Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 16 (Cánh diều 2024): Bản vẽ xây dựng

4.2 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 16: Bản vẽ xây dựng sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

Công nghệ lớp 10 Bài 16: Bản vẽ xây dựng

A. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 16: Bản vẽ xây dựng

I. Khái niệm

- Bản vẽ xây dựng: là bản vẽ về các công trình xây dựng như nhà ở, khu công nghiệp, sân bay, cầu đường, …

- Bản vẽ nhà: là bản vẽ thể hiện cấu tạo, hình dáng, kích thước ngôi nhà

II. Các quy ước vẽ bản vẽ xây dựng

1. Một số kí hiệu quy ước trên bản vẽ mặt bằng tổng thể

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 16: Bản vẽ xây dựng - Cánh diều  (ảnh 1)

2. Một số kí hiệu quy ước trên bản vẽ nhà

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 16: Bản vẽ xây dựng - Cánh diều  (ảnh 1)

III. Các hình biểu diễn trên bản vẽ xây dựng

1. Bản vẽ mặt bằng tổng thể

- Là bản vẽ hình chiếu bằng của các công trình trên khu đất xây dựng.

- Nội dung:

+ Kích thước khu đất, ngôi nhà

+ Vị trí, hướng ngôi nhà

+ Kiến trúc xung quanh hiện có hoặc đang xây dựng

+ Công trình sẵn có bên ngoài

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 16: Bản vẽ xây dựng - Cánh diều  (ảnh 1)

2. Bản vẽ các hình chiếu của ngôi nhà

- Mặt đứng:

+ Khái niệm: là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài ngôi nhà, thường là hình chiếu mặt trước.

+ Nội dung: thể hiện vẻ đẹp kiến trúc cũng như kết cấu chính của ngôi nhà.

- Mặt cắt:

+ Khái niệm: là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.

+ Nội dung: thể hiện các bộ phận và kích thước ngôi nhà theo chiều cao.

- Mặt bằng:

+ Khái niệm: là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.

+ Nội dung: thể hiện vị trí cửa đi, cửa sổ, tường bao, tường ngăn, bàn ghế, giường tủ.

IV. Lập bản vẽ xây dựng đơn giản

- Bước 1: Chọn tỉ lệ

- Bước 2: Vẽ trục tâm của tường bao, tường ngăn

- Bước 3: Vẽ tường bao, tường ngăn, đặt tên phòng

- Bước 4: Vẽ cửa chính, cửa phòng, cửa sổ

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 16: Bản vẽ xây dựng

Câu 1. Trình tự đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể có bước nào sau đây?

A. Đọc kích thước

B. Đọc vị trí

C. Đọc các công trình xung quanh

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Trình tự đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể gồm 3 bước:

+ Bước 1: Kích thước

+ Bước 2: Vị trí

+ Bước 3: Các công trình xung quanh

Câu 2. Ngôi nhà có mấy bản vẽ hình chiếu?

A. 1                                                                         B. 2

C. 3                                                                          D. 4

Đáp án đúng: C

Giải thích: Ngôi nhà có 3 bản vẽ hình chiếu:

+ Bản vẽ mặt đứng

+ Bản vẽ mặt cắt

+ Bản vẽ mặt bằng

Câu 3. Ngôi nhà có bản vẽ hình chiếu nào sau đây?

A. Bản vẽ mặt đứng

B. Bản vẽ mặt cắt

C. Bản vẽ mặt bằng

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Ngôi nhà có 3 bản vẽ hình chiếu:

+ Bản vẽ mặt đứng

+ Bản vẽ mặt cắt

+ Bản vẽ mặt bằng

Câu 4. Thế nào là mặt đứng?

A. Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.

B. Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.

C. Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Mặt đứng: Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.

+ Mặt cắt: Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.

+ Mặt bằng: Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.

Câu 5. Thế nào là mặt cắt?

A. Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.

B. Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.

C. Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Mặt đứng: Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.

+ Mặt cắt: Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.

+ Mặt bằng: Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.

Câu 6. Bản vẽ nào sau đây là bản vẽ xây dựng?

A. Bản vẽ nhà ở

B. Bản vẽ khu công nghiệp

C. Bản vẽ cầu đường

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Bản vẽ xây dựng là bản vẽ về các công trình xây dựng như: nhà ở, khu công nghiệp, sân bay, cầu đường, …

Câu 7. Bản vẽ nhà thể hiện:

A. Cấu tạo ngôi nhà

B. Hình dáng ngôi nhà

C. Kích thước ngôi nhà

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Bản vẽ nhà là bản vẽ thể hiện cấu tạo, hình dạng, kích thước của ngôi nhà.

Câu 8. Trong hồ sơ của bản vẽ nhà thường có mấy loại bản vẽ?

A. 1                             B. 2

C. 3                             D. 4

Đáp án đúng: C

Giải thích: Trong hồ sơ của bản vẽ nhà thường có 3 loại bản vẽ:

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể

+ Bản vẽ các hình chiếu

+ Bản vẽ chi tiết kết cấu ngôi nhà

Câu 9. Trong hồ sơ của bản vẽ nhà thường có loại bản vẽ nào sau đây?

A. Bản vẽ mặt bằng tổng thể

B. Bản vẽ các hình chiếu

C. Bản vẽ chi tiết kết cấu ngôi nhà

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Trong hồ sơ của bản vẽ nhà thường có 3 loại bản vẽ:

+ Bản vẽ mặt bằng tổng thể

+ Bản vẽ các hình chiếu

+ Bản vẽ chi tiết kết cấu ngôi nhà

Câu 10. Trình tự đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể gồm mấy bước?

A. 1                               B. 2

C. 3                               D. 4

Đáp án đúng: C

Giải thích: Trình tự đọc bản vẽ mặt bằng tổng thể gồm 3 bước:

+ Bước 1: Kích thước

+ Bước 2: Vị trí

+ Bước 3: Các công trình xung quanh

Câu 11. Thế nào là mặt bằng?

A. Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.

B. Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.

C. Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Mặt đứng: Là hình chiếu đứng biểu diễn mặt ngoài của ngôi nhà.

+ Mặt cắt: Là hình biểu diễn ngôi nhà khi dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng hay mặt phẳng chiếu cạnh.

+ Mặt bằng: Là hình cắt bằng của các tầng với mặt phẳng cắt nằm ngang cách sàn khoảng 1,5m.

Câu 12. Lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà gồm mấy bước?

A. 1                                                                         B. 2

C. 3                                                                          D. 4

Đáp án đúng: D

Giải thích: Lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà gồm 4 bước:

+ Bước 1: Chọn tỉ lệ vẽ phù hợp.

+ Bước 2: Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn

+ Bước 3: Vẽ đường bao, tường ngăn, đặt tên các phòng

+ Bước 4: Vẽ cửa chính, cửa phòng, cửa sổ

Câu 13. Bước 1 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là:

A. Chọn tỉ lệ vẽ phù hợp.

B. Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn

C. Vẽ đường bao, tường ngăn, đặt tên các phòng

D. Vẽ cửa chính, cửa phòng, cửa sổ

Đáp án đúng: A

Giải thích: Lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà gồm 4 bước:

+ Bước 1: Chọn tỉ lệ vẽ phù hợp.

+ Bước 2: Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn

+ Bước 3: Vẽ đường bao, tường ngăn, đặt tên các phòng

+ Bước 4: Vẽ cửa chính, cửa phòng, cửa sổ

Câu 14. Bước 2 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là:

A. Chọn tỉ lệ vẽ phù hợp.

B. Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn

C. Vẽ đường bao, tường ngăn, đặt tên các phòng

D. Vẽ cửa chính, cửa phòng, cửa sổ

Đáp án đúng: B

Giải thích: Lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà gồm 4 bước:

+ Bước 1: Chọn tỉ lệ vẽ phù hợp.

+ Bước 2: Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn

+ Bước 3: Vẽ đường bao, tường ngăn, đặt tên các phòng

+ Bước 4: Vẽ cửa chính, cửa phòng, cửa sổ

Câu 15. Bước 3 của quy trình lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà là:

A. Chọn tỉ lệ vẽ phù hợp.

B. Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn

C. Vẽ đường bao, tường ngăn, đặt tên các phòng

D. Vẽ cửa chính, cửa phòng, cửa sổ

Đáp án đúng: C

Giải thích: Lập bản vẽ mặt bằng ngôi nhà gồm 4 bước:

+ Bước 1: Chọn tỉ lệ vẽ phù hợp.

+ Bước 2: Vẽ các trục tâm của tường bao, tường ngăn

+ Bước 3: Vẽ đường bao, tường ngăn, đặt tên các phòng

+ Bước 4: Vẽ cửa chính, cửa phòng, cửa sổ

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 15: Bản vẽ lắp

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 16: Bản vẽ xây dựng

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 17: Vẽ kĩ thuật với sự hỗ trợ của máy tính

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 18: Dự án: Thiết kế ngôi nhà của em

Lý thuyết Công nghệ 10 Ôn tập chủ đề 4: Vẽ kĩ thuật ứng dụng

Đánh giá

0

0 đánh giá