Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 4 bài văn mẫu Viết bài văn thuật lại một sự kiện hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Đề bài: Viết bài văn thuật lại một sự kiện
Viết bài văn thuật lại một sự kiện - Mẫu 1
Giờ Trái Đất là một sự kiện được hưởng ứng ở địa phương em cũng như trên toàn bộ đất nước Việt Nam.
Sự kiện “Giờ Trái Đất” được ra đời từ nhiều năm về trước.Vào năm 2004, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a tìm kiếm phương pháp truyền thông mới để đưa vấn đề biến đổi khí hậu vào hoạt động tuyên truyền. Sang năm 2005, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế Ô-xtrây-li-a cùng công ty Lê-ô Bớc-net Xít-ni xây dựng ý tưởng về dự án “Tiếng tắt lớn”. Đến năm 2006, nhà quảng cáo Lê-ô Bớc-net đặt tên cho chiến dịch là “Giờ Trái Đất”. Vào ngày 31 tháng 3 năm 2007, lễ khai mạc sự kiện giờ trái đất được tổ chức tại Xít-ni, Ô-xtrây-li-a. Vào ngày 29 tháng 3 năm 2008, chiến dịch được tổ chức ở 371 thành phố, thị trấn, hơn 35 quốc gia, 50 triệu người và trong đó có Việt Nam. Một năm sau đó (2009), hơn 4000 thành phố, 88 quốc gia trên thế giới tham gia tắt đèn trong 1 giờ đồng hồ.
Mục đích của sự kiện “Giờ Trái Đất” nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, giảm lượng khí thải đi-ô-xít các-bon - một khí gây ra hiệu ứng nhà kính, đồng thời thu hút sự chú ý của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. Chiến dịch này cũng nhằm khẳng định quan điểm cho rằng mỗi một hành động cá nhân khi được nhân lên trên diện rộng có thể giúp làm thay đổi môi trường sống của chúng ta theo hướng ngày càng tốt hơn.
Một số việc thường làm khi diễn ra sự kiện “Giờ Trái Đất” như tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong khoảng một tiếng đồng hồ (theo quy định của ban tổ chức); Tăng cường sử dụng các phương tiện di chuyển xanh (như tăng thời gian đi bộ, sử dụng xe đạp, xe buýt công cộng...); Vận động gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… cùng tham gia hưởng ứng Giờ Trái Đất…
Như vậy, “Giờ Trái Đất” là một sự kiện tốt đẹp, cần được phổ biến rộng rãi hơn trên toàn thế giới.
Viết bài văn thuật lại một sự kiện - Mẫu 2
Ngày nhà giáo Việt Nam (tên đầy đủ là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam) là một sự kiện được tổ chức thường niên vào ngày 20 tháng 11 với mục đích tri ân các thầy cô giáo.
Tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Sau 3 năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có mười lăm chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Đến năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.
Ngày Nhà giáo Việt Nam là dịp để các học sinh bày tỏ niềm biết ơn đối với các thầy cô giáo - những người đã có công dạy dỗ những thế hệ học sinh trưởng thành và trở thành những người có ích cho xã hội.
Viết bài văn thuật lại một sự kiện - Mẫu 3
Tin bão lụt miền Trung vừa được truyền đi trên đài truyền thanh và truyền hình hôm thứ bảy tuần trước thì sáng thứ hai, trường em đã phát động ngay đợt cứu trợ đồng bào bị thiên tai. Em liền tình nguyện tham gia đoàn lạc quyên.
Chiều tối hôm đó, trước giờ học của trung tâm ngoại ngữ ban đêm nửa giờ, chúng em được thầy hiệu trưởng tập họp lại và hướng dẫn nội dung kế hoạch đi quyên góp. Vẫn gương mặt hiền lành, nghiêm trang, thầy nói:
"Các em không cần nói dài. Thảm cảnh của đồng bào đã được báo chí và đài truyền thanh, truyền hình loan đi khắp nơi. Trường ta cũng đã phát động quyên góp. Vậy chỉ cần giới thiệu: "Chúng tôi đã được ban giám hiệu cho phép lạc quyên để giúp đỡ đồng bào bị bão lụt. Miếng khi đói, gói khi no, xin các bạn ủng hộ. Nếu chưa sẵn sàng, ngày mai sẽ trở lại".
Sau đó, các thầy cô giám thị phân chúng em làm nhiều nhóm.
Mỗi nhỏm gồm hồn người, mỗi người một chiếc nơ hồng cùi trôn áo và một hộp giấy có khe nhỏ đủ đế bỏ vừa đồng tiền gấp tư. Chúng em được phân công rất cụ thế nhóm nào đến những phòng học nho trước giờ học mười lăm phút của các lớp ngoại ngữ ban đêm.
Lần đầu tiên tham gia công tác từ thiện, lòng em nao nao thật khó tả. Sọ' không có ai ủng hộ ... Thế những đúng như thầy hiệu trưởng nói, chúng em không cần nói nhiều, các anh chị người nhiều, người ít ai nấy cũng đều rất tích cực ủng hộ.
Vào làm công tác tại các lớp dãy đầu tiên xong, lòng em như mớ cờ vui sướng. Hóa ra, ai cũng thông cảm với đồng bào ta và nhiệt tình đóng góp. Lần lượt, chúng em đã đi hết mười lăm phòng học (lược phân. Em vui sướng trở lại phòng tập trung, giao lại các dụng cụ cấn thiết cho các thầy cô giám thị và nộp lại cái hộp tiền vừa thu được. Nhìn những hộp tiền nặng tình yêu thương có dán dòng chữ "Lá lành (lùm lá rách", lòng em rộn lên một niềm vui như bản thân mình được giúp đỡ vậy.
Thầy chủ nhiệm, thầy hiệu trưởng và cô giám thị đón chúng em bằng những nụ cười hiền hòa và rạng rỡ thương yêu. Buổi lạc quyên kết thúc nhanh chóng. Em ước mong ngày mai, các ánh chị đã được thông báo trước chắc sẽ ủng hộ nhiều hơn nữa cho đồng bào ta. Chưa bao giờ em có được một niềm vui mới lạ như hôm nay. Em cảm thây như mình đã lớn, đã làm được một việc nhỏ nhưng có ý nghĩa cao đẹp, xoa dịu phần nào nỗi đau của đồng bào vùng lũ lụt.
Viết bài văn thuật lại một sự kiện - Mẫu 4
Minh Anh là một học sinh gương mẫu của lớp em, không chỉ có thành tích học tập đáng ngưỡng mộ mà bạn còn là một người hòa đồng, quan tâm đến bạn bè. Tuy không chơi quá thân nhưng Minh Anh vẫn sẵn sàng giúp đỡ trong lúc em gặp khó khăn nên em rất cảm động.
Em mới chuyển về trường Tiểu học Ngô Gia Tự được một học kì, tuy đã quen với trường lớp, thầy cô nhưng vẫn chưa có nhiều bạn thân giống trường cũ. Em còn nhớ rất rõ hôm ấy lớp em có tiết kiểm tra chính tả, chúng em nắn nót viết từng chữ theo giọng đọc của cô, khi đã viết được nửa bài thì không may bút em bị rơi xuống đất, mũi bút cắm xuống đất khiến cho ngòi bút bị gãy, mực rỉ ra nhiều. Bút hỏng em không biết phải làm sao lại lo lắng vì không thể hoàn thành bài kiểm tra, em lúng túng nhìn bài kiểm tra đang làm dang dở vừa nhìn chiếc bút hỏng để trên bàn. Khi đôi mắt của em đã ngập nước, nước mắt sắp rơi xuống thì Minh Anh đã quay xuống, mang chiếc bút mới trong hộp bút của bạn cho em. Bạn đã nói với em “Cậu dùng tạm bút mình để viết bài nhé. Nếu viết không kịp thì chút mình sẽ đọc lại cho cậu viết”. Có lẽ nghe tiếng tiếng bút rơi lại thấy sự lúng túng của em nên Minh Anh đã mang chiếc bút bạn yêu thích nhất cho em mượn. Lúc ấy em không biết nói gì ngoài tiếng Cảm ơn với bạn nhưng trong lòng em rất cảm kích, trân trọng lòng tốt và sự quan tâm của bạn.
Nhờ sự giúp đỡ của Minh Anh mà em đã hoàn thành bài kiểm tra. Kể từ ngày hôm ấy em và Minh Anh đã chơi thân với nhau hơn, chúng em thường xuyên giúp đỡ nhau trong học tập và trở thành đôi bạn thân. Minh Anh không chỉ là người bạn thân mà còn là tấm gương sáng để em noi theo.
Câu ca dao Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn luôn nhắc nhở em và các bạn phải yêu thương và giúp đỡ người khác . Chủ nhật vừa qua trường em đã tham gia hoạt động tình nguyện giúp đỡ cho em nghèo khó khăn trên địa bàn xã.
Sáng chủ nhật tuần trước lớp em đã bắt đầu hoạt động từ thiện. Chúng em và cô giáo đã mang theo rất nhiều những bọc quần áo đã được gói cẩn thận. Ngay từ sớm các bạn và em đã được bố mẹ chờ đến điểm từ thiện và các xe tải có thùng đằng sau chở các thùng sách và quần áo.
Khi tới Ủy ban xã lớp chúng em đã được chia thành những nhóm nhỏ và cùng với phụ huynh chúng em đến nhà của các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Khi được tiếp xúc với những hoàn cảnh khó khăn chúng em mới thấy bản thân mình còn may mắn hơn rất nhiều những người khác và đầy đủ hơn. Rất nhiều có bạn vì nhà nghèo mà không có tiền mua sách giáo khoa nên chúng em đã tặng bạn một bộ sách giáo khoa để bạn học tập tốt hơn. Có bạn thì không có quần áo ấm để mặc chúng em để tặng bạn những chiếc áo bông, áo phao ấm.
Được tặng những món quà thiết thực cho các bạn em cảm thấy vui hơn. Em cảm thông hơn với những người bạn cùng độ tuổi nhưng có số phận và hoàn cảnh khác biệt. Em cảm thấy khâm phục trước nghị lực vươn lên trong cuộc sống và sự cố gắng của các bạn. Dù có khó khăn nhưng vẫn luôn chăm chỉ học hành. Đối với bản thân em và động từ thiện này rất có ý nghĩa. Điều đó thể hiện tấm lòng tương thân tương ái.
Đúng 19h tức 7h tối, các bạn học sinh đều đã quay lại trường đông đủ. Bạn nào cũng xúng xính những bộ áo quần thật đẹp. Bạn thì cầm lồng đèn, bạn thì cầm đèn ông sao, mỗi bạn mỗi màu, mỗi hình dáng khác nhau trông thật rực rỡ. Theo lời hướng dẫn của chị Hằng do cô Thảo Nhi đóng vai, chúng em xếp thành từng hàng dọc và di chuyển vào các mâm cỗ theo lớp. Nhìn mâm cỗ với nhiều loại hoa quả, bánh kẹo, nước ngọt thơm ngon, em thích thú vô cùng. Nổi bật nhất ở giữa bàn là con chó con làm từ bưởi thật là tinh xảo. Ngồi vào mâm cỗ, chúng em cùng hướng về sân khấu, nơi sẽ có các tiết mục văn nghệ do chính các học sinh và thầy cô trong trường chuẩn bị. Tiết mục nào cũng vui nhộn và hấp dẫn. Chúng em mải xem đến mức quên cả ăn bánh kẹo.
Ngay sau khi tổ trưởng phân công, em liền nhanh nhẹn bắt đầu nhiệm vụ của mình. Cùng hoạt động nhóm với em là Tuấn Anh. Chúng em vừa tìm dụng cụ, vừa bàn nhau các việc cần làm để có thể hoàn thành công việc thật sớm. Sau đó, chúng em đã thống nhất với nhau, Tuấn Anh sẽ úp ghế lên mặt bàn để em cầm chổi quét. Cậu ấy xếp ghế đến đâu, em sẽ quét ngay sau đó. Khi đi đến dãy bàn cuối cùng, cậu ấy sẽ đi lấy xúc rác để em hốt và đổ vào thùng. Xong xuôi, chúng em quay lại cùng nhau xếp ghế về vị trí ban đầu. Em hạ ghế xuống thì Tuấn An đẩy bàn lại ngay ngắn sao cho cả dãy đều thẳng tắp như chúng em xếp hàng. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, mà chỉ cần 15 phút, chúng em đã dọn dẹp sạch sẽ trong lớp học.
Viết bài văn thuật lại một sự kiện - Mẫu 8
Mới 6h sáng, trời còn mờ sương đêm và rét buốt với từng cơn gió lạnh, em đã có mặt ở cổng trường. Ở đó, các bạn cùng lớp của em đã đứng đợi từ bao giờ. Bạn nào cũng co ro trong chiếc áo phao dày sụ và chiếc khăn quàng quấn kín từ trên đầu xuống cổ. Dù vậy, bạn nào cũng tươi cười vui vẻ vô cùng. Chúng em không vào lớp, mà đứng ở cổng trường để chờ chiếc xe chở chúng em đến điểm tham quan ngày hôm nay. Từ phía xa, chiếc xe khách lớn vượt qua màn sương tiến lại cổng trường. Trên xe, cô giáo đang chờ sẵn. Cô bước xuống, ra hiệu cho chúng em xếp thành bốn hàng dọc để điểm danh. Sau đó, nhắc chúng em phân công nhau di chuyển các thùng quà tặng cho những bạn học sinh ở ngôi trường mà mình đến thăm lên xe cùng. Em và lớp trưởng đứng ở cửa xe làm nhiệm vụ kiểm tra các phần quà và học sinh lên xe. Sau khi chắc chắn các bạn đã lên xe đầy đủ và không để sót phần quà nào lại trước cổng trường, em mới cùng lớp trưởng lên xe, nộp cho cô giáo tờ điểm danh. Rồi nhanh chóng về chỗ ngồi, ổn định vị trí để chiếc xe bắt đầu xuất phát.
Đúng 7 giờ sáng, em có mặt ở sân trường. Phải đến 8h30 thì buổi lễ mới bắt đầu, nhưng em có mặt từ sớm cùng các thành viên trong đội trống để tập luyện với nhau lần cuối. Theo hiệu lệnh, chúng em ôn lại từng hồi trống sao cho thật đều và nhịp nhàng. Khuôn mặt bạn nào cũng thật nghiêm túc. Đến đúng 8h30, mọi người có mặt đông đủ ở hội trường, em và đội trống cũng tiến về góc sân khấu để bắt đầu nhiệm vụ. Tay cầm dùi trống của em ướt đẫm mồ hôi vì căng thẳng. Em có chút lo lắng và sợ mình không hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhưng rồi ánh mắt tin cậy của đồng đội và sự ngưỡng mộ của các em khóa dưới đã trao cho em thêm niềm tin và động lực. Em nắm chắc dùi trống, mắt sáng ngời nhìn về cổng trường, chờ hiệu lệnh của chỉ huy.