hợp lí trong trồng trọt, chăn nuôi; sử dụng chế phẩm probiotic thay thế cho kháng sinh trong chăn nuôi hay nuôi trồng thủy sản;…

Luyện tập 1 trang 12 Chuyên đề Sinh học 11Các bộ tiêu chuẩn được áp dụng trong các mô hình nông nghiệp sạch ở địa phương là gì?

Lời giải:

Các bộ tiêu chuẩn thường được áp dụng trong các mô hình nông nghiệp sạch:

- Bộ tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP): VietGAP, GlobalGAP,…

- Bộ tiêu chuẩn về nông nghiệp hữu cơ: TCVN 11041,…

II. Một số biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng nhằm tạo nền nông nghiệp sạch

Luyện tập 2 trang 14 Chuyên đề Sinh học 11: Lấy ví dụ kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng cho một số loại cây trồng.

Lời giải:

Ví dụ kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng cho một số loại cây trồng:

- Đúng loại: Sử dụng đúng phân NPK của nhà sản xuất được cấp phép, phù hợp với từng đối tượng như cây lúa, cây rau, cây ăn quả, cây chè,...

- Đúng liều lượng: Với giống lúa có năng suất dự kiến 7 tấn/ha cần bón lượng phân cung cấp được 112 kg N, 42 kg P2O5 và 126 kg K2O/ha.

- Đúng lúc: Với cây ăn quả, cần bón phân ở các giai đoạn hồi phục sau thu hoạch (sử dụng phân NPK), giai đoạn chuẩn bị ra hoa (sử dụng phân giàu P), giai đoạn nuôi quả (sử dụng phân bón có tỉ lệ NPK cân bằng).

- Đúng thời gian cách li: Thời gian cách li 7 - 14 ngày tùy theo loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

III. Mô hình thuỷ canh theo hướng phát triển nông nghiệp

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 trang 14 Chuyên đề Sinh học 11: Quan sát hình 2.1, cho biết:

a) Thủy canh là gì?

b) Hệ thống thủy canh gồm những thành phần nào?

c) Dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng bằng cách nào?

Quan sát hình 2.1, cho biết trang 14 Chuyên đề Sinh học 11

Lời giải:

a) Thủy canh là phương pháp trồng cây mà dinh dưỡng khoáng được cung cấp cho cây trồng từ dung dịch thay thế vai trò của đất.

b) Các thành phần chính của hệ thống thuỷ canh bao gồm: hệ thống bể chứa dinh dưỡng, hệ thống máng thuỷ canh, hệ thống máy bơm, khung giàn thuỷ canh và các thiết bị khác.

c) Trong phương pháp thuỷ canh, dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng bằng cách: hoà tan hỗn hợp các muối khoáng và các chất hữu cơ hoà tan trong nước để tạo thành dung dịch dinh dưỡng, sau đó, dung dịch dinh dưỡng sẽ được bơm lên hệ thống máng trồng cây để cây hấp thụ.

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 trang 14 Chuyên đề Sinh học 11Tại sao thủy canh là mô hình canh tác theo hướng phát triển nông nghiệp sạch?

Lời giải:

Thủy canh là mô hình canh tác theo hướng phát triển nông nghiệp sạch vì:

Trong mô hình thuỷ canh, do không sử dụng đất mà phân bón được sử dụng dưới dạng dung dịch, được kiểm soát nghiêm ngặt về loại, liều lượng và thời gian cách li nên đảm bảo sản phẩm không tồn dư các chất độc như nitrate đồng thời cũng không gây ô nhiễm môi trường đất.

Hầu hết mô hình thuỷ canh đều được tiến hành trong nhà màng/nhà kính hoặc nơi có điều kiện chủ động chăm sóc giúp người trồng thuỷ canh có thể dễ dàng kiểm soát môi trường phát triển của cây – nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng, thậm chí cả thành phần của không khí. Đồng thời, việc trồng cây trong dung dịch dinh dưỡng thay vì trồng trong đất cũng giúp hạn chế thu hút nhiều loài sinh vật gây hại cho cây như cỏ dại, sâu bệnh hại,... Nhờ đó, hạn chế tối đa được lượng thuốc bảo vệ thực vật cần sử dụng.

→ Trồng cây thuỷ canh vừa cho năng suất cao vừa dễ dàng kiểm soát được chất lượng sản phẩm.

Luyện tập 3 trang 16 Chuyên đề Sinh học 11Trình bày đặc điểm của các hệ thống thuỷ canh theo gợi ý ở bảng 2.1.

Trình bày đặc điểm của các hệ thống thuỷ canh theo gợi ý ở bảng 2.1

Lời giải:

Đặc điểm

Hệ thống thủy canh dạng bấc

Hệ thống thỷ canh nước sâu

Hệ thống thủy canh kĩ thuật màng mỏng dinh dưỡng

Hệ thống thủy canh ngập và rút

định kì

Hệ thống thủy canh nhỏ giọt

Hệ thống khí canh

Các thành phần

của

hệ thống

- Khay trồng chứa giá thể

- Dây bấc và ống dẫn nước

- Ống thoát nước

- Bể chứa dung dịch dinh dưỡng

- Khay trồng nổi

- Hệ thống

sục khí

- Bể chứa dung dịch dinh dưỡng

- Khay trồng

- Hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng

- Ống thoát nước

- Bể chứa dung dịch dinh dưỡng

- Khay trồng

- Hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng kết nối với đồng hồ hẹn giờ

- Ống thoát nước

- Bể chứa dung dịch dinh dưỡng

- Khay trồng

- Hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng nhỏ giọt

- Ống thoát nước

- Bể chứa dung dịch dinh dưỡng

- Khay trồng để lộ rễ cây trong không khí

- Hệ thống bơm dung dịch dinh dưỡng dạng phun sương

- Bể chứa dung dịch dinh dưỡng

Phương thức dung dịch dinh dưỡng được đưa đến rễ

Dung dịch dinh dưỡng thấm theo các bấc và ống dẫn đến khay trồng

Rễ cây chìm hoàn toàn và liên tục trong dung dịch dinh dưỡng

Máy bơm đưa một lượng dung dịch dinh dưỡng nhất định đến khay trồng để tạo thành một lớp màng mỏng

Máy bơm định kì đưa dung dịch dinh dưỡng làm ngập khay trồng

Dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa được đưa trực tiếp đến rễ cây theo cách nhỏ giọt

Dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa được đưa trực tiếp đến rễ cây theo cách phun sương

Dung dịch

dinh dưỡng luân chuyển tuần hoàn

Không

Không

Có

Có

Không

Không

Oxygen cung cấp cho rễ

Hạn chế, từ không khí trong giá thể

Ít, từ trong nước

Nhiều, từ không khí tiếp xúc trực tiếp và liên tục với rễ

Hạn chế, từ không khí tiếp xúc trực tiếp và gián đoạn với rễ

Hạn chế, từ không khí trong giá thể

Nhiều, từ không khí tiếp xúc trực tiếp và liên tục với rễ

Loại cây trồng

Cây nhỏ, không đậu quả như xà lách, rau thơm, một số cây rau ăn lá,

Rau muống, xà lách, rau thơm, một số cây rau ăn lá,

Cây rau ăn lá và cây kích thước lớn nếu có hệ thống giàn leo hỗ trợ (cà chua, bầu bí,…)

Cây thảo mộc, cây hoa, cây rau ăn quả (cà chua, ớt, dưa chuột,…)

Cây thảo mộc, cây hoa, cây rau ăn quả (cà chua, ớt, dưa chuột,…)

Cà chua, dâu tây, dưa leo, đậu bắp, xà lách, tỏi tây, củ cải, củ cải đường, sả,…

Vận dụng trang 17 Chuyên đề Sinh học 11: Giải thích tại sao trong thực tiễn, hệ thống thủy canh nước sâu thường được sử dụng khi sản xuất với quy mô nhỏ; các hệ thống thủy canh kĩ thuật màng mỏng dinh dưỡng, khí canh thường được sử dụng khi sản xuất với quy mô lớn.

Lời giải:

- Hệ thống thủy canh nước sâu thường được sử dụng khi sản xuất với quy mô nhỏ vì: Trong hệ thống thuỷ canh nước sâu, dung dịch dinh dưỡng không chuyển động khiến cho dung dịch thường xuyên bị thiếu oxygen và pH dung dịch dinh dưỡng dễ bị acid hoá gây hại cho cây trồng, nên cần được sục khí thường xuyên.

- Hệ thống thủy canh kĩ thuật màng mỏng dinh dưỡng, khí canh thường được sử dụng khi sản xuất với quy mô lớn vì: Trong 2 mô hình này, rễ cây thường xuyên được tiếp xúc với không khí nên không gặp tình trạng thiếu oxygen, đảm bảo sự sinh trưởng phát triển nhanh chóng của cây trồng. Đồng thời, 2 mô hình này cũng giúp tiết kiệm tối đa lượng dung dịch dinh dưỡng cần sử dụng.

Xem thêm các bài giải chuyên đề học tập Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Nguyên tắc sử dụng khoáng tăng năng suất cây trồng

Bài 2: Nông nghiệp sạch

Bài 3: Dự án điều tra sử dụng phân bón ở địa phương. Thực hành trồng cây với các kĩ thuạt bón phân phù hợp

Ôn tập chuyên đề 1

Bài 4: Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người

Đánh giá

0

0 đánh giá