Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 2 (Chân trời sáng tạo 2024): Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam

5.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 7 Bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 7.

Công nghệ lớp 7 Bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam

Video giải Công nghệ 7 Bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam

1. Các nhóm cây trồng phổ biến ở Việt Nam

- Nhóm cây lương thực: lúa gạo, ngô, …

- Nhóm cây lấy củ: khoai lang, sắn, khoai môn, khoai tây, cà rốt, …

- Nhóm cây ăn quả: nhãn, xoài, cam, bưởi, vải thiều, …

- Nhóm cây rau, đỗ các loại: mồng tơi, cải xanh và các loại rau gia vị, các loại đỗ, …
- Nhóm cây công nghiệp: chè, cà phê, cao su, …

- Nhóm hoa và cây cảnh: đào, mai, cúc, ..

Lý thuyết Công Nghệ 7 Bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Một số phương thức trồng trọt ở Việt Nam

2.1. Độc canh

- Là phương thức canh tác chỉ trồng một loại caya duy nhất.

- Làm giảm độ phì nhiêu của đất, gia tăng lây lan của sâu bệnh

2.2. Xen canh

- Là hình thức canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng một diện tích, cùng một lúc hoặc cách một khoảng thời gian không dài.

- Tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng và ánh sáng.

2.3. Luân canh

- Là phương thức gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.

- Tăng độ phì nhiêu, điều hòa dinh dưỡng cho đất và giảm sâu, bệnh cho cây.

2.4. Tăng vụ

- Là tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm.

- Tăng tổng sản lượng thu hoạch.

3. Trồng trọt công nghệ cao

- Mục đích:

+ Nâng cao hiệu quả

+  Tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

- Đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao:

+ Ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến, canh tác hữu cơ, công nghệ sinh học.

+ Sử dụng giống cây có năng suất, chất lượng cao.

+ Ứng dụng các thiết bị và các quy trình quản lí tự động hóa.

Lý thuyết Công Nghệ 7 Bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam

Câu 1. Ở Việt Nam có mấy phương thức trồng trọt?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: D

Giải thích:

Ở Việt Nam có 4 phương thức trồng trọt:

+ Độc canh

+ Xen canh

+ Luân canh

+ Tăng vụ

Câu 2. Phương thức trồng trọt độc canh là:

A. Chỉ trồng một loại cây duy nhất

B. Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích, cùng lúc hay cách thời gian không dài

C. Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích.

D. Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm

Đáp án: A

Giải thích:

+ Độc canh: Chỉ trồng một loại cây duy nhất

+ Xen canh: Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích, cùng lúc hay cách thời gian không dài

+ Luân canh: Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích.

+ Tăng vụ: Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm

Câu 3. Phương thức trồng trọt xen canh là:

A. Chỉ trồng một loại cây duy nhất

B. Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích, cùng lúc hay cách thời gian không dài

C. Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích.

D. Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm

Đáp án: B

Giải thích:

+ Độc canh: Chỉ trồng một loại cây duy nhất

+ Xen canh: Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích, cùng lúc hay cách thời gian không dài

+ Luân canh: Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích.

+ Tăng vụ: Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm

Câu 4. Phương thức trồng trọt luân canh là:

A. Chỉ trồng một loại cây duy nhất

B. Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích, cùng lúc hay cách thời gian không dài

C. Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích.

D. Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm

Đáp án: C

Giải thích:

+ Độc canh: Chỉ trồng một loại cây duy nhất

+ Xen canh: Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích, cùng lúc hay cách thời gian không dài

+ Luân canh: Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích.

+ Tăng vụ: Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm

Câu 5. Phương thức trồng trọt tăng vụ là:

A. Chỉ trồng một loại cây duy nhất

B. Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích, cùng lúc hay cách thời gian không dài

C. Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích.

D. Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm

Đáp án: D

Giải thích:

+ Độc canh: Chỉ trồng một loại cây duy nhất

+ Xen canh: Canh tác hai hay nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích, cùng lúc hay cách thời gian không dài

+ Luân canh: Gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng diện tích.

+ Tăng vụ: Tăng số vụ gieo trồng trên một diện tích đất trồng trong một năm

Câu 6. Ở Việt Nam có mấy nhóm cây trồng phổ biến được đề cập đến?

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Đáp án: C

Giải thích:

Ở Việt Nam có 6 nhóm cây trồng phổ biến được đề cập đến:

+ Nhóm cây lương thực

+ Nhóm cây lấy củ

+ Nhóm cây ăn quả

+ Nhóm cây rau, đỗ các loại

+ Nhóm cây công nghiệp

+ Nhóm hoa và cây cảnh

Câu 7. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây lương thực?

A. Lúa

B. Sắn

C. Cam

D. Mồng tơi

Đáp án: A

Giải thích:

+ Lúa: nhóm cây lương thực

+ Sắn: nhóm cây lấy củ

+ Cam: nhóm cây ăn quả

+ Mồng tơi: nhóm cây rau

Câu 8. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây lấy củ?

A. Lúa

B. Sắn

C. Cam

D. Mồng tơi

Đáp án: B

Giải thích:

+ Lúa: nhóm cây lương thực

+ Sắn: nhóm cây lấy củ

+ Cam: nhóm cây ăn quả

+ Mồng tơi: nhóm cây rau

Câu 9. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây ăn quả?

A. Lúa

B. Sắn

C. Cam

D. Mồng tơi

Đáp án: C

Giải thích:

+ Lúa: nhóm cây lương thực

+ Sắn: nhóm cây lấy củ

+ Cam: nhóm cây ăn quả

+ Mồng tơi: nhóm cây rau

Câu 10. Cây trồng nào sau đây thuộc nhóm cây rau?

A. Lúa

B. Sắn

C. Cam

D. Mồng tơi

Đáp án: D

Giải thích:

+ Lúa: nhóm cây lương thực

+ Sắn: nhóm cây lấy củ

+ Cam: nhóm cây ăn quả

+ Mồng tơi: nhóm cây rau

Câu 11. Chương trình giới thiệu đế mấy ứng dụng trồng trọt công nghệ cao?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: C

Giải thích:

Chương trình giới thiệu đế 3 ứng dụng trồng trọt công nghệ cao:

+ Trồng thủy canh

+ Hệ thống tưới tự động

+ Phun thuốc bằng thiết bị bay

Câu 12. Em hãy cho biết, đâu là ứng dụng trồng trọt công nghệ cao?

A. Trồng thủy canh

B. Hệ thống tưới tự động

C. Phun thuốc bằng thiết bị bay

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Chương trình giới thiệu đế 3 ứng dụng trồng trọt công nghệ cao:

+ Trồng thủy canh

+ Hệ thống tưới tự động

+ Phun thuốc bằng thiết bị bay

Câu 13. Hình ảnh nào sau đây thể hiện ứng dụng trồng rau thủy canh trong trồng trọt công nghệ cao?

A. 

B. 

C. 

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: A

Giải thích:

+ Đáp án A: trồng thủy canh

+ Đáp án B: hệ thống tưới tự động

+ Đáp án C: phun thuốc bằng thiết bị bay

Câu 14. Hình ảnh nào sau đây thể hiện ứng dụng hệ thống tưới nước tự động trong trồng trọt công nghệ cao?

A. 

B. 

C. 

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: B

Giải thích:

+ Đáp án A: trồng thủy canh

+ Đáp án B: hệ thống tưới tự động

+ Đáp án C: phun thuốc bằng thiết bị bay

Câu 15. Hình ảnh nào sau đây thể hiện ứng dụng phun thuốc bằng thiết bị bay

trong trồng trọt công nghệ cao?

A. 

B. 

C. 

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Giải thích:

+ Đáp án A: trồng thủy canh

+ Đáp án B: hệ thống tưới tự động

+ Đáp án C: phun thuốc bằng thiết bị bay

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 3: Quy trình trồng trọt

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 4: Nhân giống cây trồng bằng phương pháp giâm cành

Lý thuyết Công nghệ 7 Bài 5: Trồng và chăm sóc cây cải xanh

Đánh giá

0

0 đánh giá