Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 4 bài văn mẫu Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích, sử dụng từ thể hiện cảm xúc hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Đề bài: Trao đổi với bạn về 1 nhạc cụ em yêu thích.
Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích - Mẫu 1
Đàn đá là nhạc cụ thô sơ nhất được làm bằng những viên đá với kích thước to nhỏ và độ dày mỏng khác nhau. Khi chơi đàn đá người chơi cùng dùng gùi gõ vào những viên đá để tạo ra âm vực khác nhau. Những viên đá to, dày mang âm vực trầm lắng, những viên đá nhỏ, mỏng cho âm thanh vang và xa.
Đàn đá cũng là một trong những nhạc cụ dân tộc thuộc vùng núi Tây Nguyên. Cũng giống như đàn T’rưng, mỗi dân tộc, bộ lạc lại có một cách chơi sáng tạo khác nhau. Như người M’nông họ buộc dây ở hai đầu đá thành chuỗi dài như đàn T’rưng và dùng gùi gõ như cách chơi đàn T’rưng. Nhưng đối với người Mạ họ lại ngồi chơi đàn đá, hai chân duỗi, một viên đá được đặt lên đùi, mỗi người đánh một âm, họ chơi tập thể giống như chơi cồng chiêng. Nhờ sự trường tồn với thời gian mà vẫn giữ được nét độc đáo của bản sắc văn hóa mà đàn đá được UNESCO công nhận là nhạc cụ trong Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích - Mẫu 2
Cồng chiêng là loại nhạc khí bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20cm đến 60cm, loại cực đại từ 90cm đến 120cm. Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi từ 18 đến 20 chiếc.
Cồng chiêng Tây Nguyên là loại nhạc cụ độc đáo, đặc sắc và đa dạng.Các dàn cồng chiêng Tây Nguyên lấy thang bồi âm tự nhiên làm cơ sở để thiết lập thanh âm của riêng mình.Trong đó, mỗi biên chế của từng tộc người đều cấu tạo bởi thang 3 âm, 5 âm hay 6 âm cơ bản. Song, cồng chiêng vốn là nhạc cụ đa âm, bên cạnh âm cơ bản bao giờ cũng vang kèm một vài âm phụ khác. Thành thử trên thực tế, một dàn 6 chiêng sẽ cho ta tối thiểu 12 âm hay nhiều hơn nữa. Điều đó lý giải tại sao âm sắc cồng chiêng nghe thật đầy đặn và có chiều sâu.
Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích - Mẫu 3
Sáo trúc là một loại nhạc cụ có từ rất lâu đời. Cây sáo nói chung được người ta biết như một loại nhạc cụ có từ thời cổ đại, được bắt nguồn từ những tiếng kêu của những cây lau, sậy khi gió thổi qua. Chính từ cảm hứng này mà một nhạc cụ âm nhạc diễn tấu được những âm thanh trên của thiên nhiên đã được ra đời. Rất nhiều nước trên thế giới có sử dụng sáo với hình dáng và cấu tạo khác nhau.
Thông thường, sáo được làm bằng ống trúc, tuy nhiên thỉnh thoảng người ta cũng làm sao nhanh bằng kim loại hoặc bằng gỗ, tất cả đều có thể sử dụng được. Trên sáo, người ta đục các lỗ tương ứng với các âm cơ bản và lỗ để người sử dụng thổi tạo âm thanh, ngoài ra, cũng có thể đục thêm lỗ để buộc dây treo hay là đồ trang trí ở phần đầu. Khi biểu diễn, các nghệ sĩ thường sử dụng kĩ thuật đánh lưỡi, nhấn hơi, luyến hơi… để tạo nên những bản nhạc hấp dẫn, lạ tai, độc đáo.
Trao đổi với bạn về một nhạc cụ em yêu thích - Mẫu 4
Đàn bầu là một loại nhạc cụ dân tộc có mặt phổ biến trong các dàn nhạc dân tộc của Việt Nam. Đàn bầu hay còn có tên gọi khác là độc huyền cầm. Loại đàn này khá đặc biệt, nó chỉ gồm có một dây. Khi chơi đàn, người nghệ sĩ sẽ dùng một thanh tre nhỏ hoặc một mảnh gảy để tạo ra những âm thanh, giai điệu trầm bổng khác nhau.
Xem thêm các nội dung khác: