20 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 15 (Kết nối tri thức) có đáp án: Áp suất trên một bề mặt

2.9 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Bài 15: Áp suất trên một bề mặt sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KHTN 8. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 15: Áp suất trên một bề mặt. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Phần 1: 15 câu Trắc nghiệm KHTN 8 Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Câu 1: Chọn câu đúng.

A. Lưỡi dao, lưỡi kéo phải mài thật sắc để tăng diện tích bề mặt nên khi cắt, thái,... được dễ dàng.

B. Những cột đình làng thường kê trên những hòn đá rộng và phẳng để làm giảm áp suất gây ra lên mặt đất.

C. Đường ray phải được đặt trên những thanh tà vẹt để làm tăng áp lực lên mặt đất khi tàu hỏa chạy qua.

D. Đặt ván lên bùn (đất) ít bị lún hơn khi đi bằng chân không vì sẽ làm giảm áp lực của cơ thể lên bùn đất.

Đáp án đúng là B

Câu đúng là: những cột đình làng thường kê trên những hòn đá rộng và phẳng để làm giảm áp suất gây ra lên mặt đất.

Câu 2: Điền vào chỗ trống để hoàn thành phát biểu sau đây: Áp lực là … có phương  vuông góc với mặt bị ép.

A. trọng lực.

B. lực ép.

C. lực kéo.

D. lực đẩy.

Đáp án đúng là B

Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

Câu 3: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào áp lực nhỏ nhất?

A. Khi bạn Thanh xách cặp đứng bằng hai chân.

B. Khi bạn Thanh xách cặp đứng co một chân.

C. Khi bạn Thanh xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại.

D. Khi bạn Thanh không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại.

Đáp án đúng là D

Trường hợp áp lực nhỏ nhất là: khi bạn Thanh không xách cặp đứng co một chân và nhón chân còn lại.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. 1 atm = 1,013 . 105 Pa.

B. 1 mmHg = 133,3 Pa.

C. 1 Bar = 105 Pa.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án đúng là D

A, B, C đều đúng.

Câu 5: Một vật hình lập phương đặt trên mặt bàn nằm ngang, tác dụng lên mặt bàn một áp suất p = 3 600N/m2. Biết khối lượng của vật là 14,4 kg. Hỏi độ dài một cạnh của khối lập phương ấy là bao nhiêu?

A. 20 cm.

B. 25 cm.

C. 30 cm.

D. 35 cm.

Đáp án đúng là A

Độ dài cạnh của khối lập phương là 20 cm.

Trọng lượng của khối lập phương là: P = 10.14,4 = 144 N.

Diện tích một mặt của khối lập phương là:

S = F : p = P : p = 144 : 3 600 = 0,04m2

Độ dài cạnh của khối lập phương là: 0,04=0,2m=20cm.

Câu 6: Áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 8 200 N, diện tích của cánh buồm là 20 m2. Cánh buồm phải chịu áp suất bằng bao nhiêu?

A. p = 410N/m2.

B. p = 420N/m2.

C. p = 430N/m2.

D. p = 450N/m2.

Đáp án đúng là A

Áp suất mà cánh buồm phải chịu: p = FS=820020=410N/m2.

Câu 7: Đơn vị của áp lực là:

A. N/m2.     

B. Pa.

C. N.

D. N/cm2.

Đáp án đúng là C

Đơn vị của áp lực là N.

Câu 8: Biết thầy Giang có khối lượng 60 kg, diện tích một bàn chân là 30 cm2. Tính áp suất thầy Giang tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân

A. 1 Pa.

B. 2 Pa.

C. 10 Pa.             

D. 100 000 Pa.

Đáp án đúng là D

Trọng lượng của thầy là: P = 10.60 = 600N.

Đổi: 30cm2 = 0,003m2.

Diện tích hai bàn chân là: S = 0,003.2= 0,006m2.

Áp suất thầy tác dụng lên sàn khi đứng cả hai chân là: p = FS=6000,006=100000N/m2

Câu 9: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

A. p=FS.

B. p=F.s.

C. p=dS.

D. p=d.V.

Đáp án đúng là A

Công thức tính áp suất là: p=FS.

Câu 10: Áp lực của gió tác dụng trung bình lên một cánh buồm là 6 800 N, khi đó cánh buồm chịu một áp suất 340 N/m2. Diện tích của cánh buồm bằng bao nhiêu?

A. S = 15m2.

B. S = 20m2.

C. S = 25m2.

D. S = 30m2.

Đáp án đúng là B

Diện tích của cánh buồm là 20 m2.

Diện tích của cánh buồm là: S = Fp=6800340=20m2.

Phần 2: Lý thuyết KHTN 8 Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

I. Áp lực là gì?

- Học sinh đứng trên sân trường, ô tô trong bãi đỗ xe, bản ghế đặt trong lớp học, máy móc trong nhà xưởng... đều tác dụng lực ép cổ phương vuông góc với mặt sàn. Những lúc này anh đều ép cổ gọi là áp lực. ở phương vuông góc với

- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép

- Việc làm tăng, giảm áp suất có công dụng lớn trong đời sống con người. Dựa vào cách làm tăng, giảm áp suất người ta có thể chế tạo những dụng cụ, máy móc phục vụ cho mục đích sử dụng.

II. Áp suất

- Thí nghiệm

+ Chuẩn bị: Hai khối sắt giống nhau có dạng hình hộp chữ nhật; một khay nhựa hoặc thuỷ tinh trong suốt đựng bột mịn.

+ Tiến hành:

Bố trí thí nghiệm lần lượt theo Hình 15.2 a, b, c.

Quan sát độ lủn của khói sắt xuống bột mịn ứng với môi trường hợp a, b, c.

So sánh độ lớn của áp lực, diện tích bị ép, độ lún của khói sắt xuống bột mịn của trường hợp a với trường hợp b, của trường hợp a với trường hợp c.

Lý thuyết KHTN 8 Bài 15 (Kết nối tri thức): Áp suất trên một bề mặt (ảnh 1)

- Công thức tính áp suất

+ Áp suất được tính bằng độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép: p = F/S.

+ Nếu đơn vị lực là niutơn (N), đơn vị diện tích là mét vuông (m) thì đơn vị của áp suất là niutơn trên mét vuông (N/m), còn gọi là paxcan, kí hiệu là Pa: 1 Pa = 1 N/m².

+ Ngoài ra người ta còn dùng một số đơn vị khác của áp suất như:

Atmôtphe (kí hiệu là atm): 1 atm = 1,013.10 Pa.

Milimét thuỷ ngân (kí hiệu là mmHg): 1 mmHg = 133,3 Pa.

Bar: 1 Bar = 10

Sơ đồ tư duy KHTN 8 Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Lý thuyết KHTN 8 Bài 15 (Kết nối tri thức): Áp suất trên một bề mặt (ảnh 1)

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 13: Khối lượng riêng

Trắc nghiệm Bài 15: Áp suất trên một bề mặt

Trắc nghiệm Bài 16: Áp suất chất lỏng. Áp suất khí quyển

Trắc nghiệm Bài 17: Lực đẩy Archimedes

Trắc nghiệm Bài 18: Tác dụng làm quay của lực. Moment lực

Trắc nghiệm Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng

 

Đánh giá

0

0 đánh giá