20 câu Trắc nghiệm Lực tương tác giữa các điện tích (Cánh diều 2024) có đáp án – Vật lí lớp 11

1.6 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Vật lí lớp 11 Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích sách Cánh diều. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Vật lí 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích

Phần 1. Trắc nghiệm Lực tương tác giữa các điện tích

Câu 1: Mỗi hại bụi li ti trong không khí mang điện tích q=9,61013C. Hỏi mỗi hại bụi ấy thừa hay thiếu bao nhiêu electron? Biết điện tích electron có độ lớn là 1,6.10-19 C.

A. Thừa 6,106 hạt.

B. Thừa 6.105 hạt.

C. Thiếu 6,106 hạt.

D. Thiếu 6.105 hạt.

Số electron là: Ne=qe=9,610131,6.1019=6.106 hạt. Vì q<0 nên hạt bụi thừa 6.106 hạt electron.

Đáp án đúng là A

Câu 2. Vật A mang điện với điện tích 2 μC, vật B mang điện với điện tích 6 μC. Lực điện do vật A tác dụng lên vật B là FAB. Lực điện do vật B tác dụng lên vật A là FBA. Biểu thức nào sau đây đúng?

A. FAB=3FBA.

B. FAB=FBA.

C. 3FAB=FBA.

D. FAB=3FBA.

Lực điện do A tác dụng lên B và lực điện do B tác dụng lên A là hai lực trực đối, có cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn, khác điểm đặt.

Đáp án đúng là B

Câu 3. Hai quả cầu kim loại nhỏ, giống hệt nhau, mang điện tích 2Q và -Q được đặt cách nhau một khoảng r, lực điện tác dụng lên nhau có độ lớn là F. Nối chúng lại với nhau bằng một dây dẫn điện, sau đó bỏ dây dẫn đi. Sau khi bỏ dây nối, hai quả cầu tác dụng lên nhau một lực điện có độ lớn là

A. F.

B. F/2.

C. F/4.

D. F/8.

Lực điện ban đầu: F1=k2Q.Qr2=2kQ2r2=F

Khi nối chúng bằng dây dẫn điện sau đó bỏ dây dẫn đi thì điện tích mỗi quả cầu là:

q'=2Q+Q2=Q2

Lực điện lúc sau: F2=kQ22r2=14kQ2r2=F18=F8

Đáp án đúng là D

Câu 4. Lực tương tác điện giữa điện tích 4,0 μC và điện tích –3,0 μC là 1,7.10-1 N. Tính khoảng cách giữa hai điện tích.

A. 79 m.

B. 7,9 m.

C. 0,79 cm.

D. 0,79 m.

F=kq1q2r2r=kq1q2F=9.109.3.106.4.1061,7.101=0,79m

Đáp án đúng là D.

Câu 5. Hai vật tích điện giống hệt nhau tác dụng lên nhau một lực 2,0.10-2 N khi được đặt cách nhau 34 cm. Tính độ lớn điện tích của mỗi vật.

A. 51.10-6 C.

B. 5,1.10-7 C.

C. 5,1.10-6 C.

D. 51.10-7 C.

F=kq1q2r2=kq2r22.102=9.109.q20,342q=5,1.107C

Đáp án đúng là B.

Câu 6: Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 1,6.10-19 C.

B. -1,6.10-19 C.

C. 3,2.10-19 C.

D. -3,2.10-19 C.

Điện tích của một electron có giá trị bằng -1,6.10-19 C.

Đáp án đúng là B

Câu 7: Thông thường sau khi sử dụng khăn lông để lau mắt kính ta thấy sẽ có một vài mảnh vụn của lông tơ còn bám lại trên kính, đó là hiện tượng nhiễm điện do

A. hưởng ứng.

B. tiếp xúc.

C. cọ xát.

D. khác cấu tạo vật chất.

Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

Đáp án đúng là C

Câu 8: Xét hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác đẩy. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1>0  q2<0.

B. q1<0  q2>0.

C. q1q2>0.

D. q1q2<0.

Đối với hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác đẩy, nghĩa là chúng mang điện tích cùng dấu với nhau, do đó q1q2>0.

Đáp án đúng là C

Câu 9: Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi được đặt trong cùng một môi trường có hằng số điện môi là ε, nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 2 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ

A. tăng 2 lần.

B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần.

D. giảm 4 lần.

 F~1r2 nên khi khoảng cách giữa chúng tăng 2 lần thì lực tương tác sẽ giảm 4 lần.

Đáp án đúng là D

Câu 10: Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-9 C đặt trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tĩnh điện giữa chúng có độ lớn 2,5.10-6 N ?

A. 0,06 cm.

B. 6 cm.

C. 36 cm.

D. 6m.

Ta có: F=kq2r2r=kFq=91092,5106109=0,06 m

Đáp án đúng là B

Câu 11: Hai điện tích điểm q1=8108C  q2=3108C đặt trong không khí tại hai điểm A và B cách nhau 3 cm. Đặt điện tích điểm q0=108C tại điểm M là trung điểm của AB. Biết k=9.109Nm2C2, tính lực tĩnh điện tổng hợp do q1 và q2 tác dụng lên q0.

A. 4,4 N.

B. 0,44 N.

C. 0,044 N.

D. 44 N.

Lực tĩnh điện F10,F20 do q1 và q2 gây ra tại M cùng hướng với nhau nên:

F0=F10+F20=kq0q1+q2AB22=91091088108+31080,0322=0,044 N

Lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên q0 có phương trùng với đường nối AB và hướng về phía q2.

Đáp án đúng là C.

Câu 12. Hai quả cầu kim loại nhỏ có cùng kích thước, cùng khối lượng 90 g, được treo vào cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh cách điện có cùng chiều dài 1,5 m. Truyền cho mỗi quả cầu một điện tích 2,4107C thì chúng đẩy nhau ra xa tới lúc cân bằng thì hai điện tích cách nhau một đoạn a. Coi góc lệch của hai sợi dây so với phương thẳng đứng là rất nhỏ. Độ lớn của a là bao nhiêu? Lấy g=10m/s2.

A. 0,12 m.

B. 0,12 cm.

C. 0,12 dm.

D. 0,12 mm.

Mỗi quả cầu chịu tác dụng của 3 lực: trọng lực P; lực điện Fđ và lực căng T.

Muốn quả cầu cân bằng phải có: P+Fđ+T=0 hoặc P+Fđ=T, nghĩa là hợp lực của P  Fđ phải trực đối với T.

Trắc nghiệm Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1 (có đáp án): Lực tương tác giữa các điện tích

Từ hình vẽ ta có: tanα=FdP=Fđmg=9.1092,4.1072a20,09.10 (1)

Vì góc α nhỏ nên ta có: tanα=sinα=a2l=a2.1,5 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: a=0,12m.

Đáp án đúng là A.

Phần 2. Lý thuyết Lực tương tác giữa các điện tích

I. Lực hút và lực đẩy giữa các điện tích

1. Điện tích

- Vật bị nhiễm điện còn được gọi là vật mang điện hoặc vật tích điện.

- Có hai loại điện tích, một loại được gọi là điện tích dương, một loại là điện tích âm.

- Các vật tích điện có thể có kích thước khác nhau. Ta gọi một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách đến điểm đang xét là một điện tích điểm.

2. Tương tác giữa các điện tích

- Sự hút hoặc đẩy giữa các điện tích được gọi là sự tương tác điện.

- Các điện tích trái dấu thì hút nhau, các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

- Ngoài hiện tượng nhiễm điện do ma sát thì chúng ta còn thấy có hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng: các vật đã tích điện có thể hút các vật chưa tích điện, vật chưa tích điện ban đầu trung hoà về điện, khi đưa một vật khác đã tích điện âm (hoặc dương) lại gần một đầu của vật chưa tích điện thì điện tích dương (hoặc âm) bị đẩy về phía của vật tích điện nên vật chưa tích điện bị hút về phía của vật tích điện. Khi lấy vật tích điện đi thì vật chưa tích điện lại trở về trạng thái trung hoà điện.

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích

II. Định luật Coulomb (Cu-lông)

1. Lực tương tác giữa các điện tích đặt trong chân không

· Nội dung định luật: Lực hút hoặc đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

F=kq1q2r2

Trong đó:

- F được đo bằng đơn vị niuton (N)

- r là khoảng cách được đo bằng đơn vị mét (m)

- q1 và q2 là điện tích được đo bằng đơn vị culông (C)

ε0=8,85.1012C2N.m2 là hằng số điện môi

- k là hệ số, k=14πε0=9.109N.m2C2

Lý thuyết Vật Lí 11 Cánh diều Bài 1: Lực tương tác giữa các điện tích

2. Lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong điện môi (chất cách điện)

Biểu thức định luật Coulomb: Khi đặt các điện tích điểm trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác điện giữa chúng giảm đi ε lần so với khi đặt chúng trong chân không. Đại lượng ε được gọi là hằng số điện môi của môi trường.

 F=kq1q2εr2

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Vật Lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá