Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 15 (Kết nối tri thức 2024): Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

8.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

Công nghệ lớp 10 Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

A. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

I. Khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng

* Sâu hại:

- Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ.

- Một số sâu hại thường gặp: châu chấu, sâu cuốn lá, …

* Bệnh hại:

- Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, .. gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường.

- Một số bệnh hại thường gặp: Bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn, bệnh thán thư, …

II. Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng

- Cây sinh trưởng, phát triển kém

- Năng suất và chất lượng nông sản giảm

- Có thể không cho thu hoạch hoặc cây chết

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

III. Một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

1. Biện pháp canh tác

a. Khái niệm

- Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng, .. để loại bỏ mầm bệnh, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng khỏe mạnh, tăng khả năng chống sâu, bệnh

b. Ưu điẻm

- Đơn giản

- Dễ thực hiện

- Dễ áp dụng rộng rãi

- Thân thiện với môi trường

c. Nhược điểm

Mang tính ngăn ngừa là chính

2. Biện pháp cơ giới, vật lí

a. Khái niệm

Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại

b. Ưu điểm

- Dễ thực hiện

- Mang lại hiệu quả ngay

- Không ô nhiễm môi trường

c. Nhược điểm

- Tốn công lao động

- Tốn kém khi áp dụng trên diện tích rộng

3. Biện pháp sinh học

a. Khái niệm

Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chu ngs để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng

b. Ưu điểm

- Có tác dụng lâu dài

- An toàn với con người, cây trồng

- Thân thiện với môi trường

c. Nhược điểm

- Giá thành cao

- Tác động chậm

- Hiệu quả thấp khi sâu, bệnh bùng phát

4. Biện pháp hóa học

a. Khái niệm

Là sử dụng các thuôc shoas học để phòng trừ sâu, bệnh hại

b. Ưu điểm

- Dễ sử dụng

- Hiệu quả nhanh, kể cả khi sâu, bệnh hại bùng phát

c. Nhược điểm

- Ảnh hưởng đến con nguwoif, cây trồng

- Ô nhiễm môi trường

- Giảm đa dạng sinh học

- Hình thành tính kháng thuốc ở sâu bệnh hại.

5. Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp

a. Khái niệm

Là sử dụng phối hợp nhiều biện pháp phòng trừ sâu, bệnh trong đó chú trọng biện pháp sinh học nhằm hạn chế số lượng các loài sâu, bệnh hại ở dưới ngưỡng thiệt hại kinh tế.

b. Ưu điểm

- Giảm chi phí bảo vệ thực vật

- Tăng năng suất, chất lượng cây trồng

- Bảo vệ đa dạng sinh học

c. Nhược điểm

yêu cầu phải có kiến thức về hệ sinh thaais cây trồng

IV. Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

- Bảo vệ cây trồng

- Hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu bệnh

- Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển

- Năng suất cao, chất lượng tốt

- Bảo vệ môi trường

- Bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người.

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Câu 1. Thế nào là bệnh hại cây trồng?

A. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,

B. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Sâu hại: Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,

+ Bệnh hại: Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường

Câu 2. Có mấy biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

A. 2        B. 3

C. 4        D. 5

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 5 biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

1. Biện pháp canh tác

2. Biện pháp cơ giới, vật lí

3. Biện pháp sinh học

4. Biện pháp hóa học

5. Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp

Câu 3. Biện pháp canh tác là gì?

A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.

B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng

D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Biện pháp canh tác: Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.

+ Biện pháp cơ giới, vật lí: Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

+ Biện pháp sinh học: Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng

+ Biện pháp hóa học: Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 4. Thế nào là sâu hại cây trồng?

A. Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,

B. Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Sâu hại: Là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,

+ Bệnh hại: Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, … gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường

Câu 5. Biện pháp cơ giới, vật lí là gì?

A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.

B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng

D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Biện pháp canh tác: Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.

+ Biện pháp cơ giới, vật lí: Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

+ Biện pháp sinh học: Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng

+ Biện pháp hóa học: Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 6. Biện pháp sinh học là gì?

A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.

B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng

D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Biện pháp canh tác: Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.

+ Biện pháp cơ giới, vật lí: Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

+ Biện pháp sinh học: Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng

+ Biện pháp hóa học: Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 7. Biện pháp hóa học là gì?

A. Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.

B. Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

C. Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng

D. Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại

Đáp án đúng: D

Giải thích:

+ Biện pháp canh tác: Là áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng nhằm loại bỏ mầm sâu, bệnh.

+ Biện pháp cơ giới, vật lí: Là dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

+ Biện pháp sinh học: Là sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng

+ Biện pháp hóa học: Là sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 8. Phát biểu sai về ý nghĩa của phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng là:

A. Hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng.

B. Tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng, phát triển

C. Giảm năng suất cây trồng

D. Đảm bảo cây trồng chất lượng tốt

Đáp án đúng: C

Giải thích: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng giúp nâng cao năng suất.

Câu 9. Nhược điểm của biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp là:

A. Chi phí bảo vệ thực vật tăng

B. Giảm năng suất cây trồng

C. Đòi hỏi nông dân có kiến thức về hệ sinh thái cây trồng

D. Giảm chất lượng cây trồng

Đáp án đúng: C

Giải thích: Ưu điểm của biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp là:

+ Giảm chi phí bảo vệ thực vật

+ Tăng năng suất cây trồng

+ Nâng cao chất lượng cây trồng

+ Bảo vệ đa dạng sinh học

Câu 10. Ưu điểm của biện pháp hóa học là:

A. Dễ sử dụng

B. Hiệu quả nhanh

C. Đáp án A và B đều đúng

D. Đáp án A và B đều sai

Đáp án đúng: C

Giải thích: Biện pháp hóa học dễ sử dụng, hiệu quả nhanh, đặc biệt khi sâu, bệnh hại đã bùng phát

Câu 11. Nhược điểm của biện pháp hóa học là:

A. Ô nhiễm môi trường

B. Giảm đa dạng sinh học

C. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Nhược điểm của biện pháp hóa học là: Ảnh hưởng đến sức khỏe con người, sản phẩm trồng trọt, ô nhiễm môi trường, giảm đa dạng sinh học, hình thành tính kháng thuốc ở sâu, bệnh hại.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về việc sử dụng biện pháp sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng?

A. Có tác dụng trong thời gian ngắn

B. Nguy hiểm với con người

C. Thân thiện với môi trường

D. Gây hại cho cây trồng

Đáp án đúng: C

Giải thích: Vì sử dụng biện pháp sinh học có tác dụng lâu dài, an toàn với con người, cây trồng và thân thiện với môi trường.

Câu 13. Sâu hại cây trồng biểu hiện như thế nào trên lá?

A. Lá bị khuyết

B. Lá thủng

C. Lá cuốn

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Sâu hại khiến lá bị khuyết, thủng, cuồn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng.

Câu 14. Sâu hại cây trồng biểu hiện như thế nào trên quả?

A. Gãy

B. Thối

C. Rụng

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Sâu hại khiến lá bị khuyết, thủng, cuồn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng.

Câu 15. Sâu hại cây trồng biểu hiện như thế nào trên thân?

A. Gãy

B. Thối

C. Rụng

D. Cả 3 đáp án trên

Đánh giá

0

0 đánh giá