Giải SBT Tin học 8 Bài 3 (Kết nối tri thức): Thực hành: Khai thác thông tin số

518

Với giải sách bài tập Tin học 8 Bài 3: Thực hành: Khai thác thông tin số sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Tin học 8. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Tin học 8 Bài 3: Thực hành: Khai thác thông tin số

Câu 3.1 trang 10 SBT Tin học 8: Công cụ tìm kiếm, xử lí và trao đổi thông tin trong môi trường số bao gồm những gì?

A. Internet, trình duyệt, máy tìm kiếm và ứng dụng từ điển.

B. Phần mềm soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử và phần mềm trình chiếu.

C. Phần mềm xử lí hình ảnh, âm thanh, video và ngôn ngữ tự nhiên.

D. Tất cả những công cụ trên.

Lời giải:

D. Tất cả những công cụ trên.

Câu 3.2 trang 10 SBT Tin học 8: Em nghe nói rằng bộ nhớ ngoài hay thiết bị lưu trữ (data storage) đầu tiên của máy tính là những tấm bìa đục lỗ (punched cards), vốn được sử dụng trong máy dệt (loom). Em hãy cho biết cụm từ khoá nào sau đây giúp em tìm thấy thông tin đáng tin cậy hơn cả về nội dung đó.

A. bộ nhớ máy dệt bia đục lỗ.

B. “bộ nhớ” “máy dệt" “bìa đục lỗ".

C. "punched cards" "data storage".

D. “punched cards” “lịch sử bộ nhớ”.

Lời giải:

C. "punched cards" "data storage".

Câu 3.3 trang 10 SBT Tin học 8: Em hãy đưa ra một gợi ý khác cho cụm từ khoá để tìm kiếm thông tin được nói tới trong Câu 3.2.

Lời giải:

Các từ khoá: lịch sử bộ nhớ máy tính, evolution of data storage devices, punched cards data storage history

Câu 3.4 trang 10 SBT Tin học 8: Từ nào sau đây xuất hiện nhiều nhất cùng với từ “tìm kiếm", thuật ngữ được sử dụng để nói về việc tra cứu thông tin trên Internet?

A. Trang web.

C. Báo cáo.

B. Từ khoá.

D. Biểu mẫu.

Lời giải:

B. Từ khoá.

Câu 3.5 trang 10 SBT Tin học 8: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Bất cứ ai cũng có thể xuất bản thông tin trên Internet.

B. Bạn không bao giờ nên tin bất cứ điều gì bạn đọc trực tuyến.

C. Không cần phải kiểm tra lại thông tin từ các trang web tin tức.

D. Chỉ có hai loại thông tin: hoàn toàn đáng tin cậy hoặc hoàn toàn bịa đặt.

Lời giải:

A. Bất cứ ai cũng có thể xuất bản thông tin trên Internet.

Câu 3.6 trang 10 SBT Tin học 8: Ví dụ nào sau đây nói về thông tin có độ tin cậy thấp? Tại sao?

A. Bảng xếp hạng doanh thu âm nhạc.

B. Bài bình luận về một CD âm nhạc.

C. Một bộ sưu tập các bản nhạc cũ.

D. Giá bán một CD âm nhạc thời xưa.

Lời giải:

B. Bài bình luận về một CD âm nhạc

Vì bài bình luận về một sản phẩm âm nhạc có thể bị ảnh hưởng bởi sở thích cá nhân của người viết, hoặc có thể là một bài viết quảng cáo ẩn dưới dạng bài đánh giá. Người viết có thể không có chuyên môn về âm nhạc hoặc có mục đích riêng đằng sau việc viết bài.

Câu 3.7 trang 11 SBT Tin học 8: Để tìm hiểu thông tin về một sự kiện đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội, trang thông tin nào dưới đây được xem là đáng tin cậy nhất?

A. Trang thông tin có địa chỉ kết thúc bằng .gov.vn.

B. Trang thông tin có nội dung giống những gì em đang nghĩ.

C. Trang thông tin không thiên vị mà kể toàn bộ câu chuyện.

D. Trang thông tin có nội dung gây xúc động lòng người.

Lời giải:

C. Trang thông tin không thiên vị mà kể toàn bộ câu chuyện. Vì không chứa quan điểm, thành kiến hay xúc cảm cá nhân

Câu 3.8 trang 11 SBT Tin học 8: Bài tập nhóm: Hãy lập nhóm để tìm kiếm, chia sẻ thông tin và đánh giá độ tin cậy của thông tin về chủ đề: Đóng góp của Alan Turing đối với sự ra đời của Khoa học máy tính.

Lời giải:

• Lập nhóm từ ba đến năm người để cùng tìm hiểu và trao đổi thông tin.

• Mỗi thành viên trong nhóm tìm kiếm và đánh giá mức độ đáng tin cậy của thông tin về Turing.

• Chia sẻ trong nhóm về nội dung mỗi thành viên tìm hiểu được và độ tin cậy của chúng

• Đưa ra kết luận sau hoạt động chia sẻ: Alan Mathoson Turing (1912 – 1954) là nhà toán học, lôgic học và mật mã học người Anh. Đóng góp của Turing đối với sự ra đời của Khoa học máy tính là những nghiên cứu về thuật toán và mô hình máy tính thực hiện được tất cả những gì tính được bằng thuật toán. Ông được xem là cha đẻ của ngành Khoa học máy tính.

Câu 3.9 trang 11 SBT Tin học 8: Với chủ đề: Điểm khác biệt giữa kiến trúc Von Neumann và kiến trúc Harvard, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hãy nêu một từ khoá để tìm kiếm nội dung theo chủ đề đã cho.

b) Chọn nguồn thông tin mà em thấy hữu ích để xây dựng nội dung.

c) Sử dụng một số công cụ để tạo bài trình bày.

d) Trình bày trước nhóm bạn hoặc trước tập thể lớp.

Lời giải:

a) “điểm khác nhau giữa kiến trúc Von Neumann và kiến trúc Harvard”.

b) Gợi ý bài báo: tham khảo thông tin trong bài viết: https://askanydifference.com/vi/difference-between-von-neumann-and-harvard-architecture-with-table/

• Kiến trúc Von Neumann còn được gọi là Kiến trúc Princeton. Kiến trúc lần đầu tiên được thiết kế trong. Đây là thiết kế dành cho máy vi tính, là một máy tính kỹ thuật số.

• Các thành phần của thiết kế này bao gồm CPU, bao gồm bộ số học và bộ xử lý cùng với bộ điều khiển. Nó cũng có bộ lưu trữ để lưu trữ dữ liệu và hướng dẫn cùng với bộ nhớ bổ sung.

• Kiến trúc Harvard là thiết kế lấy tên từ Harvard Mark. Thiết kế này là một thiết kế hiện đại. Thiết kế trái ngược với Ann. Kiến trúc Harvard với một đơn vị ROM và RAM riêng biệt.

• Harvard này cũng cần phần cứng với số lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, bộ xử lý được yêu cầu trong thiết kế này vì bản thân máy tính không thể khởi tạo bất kỳ chức năng nào.

• Sự khác biệt giữa Von Neumann và Harvard Kiến trúc là cả hai đều có kiến ​​trúc khác nhau. Von Neumann CPU có một kết nối bộ nhớ duy nhất. Mặt khác, Kiến trúc Harvard có RAM và ROM được kết nối khác nhau. Yêu cầu phần cứng trong Von Neumann ít hơn so với Kiến trúc Harvard. Harvard nhanh hơn so với kiến ​​trúc Von Neumann.

c) Sử dụng phần mềm Powerpoint, Canva, Google slide…

d) Trình bày trước nhóm bạn hoặc trước tập thể lớp.

Câu 3.10 trang 11 SBT Tin học 8: Với chủ đề: Lập trình viên đầu tiên trong lịch sử phát triển máy tính, em hãy thực hiện các yêu cầu sau:

a) Hãy nêu một từ khoá để tìm kiếm nội dung theo chủ đề đã cho.

b) Chọn nguồn thông tin mà em thấy hữu ích để xây dựng nội dung.

c) Sử dụng một số công cụ để tạo bài trình bày.

d) Trình bày trước nhóm bạn hoặc trước tập thể lớp.

Lời giải:

a) "Lập trình viên đầu tiên trong lịch sử phát triển máy tính"

b) Gợi ý bài báo: tham khảo thông tin trong bài viết: https://hocvienagile.com/lap-trinh-vien-dau-tien-tren-the-gioi/

Lập trình viên đầu tiên trên thế giới là nữ lập trình viên Ada Lovelace

Bà Ada Lovelace bà thường được nhắc tới nhiều nhất là người có đóng góp của mình đối với chiếc máy tính vạn năng thời đầu của Charles Babbage, The Analytical Engine – máy phân tích. Đây cũng là đôi bạn thân thiết, hỗ trợ nhau trong công việc và từ đó Ada bị cuốn hút bởi các ý tưởng của Babbage.

Tên đầy đủ là Augusta Ada King sinh ngày 10/12/1815 và mất ngày 27/11/1852 tại Anh Quốc. Là con gái độc nhất của nhà thơ Lord Byron và mẹ là Annabelle Milbanke.

Ngay từ nhỏ Ada Lovelace đã được biết đến là người thông minh, sở hữu năng khiếu xuất chúng về khoa học và toán học, nhưng thật thú vị bà chỉ học với gia sư tại nhà riêng không theo học trường nào.

Bà may mắn quen biết một nhà nghiên cứu về khoa học nổi tiếng trong thế kỷ XIX – Mary Somerville. Đây là người đã hỗ trợ bà nhiều trong chặng đường công việc của mình.

Bà cũng đã mô tả cách làm để mã hóa các thiết bị có thể xử lý các chữ cái và ký hiệu cùng các số đó.

Bên cạnh đó, bà cũng đã đưa ra những giả thuyết phương pháp cho công cụ lặp lại của một đoạn hướng dẫn. Đây được gọi là vòng lặp và các máy tình ngày nay thường sử dụng.

Chưa dừng lại ở đó, bà cũng là người đưa ra khái niệm tư duy chuyển tiếp và đề xuất một bản thuật toán cho phép máy tính thực hiện các lệnh để có thể phản ứng với các ứng dụng thực tế khác ngoài tính toán.

c) Sử dụng phần mềm Powerpoint, Canva, Google slide…

d) Trình bày trước nhóm bạn hoặc trước tập thể lớp.

Câu 3.11 trang 11 SBT Tin học 8: Em biết rằng có nhiều nghề nghiệp có chuyên môn thuộc lĩnh vực tin học nhưng em không có đủ thông tin để có thể cân nhắc và lựa chọn một nghề để theo đuổi. Hãy sử dụng máy tìm kiếm để thu thập và tạo một danh sách những nghề nghiệp trong tin học, càng nhiều càng tốt. Những từ khoá nào cho phép em tìm kiếm và lập được danh sách đó?

Lời giải:

1. Lập trình viên

2. Kỹ sư phần mềm

3. Chuyên gia trí tuệ nhân tạo

4. Chuyên gia an ninh mạng

5. Kỹ sư bảo mật

6. Chuyên gia bảo vệ dữ liệu

7. Quản lý dự án công nghệ thông tin

8. Quản trị hệ thống

9. Quản lý cơ sở hạ tầng IT

10. Chuyên gia quản lý dịch vụ công nghệ thông tin

11. Nhà khoa học dữ liệu

12. Giảng viên công nghệ thông tin

Những từ khoá nào cho phép em tìm kiếm và lập được danh sách đó: “nghề nghiệp trong tin học”,”công nghệ thông tin”...

Câu 3.12 trang 11 SBT Tin học 8: Em hãy lựa chọn một nghề nghiệp trong danh sách lập được ở Câu 3.11 và mô tả một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ và dễ hiểu nhất có thể được về nghề nghiệp đó. Trình bày kết quả trước một nhóm bạn.

Lời giải:

Gợi ý: Nghề nghiệp Lập trình viên Web

Lập trình viên web là người chuyên tạo và phát triển các trang web và ứng dụng web trên Internet. Họ là những người sáng tạo, tạo ra giao diện người dùng hấp dẫn và tương tác, cũng như xử lý các chức năng và dịch vụ trên trang web. Lập trình viên web đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra những trải nghiệm trực tuyến độc đáo và hấp dẫn cho người dùng. Họ giúp kết nối thông tin và dịch vụ với người dùng trên khắp thế giới thông qua Internet. Sự phát triển không ngừng của Internet và ứng dụng web đảm bảo rằng nghề lập trình viên web luôn có cơ hội và thách thức để thể hiện sự sáng tạo và kỹ năng lập trình của mình.

Câu 3.13 trang 11 SBT Tin học 8: Em có biết phần mềm nào có thể giúp em Đáp án hầu hết các câu hỏi trên không? Hãy trình bày một mô tả ngắn gọn về phần mềm đó với khoảng 300 từ.

Lời giải:

Google là một công cụ tìm kiếm mạnh mẽ và phổ biến trên Internet, cung cấp khả năng tìm kiếm thông tin từ hàng tỷ trang web trên toàn thế giới. Với khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên và thuật toán tìm kiếm tiên tiến, Google có khả năng Đáp án hầu hết các câu hỏi của người dùng trong mọi lĩnh vực, từ tri thức chung đến kỹ thuật, giải trí, y tế, lịch sử và nhiều lĩnh vực khác.

Google không chỉ là một công cụ tìm kiếm thông thường mà còn cung cấp nhiều tính năng bổ sung như Google Images (tìm kiếm hình ảnh), Google Maps (bản đồ và dẫn đường), Google Translate (dịch văn bản), Google News (tin tức), và nhiều dịch vụ khác. Người dùng có thể đặt câu hỏi bằng cách gõ từ khoá vào thanh tìm kiếm, và Google sẽ trình bày kết quả liên quan, bao gồm cả bài viết, trang web, hình ảnh, video và nhiều loại tài liệu khác.

Một điểm mạnh của Google là khả năng cập nhật thông tin liên tục từ các nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, người dùng cần phải kiểm tra và xác minh thông tin từ các nguồn chính thống để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy. Sự phổ biến và khả năng tìm kiếm rộng rãi của Google đã biến nó trở thành công cụ tìm kiếm hàng đầu cho việc truy xuất thông tin trực tuyến và Đáp án câu hỏi của người dùng trên khắp thế giới.

Xem thêm các bài giải SBT Tin học lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá