Sách bài tập KTPL 11 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

1.6 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

I. Củng cố

Hãy đánh dấu ✓ vào câu trả lời đúng.

Câu 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào dưới đây đúng về khái niệm cung?

 

a. Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng bán ở những mức giá khác nhau trong thời kì nhất định.

 

b. Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán sẵn sàng bán ở những mức giá khác nhau trong thời kì nhất định.

 

c. Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở những mức giá khác nhau trong thời kì nhất định.

 

d. Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng bán và sẵn sàng bán ở những mức giá giống nhau trong thời kì nhất định.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhận định nào dưới đây đúng về khái niệm cầu?

a. Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có khả năng mua ở những mức giá khác nhau trong thời kì nhất định.

b. Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua ở những mức giá khác nhau trong thời kì nhất định.

c. Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở những mức giá giống nhau trong thời kì nhất định.

d. Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở những mức giá khác nhau trong thời kì nhất định.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến cung trong nền kinh tế.

a. Công nghệ sản xuất.

b. Giá của yếu tố đầu vào.

c. Chính sách của Chính phủ.

d. Giá của hàng hoá, dịch vụ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến cầu trong nền kinh tế?

a. Thị hiếu, tập quán.

b. Giá cả hàng hoá liên quan.

c. Thu nhập.

d. Dân số.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 5 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giá cả tác động như thế nào đến cung?

a. Giá cao thì cung giảm.

b. Giá cao thì cung tăng.

c. Giá thấp thì cung tăng.

d. Giá biến động nhưng cung không biến động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 6 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giá cả tác động như thế nào đến cầu?

a. Giá cao thì cầu giảm.

b Giá cao thì cầu tăng.

c. Giá thấp thì cầu giảm.

d. Giá biến động nhưng cầu không biến động.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 7 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi giá cả trên thị trường tăng thì cung, cầu thay đổi như thế nào?

a. Cung và cầu tăng.

b. Cung và cầu giảm.

c. Cung tăng, cầu giảm.

d. Cung giảm, cầu tăng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 8 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi giá cả trên thị trường giảm thì cung, cầu thay đổi như thế nào?

a. Cung và cầu tăng.

b. Cung và cầu giảm.

c. Cung tăng, cầu giảm.

d. Cung giảm, cầu tăng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 9 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khi cầu tăng dẫn đến sản xuất mở rộng làm cho cung tăng là nội dung của biểu hiện

a. cung – cầu tác động lẫn nhau.

b. cung – cầu tác động đến giá cả.

c. giá cả tác động đến cung.

d. giá cả tác động đến cầu.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 10 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Mối quan hệ cung – cầu là mối quan hệ tác động giữa

a. người sản xuất với người sản xuất.

b. người sản xuất với người tiêu dùng.

c. người tiêu dùng với người tiêu dùng

d. Nhà nước với người tiêu dùng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

II. Luyện tập

Bài tập 1 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

a. Khi giá cả hàng hoá, dịch vụ tăng, doanh nghiệp cần phải thu hẹp sản xuất.

b. Chỉ có nhân tố giá cả tác động trực tiếp đến cung trong nền kinh tế

c. Dân số càng đông, cầu hàng hoá càng tăng.

d. Chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu hàng hoá.

Lời giải:

a. Không đồng tình. Khi giá cả hàng hóa tăng lên, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên.

b. Không đồng tình. Ngoài giá cả, các yếu tố như công nghệ, chính sách của Nhà nước,… cũng tác động trực tiếp đến cung

c. Đồng tình. Thường thì với dân số lớn sẽ có xu hướng tăng cầu tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ.

d. Đồng tình. Các chính sách của chính phủ như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và giá cả hàng hóa, từ đó sẽ ảnh hưởng tới cầu.

Bài tập 2 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy phân tích mối quan hệ cung - cầu trong các thông tin sau:

Thông tin 1. Nhu cầu mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng cao trong những ngày cận tết Nguyên Đán. Các sản phẩm trang trí nhà cửa được chọn mua nhiều với số lượng tăng đến 45% so với tháng trước. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tiki lên kế hoạch chuẩn bị hàng hoá dầm bảo về số lượng và chất lượng, ví dụ: tăng 30% lượng hàng hoá tập trung vào các sản phẩm thiết yếu như thực phẩm khô, thức uống, sữa, gia vị....

(Theo Báo Thông tin và Truyền thông, ngày 25 – 1 – 2022)

Thông tin 2. Nhiều doanh nghiệp lữ hành điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, giảm giá và triển khai chương trình kích cầu du lịch nội địa. Theo ghi nhận từ nhiều công ty du lịch, nhu cầu đi du lịch nội địa của người dân tăng khá mạnh.

(Theo Báo Người Lao động, ngày 4 - 1

Lời giải:

Thông tin 1: Theo thông tin này, nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao trong thời gian gần Tết Nguyên đán. Điều này dẫn đến tăng cầu cho các sản phẩm trang trí nhà cửa. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao này, Tiki đã tăng cung hàng hoá bằng cách chuẩn bị hàng hoá và tăng số lượng sản phẩm thiết yếu như thực phẩm khô, thức uống, sữa, gia vị. Mối quan hệ cung - cầu trong trường hợp này cho thấy rằng tăng cầu đã thúc đẩy việc tăng cung để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Thông tin 2: Theo thông tin này, khi giá cả giảm, cầu du lịch nội địa của người dân tăng lên

Bài tập 3 SBT Kinh tế Pháp luật 11Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Trường hợp 1. Dịch tả lợn châu Phi bùng phát đã khiến lượng lợn hơi cung cấp cho thị trường giảm mạnh nên giá được đầy tăng cao. Chị H đã thay đổi thói quen tiêu dùng, chuyển sang các thực phẩm thay thế thịt lợn như thịt bò, gà, cá,... vừa hợp túi tiền, vừa dám bảo dinh dưỡng.

Em có nhận xét gì về việc làm của chị H trong trường hợp trên? Từ đó, cho biết vai trò của quan hệ cung – cầu đối với người tiêu dùng.

Lời giải:

Trường hợp 1:

- Chị H đã thay đổi thói quen tiêu dùng bằng cách chuyển sang tiêu thụ các thực phẩm thay thế thịt lợn như thịt bò, gà, cá, để hợp túi tiền và đảm bảo dinh dưỡng. Chị H đã điều chỉnh hành vi mua sắm của mình, đảm bảo sự cân đối giữa túi tiền và dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.

- Vai trò của quan hệ cung - cầu đối với người tiêu dùng trong trường hợp này là: Người tiêu dùng lựa chọn hàng hóa phù hợp với nhu cầu và đem lại hiệu quả kinh tế.

Trường hợp 2. Sau khi giá cao su liên tục tăng trở lại do nhu cầu của thị trường xuất khẩu tăng cao, Công ty Cao su Đ đã tăng cường cơ giới hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng vườn cây, tiết kiệm chi phí quản lí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động. Nhờ những giải pháp về kĩ thuật mà năng suất vườn cây của công ty từ chỗ 1,5 tấn/ha năm 2018 đã tăng lên mức hơn 1,9 tấn/ha vào năm 2021. 

Khi giá cao sự tăng lên, Công ty Cao su Đ đã làm gi? Từ đó, cho biết vai trò của quan hệ cung - cầu đối với người sản xuất. 

Lời giải:

Trường hợp 2:

- Khi giá cao su tăng, Công ty Cao su Đ đã tăng cường cơ giới hoá và áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây, tiết kiệm chi phí quản lí và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy, công ty đã tận dụng cơ hội tăng giá để cải thiện và tối ưu hóa hoạt động sản xuất của họ.

- Vai trò của quan hệ cung - cầu đối với người sản xuất trong trường hợp này là: Người sản xuất đưa ra quyết định mở rộng sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Bài tập 4 SBT Kinh tế Pháp luật 11Em hãy đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi.

Ông D tâm sự với vợ: 

- Giá thức ăn gia súc lại tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí chăn nuôi của gia đình mình!

Vợ ông nghe vậy buồn bã đắp: 

- Chi phí chăn nuôi tăng mà giá lợn xuất chuồng thì đang giảm. Cứ thế này lời lãi gì nữa? 

Ông D trả lời: 

- Năm nay minh đã đầu tư lắp đặt các trang thiết bị với công nghệ hiện đại để giúp đàn lợn khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh. Anh tinh bản lứa lợn này sẽ dư được một số tiền. Vậy mà…

Vợ ông D thở dài nói: 

- Vợ chồng mình phải tính toán lứa lợn sau nuôi ít lại! Chứ không mất cả chì lẫn chài!

Ông D ậm ừ dáp: 

- Để anh suy nghĩ thêm!

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của gia đình ông D 

Lời giải:

- Trong đoạn hội thoại trên, có một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của gia đình ông D:

+ Giá thức ăn gia súc: Sự tăng giá thức ăn gia súc có thể làm tăng chi phí chăn nuôi của gia đình ông D, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận.

+ Giá lợn xuất chuồng: Giá lợn xuất chuồng thấp có thể giảm lợi nhuận của gia đình ông D.

+ Đầu tư trang thiết bị và công nghệ hiện đại: Ông D đã đầu tư vào trang thiết bị và công nghệ hiện đại để giúp đàn lợn của mình khoẻ mạnh và tăng trưởng nhanh hơn. Điều này có thể tạo ra tiềm năng tăng lợi nhuận trong tương lai.

Ông D tâm sự với vợ: 

- Giá thức ăn gia súc lại tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí chăn nuôi của gia đình mình!

