20 câu Trắc nghiệm Sóng dọc và sóng ngang (Cánh diều 2024) có đáp án – Vật lí lớp 11

469

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Vật lí 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

Phần 1. Trắc nghiệm Sóng dọc và sóng ngang

Câu 1. Một sóng ngang có tần số 100 Hz truyền trên một sợi dây nằm ngang với tốc độ 60 m/s, qua điểm A rồi đến điểm B cách nhau 7.95 m. Tại một thời điểm nào đó A có li độ âm và đang chuyển động đi lên thì điểm B đang có li độ

A. âm và đang đi xuống.

B. âm và đang đi lên.

C. dương và đang đi lên.

D. dương và đang đi xuống

Sử dụng đồ thị li độ quãng đường của sóng quy ước chiều truyền dương để xác định các vùng mà các phần tử vật chất đang đi lên và đi xuống.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2 (có đáp án): Sóng dọc và sóng ngang

Ta có: λ=vf=60100=0,6m;AB=7,95m=7,8+0,15=130,6+0,15=13λ+λ4.

Từ hình vẽ ta thấy B có li độ âm và đang đi xuống.

Đáp án đúng là A

Câu 2. Mũi tên nào trong hình vẽ, mô tả đúng hướng truyền dao động của các phần tử môi trường?

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2 (có đáp án): Sóng dọc và sóng ngang

A. .

B. .

C. .

D. .

Dựa vào hình vẽ thấy đấy là sóng dọc, chiều của trục toạ độ từ trái sáng phải.

Đáp án đúng là C

Câu 3. Nếu tốc độ truyền sóng âm trong hình vẽ là 340 m/s thì tần số của sóng khoảng

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Cánh diều Bài 2 (có đáp án): Sóng dọc và sóng ngang

A. 566,7 Hz.

B. 204 Hz.

C. 0,00176 Hz.

D. 0,176 Hz.

Từ hình vẽ thấy bước sóng là 0,6 m nên tần số là f=vλ=3400,6=566,7Hz

Đáp án đúng là A

Câu 4. Theo thứ tự bước sóng tăng dần thì sắp xếp nào dưới đây là đúng?

A. Vi sóng, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, tia X.

B. Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng.

C. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng, tia X.

D. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, vi sóng, tia X.

Bước sóng tăng dần: Tia X, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, vi sóng.

Đáp án đúng là B

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?

A. Tất cả các sóng điện từ đều truyền trong chân không với tốc độ như nhau.

B. Sóng điện từ đều là sóng ngang.

C. Chúng đều tuân theo các quy luật phản xạ, khúc xạ.

D. Khi truyền từ không khí vào nước thì tần số, bước sóng và tốc độ của các sóng điện từ đều giảm.

Khi truyền từ môi trường này sang môi trường kia tần số không đổi.

Đáp án đúng là D

Câu 6. Các điểm sóng của sóng dọc có phương dao động

A. nằm ngang.

B. trùng với phương truyền sóng.

C. vuông góc với phương truyền sóng.

D. thẳng đứng.

Các điểm sóng của sóng dọc có phương dao động trùng với phương truyền sóng.

Đáp án đúng là B

Câu 7. Sóng trên mặt nước là sóng ngang. Một người quan sát thấy một chiếc phao trên mặt biển nhô lên cao 10,0 lần trong 36,0 giây và đo được khoảng cách hai đỉnh lân cận là 10,0 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt biển là

A. 2,50 m/s.

B. 5,00 m/s.

C. 10,0 m/s.

D. 1,25 m/s.

Phao nhô lên 10 lần tương ứng với 9 dao động.

Chu kì sóng là: T=369=4s

Tốc độ truyền sóng là: v=λT=104=2,5m/s

Đáp án đúng là A

Câu 8. Một sóng vô tuyến có tần số 108Hz được truyền trong không trung với tốc độ 3.108m/s. Bước sóng của sóng đó là

A. 1,5 m.

B. 3 m.

C. 0,33 m.

D. 0,16 m.

Bước sóng λ=3.108108=3m

Đáp án đúng là B

Câu 9. Sóng vô tuyến truyền trong không trung với tốc độ 3108m/s. Một đài phát sóng radio có tần số 106Hz. Bước sóng của sóng radio này là

A. 300 m.

B. 150 m.

C. 0,30 m.

D. 0,15 m.

Bước sóng λ=3.108106=300m

Đáp án đúng là A

Câu 10: Sóng dọc là loại sóng có phương dao động

A. nằm ngang.

B. vuông góc với phương truyền sóng.

C. trùng với phương truyền sóng.

D. nằm ngang và vuông góc với phương truyền sóng.

Sóng dọc là loại sóng có phương dao động song song với phương truyền sóng.

Đáp án đúng là C

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không chính xác khi nói về sóng điện từ?

A. Sóng điện từ mang năng lượng.

B. Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn so với bước sóng của tia tử ngoại.

C. Sóng điện từ là sóng ngang.

D. Tia X (tia Roëntgen) là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn so với bước sóng của ánh sáng nhìn thấy.

Tia hồng ngoại là sóng điện từ có bước sóng lớn hơn so với bước sóng của tia tử ngoại.

Đáp án đúng là B

Câu 12: Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì

A. tốc độ truyền sóng tăng, bước sóng giảm.

B. tốc độ truyền sóng giảm, bước sóng tăng.

C. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều tăng.

D. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều giảm.

Khi sóng điện từ truyền từ không khi vào nước thì tốc độ truyền sóng giảm, trong khi tần số không đổi nên bước sóng cũng giảm.

Đáp án đúng là D

Phần 2. Lý thuyết Sóng dọc và sóng ngang

I. Sóng dọc

1. Mô tả sóng dọc

- Sóng có các phần tử dao động theo phương truyền sóng được gọi là sóng dọc

 Lý thuyết Sóng dọc và sóng ngang (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 1)

Lý thuyết Sóng dọc và sóng ngang (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 2)

2. Sóng âm

- Sóng âm có cùng tần số với nguồn âm. Sóng âm mà con người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz

- Sóng âm có thể truyền trong các chất rắn, lỏng, khí nhưng không truyền được trong chân không

- Trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng dọc. Trong chất rắn sóng âm gồm cả sóng dọc và sóng ngang

II. Sóng ngang

1. Mô tả sóng ngang

- Sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang

 Lý thuyết Sóng dọc và sóng ngang (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 3)

2. Sóng điện từ

- Sóng điện từ là sự lan truyền của điện trường biến thiên và từ trường biến thiên trong không gian

- Trong quá trình truyền sóng, cường độ điện trường và cường độ điện trường biến thiên theo các phương vuông góc với nhau và cùng vuông gốc với phương truyền của sóng. Do đó sóng điện từ là sóng ngang

 Lý thuyết Sóng dọc và sóng ngang (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 4)

- Sóng điện từ có thể truyền qua cả chân không. Trong chân không các sóng điện từ truyền với tốc độ ánh sáng, xấp xỉ 300 000 km/s

- Mắt người quan sát được các bức xạ có tần số từ khoảng 4.1014 đến 8.1014 Hz nên bức xạ thuộc miền này được gọi là ánh sáng nhìn thấy

- Thang sóng điện từ được chia thành các miền theo bậc độ lớn của tần số hoặc bước sóng

 Lý thuyết Sóng dọc và sóng ngang (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 5)

Sơ đồ tư duy về “Sóng dọc và sóng ngang”

Lý thuyết Sóng dọc và sóng ngang (Cánh diều 2023) hay, chi tiết | Vật Lí 11 (ảnh 6)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá