Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 22: Mạch điện đơn giản sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 22: Mạch điện đơn giản. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 22: Mạch điện đơn giản
Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 22: Mạch điện đơn giản
Câu 1: Nguồn điện được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:
A. Hình A.
B. Hình B.
C. Hình C.
D. Hình D.
Đáp án đúng là A
Kí hiệu của nguồn điện:
Câu 2: Chọn phát biểu đúng nhất.
Kí hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa:
A. Làm đơn giản các mạch điện khi cần thiết.
B. Đơn giản sơ đồ của các vật dẫn, các linh kiện.
C. Là các quy ước, không mang ý nghĩa gì.
D. Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn so với thực tế.
Đáp án đúng là D
Kí hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa: Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn so với thực tế.
Câu 3: Cầu chì có tác dụng:
A. Làm cho mạch dẫn điện tốt.
B. Làm giảm bớt cường độ dòng điện trong mạch.
C. Tự động ngắt mạch khi có hiện tượng đoản mạch.
D. Đóng mở công tắc dễ dàng.
Đáp án đúng là C
Cầu chì có tác dụng tự động ngắt mạch khi có hiện tượng đoản mạch.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây cho ta an toàn khi sử dụng điện?
A. Dùng cầu chì và role tự ngắt.
B. Mắc điện đúng quy tắc an toàn.
C. Kiểm tra thiết bị điện thường xuyên.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Đáp án đúng là D
Biện pháp nào sau đây cho ta an toàn khi sử dụng điện:
+ Dùng cầu chì và role tự ngắt.
+ Mắc điện đúng quy tắc an toàn.
+ Kiểm tra thiết bị điện thường xuyên.
Câu 5: Vì lí do nào dưới đây mà các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit, … đều có cán được bọc nhựa hay cao su?
A. Cao su, nhựa làm cho tay cầm không bị nóng.
B. Cao su, nhựa đều là chất cách điện nên tránh không cho dòng điện truyền vào cơ thể người.
C. Cao su, nhựa làm cho tay ta không bị dòng điện hút vào.
D. Cao su, nhựa giúp cho tay ta cầm các dụng cụ này chắc hơn, không bị tuột.
Đáp án đúng là B
Các dụng cụ được dùng để sửa chữa điện như kìm, tuavit, … đều có cán được bọc nhựa hay cao su vì: Cao su, nhựa đều là chất cách điện nên tránh không cho dòng điện truyền vào cơ thể người.
Câu 6: Hình nào sau đây biểu diễn đúng chiều quy ước của dòng điện?
A. Hình A.
B. Hình B.
C. Hình C.
D. Hình D.
Đáp án đúng là A
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
⇒ Hình A biểu diễn đúng chiều quy ước của chiều dòng điện.
Câu 7: Chọn một phát biểu sai về chiều dòng điện:
A. Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.
B. Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện một chiều).
C. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
D. Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
Đáp án đúng là D
D – sai vì: Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 8: Chọn câu đúng nói về sơ đồ mạch điện.
A. Sơ đồ mạch điện là ảnh chụp mạch điện thật.
B. Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
C. Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
D. Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
Đáp án đúng là B
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
Câu 9: Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?
A. Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
B. Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín.
C. Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch điện.
D. Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Đáp án đúng là D
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Câu 10: Bóng đèn được kí hiệu bằng kí hiệu nào sau đây:
A. Hình A.
B. Hình B.
C. Hình C.
D. Hình D.
Đáp án đúng là C
Kí hiệu của bóng đèn:
Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 22: Mạch điện đơn giản
I. Mạch điện và các bộ phận của mạch điện
- Với các dụng cụ: pin, bóng đèn, dây nổi, công tắc, để bóng đèn phát sáng ta phải nối chúng lại với nhau thành một mạch kín, gọi là mạch điện.
- Bất cứ mạch điện nào cũng gồm các bộ phận: nguồn điện, dây nối và các thiết bị tiêu thụ năng lượng điện (bóng đèn, động cơ điện, bếp điện, quạt điện, ti vi,...).
- Nhằm mô tả đơn giản một mạch điện và lắp mạch điện đúng yêu cầu, người ta sử dụng kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện như Bảng 22.1 để vẽ sơ đồ mạch điện.
II. Công dụng của cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện
- Ngoài các thiết bị cung cấp và tiêu thụ điện, trong mạch điện còn có các thiết bị như cầu chì, cầu dao tự động, rơle, chuông điện để bảo vệ mạch điện và cảnh báo sự cố xảy ra.
- Cầu chì là một đoạn dây chì nóng chảy ở nhiệt độ thấp so với các kim loại khác, có tác dụng bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức. Khi đó, dây chì sẽ nóng chảy và mạch điện bị ngắt.
- Cầu dao tự động cũng có tác dụng ngắt mạch như cầu chì, và được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch khi dòng điện đột ngột tăng quá mức. Sau khi kiểm tra và sửa chữa, cầu dao được đóng lại để mạch điện hoạt động.
- Rơle được mắc trong mạch điện và có tác dụng điều khiển đóng, ngắt mạch điện, thường được sử dụng trong các mạch điều khiển tự động để đóng, ngắt những dòng điện lớn mà hệ thống mạch điều khiển không thể can thiệp trực tiếp.
Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 22: Mạch điện đơn giản
Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Bài 21: Dòng điện, nguồn điện
Trắc nghiệm Bài 22: Mạch điện đơn giản
Trắc nghiệm Bài 23: Tác dụng của dòng điện
Trắc nghiệm Bài 24: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế
Trắc nghiệm Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng
Trắc nghiệm Bài 28: Sự truyền nhiệt