Vợ ông nghe vậy buồn bã đắp: 

- Chi phí chăn nuôi tăng mà giá lợn xuất chuồng thì đang giảm. Cứ thế này lời lãi gì nữa? 

Ông D trả lời: 

- Năm nay minh đã đầu tư lắp đặt các trang thiết bị với công nghệ hiện đại để giúp đàn lợn khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh. Anh tinh bản lứa lợn này sẽ dư được một số tiền. Vậy mà…

Vợ ông D thở dài nói: 

- Vợ chồng mình phải tính toán lứa lợn sau nuôi ít lại! Chứ không mất cả chì lẫn chài!

Ông D ậm ừ dáp: 

- Để anh suy nghĩ thêm!

Mối quan hệ cung – cầu được thể hiện như thế nào trong đoạn hội thoại trên?

Lời giải:

- Mối quan hệ cung-cầu trong đoạn hội thoại trên được thể hiện qua việc ông D và vợ ông thảo luận về giá thức ăn gia súc và giá lợn xuất chuồng. Ông D lo ngại về việc tăng chi phí chăn nuôi do giá thức ăn gia súc tăng lên, trong khi vợ ông cho rằng giá lợn xuất chuồng đang giảm, dẫn đến vấn đề lợi nhuận.

III. Vận dụng

Vận dụng SBT Kinh tế Pháp luật 11: Với tư cách là người tiêu dùng, em hãy tìm hiểu và thực hiện bài viết ngắn (khoảng 200 chữ) về vai trò của quan hệ cung - cầu đối với bản thân hoặc người thân.

Lời giải:

Quan hệ cung - cầu đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của em và người thân. Khi giá cả của các mặt hàng tăng hoặc giảm, chúng ta phải cân nhắc và điều chỉnh lựa chọn mua sắm của mình.

Trong thời kỳ tăng giá, gia đình em thường xem xét cẩn thận để đảm bảo tiêu dùng có thể đáp ứng nhu cầu hàng ngày mà không gánh nặng quá lớn về tài chính. Gia đình em có thể tìm kiếm các sản phẩm thay thế với giá cả hợp lý hơn hoặc thậm chí chuyển sang các thương hiệu hoặc dịch vụ có giá thấp hơn để tiết kiệm.

Ngược lại, khi giá cả giảm, em và người thân có thể tận dụng cơ hội để mua sắm các sản phẩm hoặc dịch vụ mà trước đây có thể không nằm trong khả năng tài chính. Quan hệ cung - cầu không chỉ ảnh hưởng đến túi tiền của gia đình mà còn định hình cách cả nhà quản lý tài chính và lựa chọn tiêu dùng.

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

Bài 3: Lạm phát trong kinh tế thị trường

Bài 4: Thất nghiệp trong kinh tế thị trường

Bài 5: Thị trường lao động, việc làm

Lý thuyết KTPL 11 Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường

1. Khái niệm cung và các nhân tố ảnh hưởng đến cung

- Khái niệm: Cung là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến cung:

+ Trình độ công nghệ;

+ Giá của các yếu tố sản xuất đầu vào;

+ Chính sách của Nhà nước,...

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

Cung thể hiện khả năng đáp ứng nhu cầu của cho người tiêu dùng

2. Khái niệm cầu và các nhân tố ảnh hưởng đến cầu

- Khái niệm: Cầu là số lượng hàng hoá, dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:

+ Thu nhập của người tiêu dùng;

+ Giá của các mặt hàng liên quan;

+ Dân số;

+ Thị hiếu của người tiêu dùng,...

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

Thu nhập của người tiêu dùng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cầu

3. Mối quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế

- Cung - cầu tác động lẫn nhau:

+ Khi cầu tăng, sản xuất mở rộng, lượng cung tăng;

+ Khi cầu giảm, sản xuất thu hẹp, lượng cung giảm.

- Cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả:

+ Khi cung lớn hơn cầu, giá cả giảm;

+ Khi cung nhỏ hơn cầu, giá cả tăng;

+ Khi cung bằng cầu, giá cả ổn định.

- Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu:

+ Về phía cung: khi giá cả tăng lên trong khi giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào không tăng, các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lượng cung tăng lên và ngược lại.

+ Về phía cầu: khi giá cả giảm xuống trong khi giá cả của các yếu tố sản xuất đầu vào không tăng, cầu có xu hướng tăng lên và ngược lại.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Cung - cầu trong nền kinh tế thị trường | Kinh tế Pháp luật 11

Sơ đồ thể hiện mối quan hệ cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả

4. Vai trò của quan hệ cung - cầu trong nền kinh tế

- Người sản xuất đưa ra quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Người tiêu dùng lựa chọn mua hàng hoá phù hợp với nhu cầu và đem lại hiệu quả kinh tế.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá