Với giải sách bài tập Địa Lí 11 Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 11. Mời các bạn đón xem:
Sách bài tập Địa Lí 11 Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
Câu 1 trang 82 SBT Địa Lí 11: Khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.
1 trang 82 SBT Địa Lí 11: Các vùng biển như biển Hoa Đông, Hoàng Hải thuộc đại dương nào dưới đây
A. Thái Bình Dương.
B. Ấn Độ Dương.
C. Đại Tây Dương.
D. Bắc Băng Dương.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. Nhật Bản.
B. Mông Cổ.
C. Liên bang Nga.
D. Việt Nam.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. Đông Bắc.
B. Tây Nam.
C. Tây Bắc.
D. Đông Nam.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
4 trang 82 SBT Địa Lí 11: Ý nào dưới đây đúng khi nói về khí hậu của Trung Quốc
A. Kiểu khí hậu núi cao có đặc trưng là tuyết phủ quanh năm.
B. Khí hậu miền Đông ôn hoà hơn so với miền Tây.
C. Miền Tây có khí hậu gió mùa, miền Đông có khí hậu hải dương.
D. Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu cận nhiệt đới.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
A. chú trọng đào tạo lao động nông thôn.
B. chính sách công nghiệp hoá nông thôn.
C. thị trường hàng hoá được mở rộng.
D. tăng cường đầu tư phát triển giáo dục.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Lời giải:
Ghép các thông tin theo thư tự sau:
1-a, c, e, g
2-b, d
1. Địa hình của Trung Quốc có hướng cao dần từ đông sang tây. (Đ/S)
→ Sửa lại:
2. Dãy Hi-ma-lay-a trải rộng trên lãnh thổ 5 quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan và Cư-rơ-gư-xtan (Kyrgyzstan). (Đ/S)
→ Sửa lại:
3. Đồng bằng Hoa Bắc và Hoa Trung lần lượt được bồi tụ bởi phù sa sông Hoàng Hà và Trường Giang. (Đ/S)
→ Sửa lại:
4. Miền Tây Trung Quốc có đất đai màu mỡ, phi nhiều, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. (Đ/S)
→ Sửa lại:
5. Phần lớn các sông ở Trung Quốc đều bắt nguồn từ miền núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông. (Đ/S)
→ Sửa lại:
6. Các hồ của Trung Quốc có giá trị thuỷ lợi nhưng ít có giá trị về du lịch. (Đ/S)
→ Sửa lại:
7. Trung Quốc có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên hàng đầu thế giới. (Đ/S)
→ Sửa lại:
Lời giải:
1. Đ
2. S → Sửa lại: Dãy Hi-ma-lay-a trải rộng trên lãnh thổ 5 quốc gia là Trung Quốc, Ấn Độ, Nê-pan, Bu-tan và Pa-ki-xtan
3. Đ
4. S → Sửa lại: MiềN Đông Trung Quốc có đất đai màu mỡ, phi nhiều, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
5. Đ
6. S → Sửa lại: Các hồ của Trung Quốc không chỉ có giá trị thuỷ lợi mà còn có giá trị về du lịch. (Đ/S)
7. Đ
Câu 4 trang 84 SBT Địa Lí 11: Dựa vào hình 25.3 SGK trang 137, hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây:
1. Nhận xét đặc điểm phân bố dân cư ở Trung Quốc, năm 2020.
2. Kể tên các đô thị có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên ở Trung Quốc, năm 2020.
Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1: Phân bố dân cư của Trung Quốc có sự chênh lệch giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng ½ diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.
♦ Yêu cầu số 2: Các đô thị có quy mô dân số từ 5 triệu người trở lên ở Trung Quốc, năm 2020: Cáp Nhĩ Tân, Thẩm Dương, Đại Liên, Thanh Đảo, Tề Nam, Trịnh Châu, Tây An, Nam Kinh, Hàng Châu, Thanh Đảo, Vô Tích, Đông Hoàn, Hồng Công, Phật Sơn, Thành Đô, Trùng Khánh, Bắc Kinh,, Thiên Tân, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến.
Lời giải:
Nhận xét: Giai đoạn 1990-2020, quy mô dân số của Trung Quốc không ngừng tăng qua các năm, từ 1176,9 triệu người (1990) lên 1439,3 triệu người (2020), tăng khoảng 1,22 lần. Tuy nhiên, 30 năm qua, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Trung Quốc giảm xuống liên tục, từ 1,82% xuống còn 0,39%.
- Tên di sản (tham khảo hình 25)
- Vị trí (thuộc thành phố hoặc tỉnh)
- Loại di sản
- Thời gian được UNESCO công nhận.
- Đặc điểm nổi bật của di sản
Lời giải:
Tô Châu Viên Lâm là một kiến trúc lâm viên nằm tại nội thành Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, là một trong những di sản thế giới đầy quyến rũ và đáng trải nghiệm. Được UNESCO công nhận vào năm 1997, nó đại diện cho một phần quan trọng trong di sản văn hóa của Trung Quốc và là một ví dụ xuất sắc về kiến trúc cảnh quan và thiết kế vườn độc đáo của người Trung Quốc.
Tô Châu Viên Lâm nổi tiếng với các vườn và hồ, tạo nên một cảnh quan tương đối phức tạp và tinh tế. Nhiều khu vườn đã tồn tại hàng trăm năm và được xây dựng vào thời kỳ đường thi của Trung Quốc. Các kiến trúc và thiết kế của vườn này phản ánh sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, với các hồ, cầu, đá, cây cỏ và các phần trang trí khác tạo nên một môi trường tĩnh lặng và thư giãn. Các vườn này có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và truyền thống kiến thức về nghệ thuật cảnh quan và thiết kế vườn trong văn hóa Trung Quốc.
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 24: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản
Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
Bài 27: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế tại vùng duyên hải Trung Quốc
Bài 28: Thực hành: Tìm hiểu về kinh tế Ô-xtrây-li-a
Lý thuyết Địa lí 11 Bài 25: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Trung Quốc
I. LÃNH THỔ VÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ
♦ Đặc điểm
- Phạm vi lãnh thổ:
+ Trung Quốc có diện tích đất khoảng 9,6 triệu km2.
+ Phần lãnh thổ trên đất liền của Trung Quốc kéo dài từ khoảng vĩ độ 20°B đến vĩ độ 53°B và từ khoảng kinh độ 73°Đ đến kinh độ 135°Đ.
+ Trung Quốc có vùng biển rộng lớn thuộc các biển Hoàng Hải, Hoa Đông… thuộc Thái Bình Dương và các đảo, quần đảo.
- Vị trí địa lí:
+ Trung Quốc nằm ở khu vực Đông Á.
+ Trung Quốc tiếp giáp với 14 nước (ở phía bắc, phía tây và phía nam) và có đường biên giới trên đất liền dài hơn 21000 km.
+ Phía đông Trung Quốc tiếp giáp với biển.
♦ Ảnh hưởng:
- Đất nước rộng lớn, thiên nhiên có sự phân hóa giữa các vùng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển một nền kinh tế đa dạng.
- Phần lớn vùng biên giới với các nước có địa hình núi cao, hiểm trở, khó khăn cho giao thương.
- Tiếp giáp với nhiều quốc gia và vùng biển rộng lớn đã tạo thuận lợi cho việc giao lưu, liên kết kinh tế - thương mại với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á, các nước trên thế giới và phát triển nhiều ngành kinh tế biển.
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Địa hình và đất đai
♦ Trung Quốc có nhiều dạng địa hình như đồng bằng, bồn địa, cao nguyên, núi cao,...
♦ Địa hình Trung Quốc cao dần từ đông sang tây. Có thể dựa vào đường kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới tương đối để phân chia 2 miền địa hình khác nhau:
- Miền Đông:
+ Có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, từ bắc xuống nam lần lượt là các đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung và Hoa Nam với tổng diện tích hơn 1 triệu km2. Các đồng bằng được những con sông lớn bồi tụ nên có đất phù sa màu mỡ, dân cư tập trung đông, nông nghiệp trù phú.
+ Phía đông nam của miền này có địa hình đồi núi thấp, thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.
- Miền Tây:
+ Có địa hình hiểm trở với những dãy núi, sơn nguyên và các bồn địa lớn như dãy Hi-ma-lay-a (Himalaya), dãy Côn Luân, sơn nguyên Tây Tạng, bồn địa Ta-rim,...
+ Miền này có đất đai khô cằn, chủ yếu là loại đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
=> Điều kiện tự nhiên ở miền Tây Trung Quốc không thuận lợi cho hoạt động sản xuất, chỉ một số nơi có thể phát triển nghề rừng và có đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.
2. Khí hậu
♦ Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt, ngoài ra, khí hậu còn phân hóa theo chiều đông - tây và phân hóa theo đai cao.
- Phân hóa theo chiều đông - tây:
+ Miền Đông có khí hậu gió mùa: lượng mưa trung bình năm từ 750 mm đến 2000 mm, mưa nhiều vào mùa hè. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo chiều bắc - nam, phía bắc có nhiệt độ và lượng mưa thấp hơn phía nam.
+ Miền Tây có khí hậu lục địa khắc nghiệt, lượng mưa ít, nhiều nơi dưới 100 mm/năm, nhiệt độ có sự chênh lệch giữa ngày và đêm, giữa các mùa khá lớn.
- Phân hóa theo đai cao: Trung Quốc còn có kiểu khí hậu núi cao, hình thành trên các sơn nguyên và núi cao từ 2000 - 3000 m trở lên. Ở các khu vực này về mùa đông rất lạnh, có băng tuyết bao phủ, mùa hạ mát và thời tiết hay thay đổi.
♦ Nhìn chung, khí hậu ở miền Đông ôn hoà hơn so với miền Tây nên có nhiều thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất.
3. Sông, hồ
- Trung Quốc có nhiều sông và hồ lớn, phần lớn các sông đều bắt nguồn từ miền núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông như Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang,..
+ Ở miền Tây, các sông có giá trị lớn về thuỷ điện;
+ Ở miền Đông, sông có nhiều giá trị về thuỷ lợi, cung cấp nước cho sản xuất, nông nghiệp, phát triển giao thông, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
- Trung Quốc có nhiều hồ tự nhiên, tạo nên phong cảnh đẹp như hồ Động Đình (tỉnh Hồ Nam), Thái Hồ (tỉnh Giang Tô),... Các hồ không chỉ có giá trị thuỷ lợi mà còn giúp phát triển du lịch ở các địa phương.
4. Sinh vật
- Trung Quốc có tài nguyên rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng và quý hiếm.
- Thảm thực vật có sự phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây, từ rừng cận nhiệt đới ẩm ở phía nam đến rừng lá rộng và rừng lá kim ở phía bắc; phía tây là thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc.
- Trung Quốc coi trọng việc trồng rừng và bảo vệ rừng, nhờ đó diện tích rừng tăng lên đáng kể trong những năm qua.
5. Khoáng sản
- Trung Quốc có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng hàng đầu thế giới, có giá trị cao trong công nghiệp như: than (1500 tỉ tấn), dầu mỏ (3 tỉ tấn), khí tự nhiên (200 tỉ m3), quặng sắt (5 tỉ tấn).
- Các mỏ kim loại màu cũng rất phong phú như đồng, chì, kẽm, bô-xít, thiếc, von-phram,... Ngoài ra, Trung Quốc còn có các mỏ muối kali, photphat, graphit và nhiều vùng núi đá vôi.
6. Biển
- Trung Quốc có vùng biển rộng, mở ra Thái Bình Dương.
- Trung Quốc có điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp nhiều ngành kinh tế biển:
+ Tài nguyên sinh vật biển phong phú với trên 20.000 loài, nhiều ngư trường rộng lớn.
+ Dọc bờ biển có nhiều vịnh biển có thể xây dựng hải cảng phát triển giao thông vận tải biển.
+ Vùng biển có nhiều tiềm năng khí tự nhiên.
III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Dân cư
♦ Đặc điểm
- Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới với hơn 1,43 tỉ người, tỉ lệ gia tăng dân số là 0,39% (năm 2020).
- Mật độ dân số:
+ Mật độ dân số trung bình ở Trung Quốc khá cao, khoảng 150 người/km2 (năm 2020).
+ Phân bố dân cư có sự chênh lệch lớn giữa miền Đông và miền Tây. Miền Đông chiếm khoảng 1/2 diện tích lãnh thổ nhưng tập trung đến 90% dân cư sinh sống, miền Tây có dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi có mật độ dân số dưới 10 người/km2.
- Thành phần dân cư: Trung Quốc có khoảng 56 dân tộc cùng sinh sống, trong đó:
+ Chiếm đa số là dân tộc Hán (trên 90%).
+ Các dân tộc ít người như Mãn, Hồi, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ,... sống chủ yếu ở vùng núi và biên giới.
- Cơ cấu dân số:
+ Trung Quốc đang trong thời kì cơ cấu dân số vàng, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao. Tuy vậy, dân số Trung Quốc đang có xu hướng già hoá.
+ Cơ cấu giới tính ở Trung Quốc có sự chênh lệch khá lớn. Năm 2020, tỉ lệ nam là 51,3%, tỉ lệ nữ là 48,7% trong tổng số dân.
- Vấn đề đô thị hóa:
+ Trung Quốc có tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, đạt 61,0% (năm 2020).
+ Đến 2020, Trung Quốc có 41 thành phố trên 3 triệu dân, trong đó Thượng Hải và Bắc Kinh là 2 thành phố đông dân nhất của Trung Quốc.
♦ Ảnh hưởng:
- Dân số đông đã tạo nên thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào cho phát triển kinh tế.
- Tình trạng già hóa dân số làm cho tỉ lệ người già đang ngày càng tăng lên, điều này đặt ra nhiều thách thức cho Trung Quốc trong tương lai.
- Sự chênh lệch về cơ cấu dân số theo giới tính sẽ ảnh hưởng tới đặc điểm nguồn lao động, việc làm và các vấn đề xã hội của Trung Quốc.
- Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Đông và miền Tây đã ảnh hưởng lớn đến việc khai thác tài nguyên, sử dụng lao động; gây sức ép đến vấn đề việc làm, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường,... ở Trung Quốc.
- Sự đa dạng về thành phần dân cư, tộc người đã góp phần tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hóa, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
2. Xã hội
- Trung Quốc có nền văn hóa lâu đời, phát triển rực rỡ và là một trong những chiếc nôi của nền văn minh cổ đại trên thế giới, nhiều di sản thế giới được UNESCO công nhận.
- Trung Quốc tăng cường đầu tư phát triển giáo dục, năm 2020 tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 96%. Chính phủ Trung Quốc chú trọng đào tạo lao động, đẩy mạnh phát triển khoa học - công nghệ, cải cách tiền lương, nhờ đó người lao động được nâng cao tay nghề, trình độ khoa học - kĩ thuật, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập với thế giới.
- Chất lượng cuộc sống người dân được nâng lên, thể hiện qua chỉ số HDI đạt mức cao (0,764) và GNI/người là 10 530 USD (năm 2020).
- Chính sách công nghiệp hoá nông thôn của Trung Quốc đã làm thay đổi bộ mặt các làng xã, góp phần xây dựng nông thôn mới, làm phong phú thị trường hàng hóa và tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội.