Sách bài tập Ngữ Văn 11 Đọc trang 3, 4, 7, 8, 9, 10 | Chân trời sáng tạo

246

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Đọc trang 3, 4, 7, 8, 9, 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Đọc trang 3, 4, 7, 8, 9, 10

A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng theo sách giáo khoa

Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đọc văn bản Muối của rừng (Ngữ văn 11, tập hai, tr. 16) và thực hiện các yêu cầu sau đây:

1. Liệt kê và ghi rõ những đoạn chuyển biến về cảm xúc, suy nghĩ của ông Diểu trong văn bản.

2. Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.

3. Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Muối của rừng là gì? Hãy so sánh với Chiều sương (Bùi Hiển) để thấy tư tưởng của hay tác giả về những vấn đề môi trường.

Trả lời:

1. Bảng liệt kê

STT

Những đoạn

chuyển biến

Cảm xúc, suy nghĩ của ông Diểu

1

Lúc bắn hạ khỉ bố

Sợ hãi, run lên như vừa làm điều ác - đánh động một phần lương tri.

2

Khỉ con rơi xuống vực

Tái mặt, mồ hôi ra nhưu tắm, kinh hoàng - ý thức được những điều mình làm hại đến tự nhiên.

3

Chữa thương cho khỉ bố

Mủi lòng, lo lắng, thương hại con khỉ - lương tri được thức tỉnh.

4

Thả khỉ bố về rừng

Buồn bã, cay cay sống mũi - cuối cùng, ông đã thức tỉnh và quay về với bản chất thiện lương.

2. Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn:

- Chỉ có một ngôi kể trong câu chuyện là ông Diểu.

- Điểm nhìn: ông Diểu, khỉ bố, khỉ mẹ, khỉ con,...

- Việc tác giả lựa chọn điểm nhìn phù hợp sẽ hỗ trợ độc giả trong việc theo dõi câu chuyện tốt hơn. Chúng ta có thể thấy, dĩ nhiên điểm nhìn quan trọng nhất là từ nhân vật ông Diêu, người đã kể lại câu chuyện một cách toàn vẹn, đẩy đủ từ đầu đến cuối một cuộc đi săn thú li kì, nhiều dư vị và cảm nghĩ sâu sắc cho độc giả.

=> Từ điểm nhìn của nhân vật ông Diểu – người đi săn, tác giả muốn gieo vào lòng độc giả những suy nghĩ vẽ tác động của tự nhiên đối với con người, ở đây là động vật hoang dã.

3. - Tư tưởng của tác phẩm được thể hiệnthông qua hình tượng nghệ thuật. Đặc biệt qua đoạn văn cuối, ông Diểu đi bộ giữa làn mưa xuân và những đoá hoa tử huyền, người đọc thấy tư tưởng của tác giả thể hiện rõ trong đó. Đoạn văn này có tác dụng nhấn mạnh và xoáy vào tư tưởng của văn bản. Đó là con người có thể được cảm hoá từ những câu chuyện trong tự nhiên và ngược lại, thiên nhiên sẽ ban tặng cho con người những phần thưởng xứng đáng.

- So sánh với Chiều sương: Tư tưởng của tác phẩm Chiều sương là tình cảm vấn vít giữa người đã khuất và người còn sống trong cuộc hành trình mưu sinh dựa vào biển cả. Những vấn đề môi trường mà cả hai tác phẩm cùng đem lại cho độc giả đó là phải biết trấn trọng và bảo vệ những gì mà thiên nhiên ban tặng cho con người, biết yêu thương, gìn giữ để cùng chung sống hài hoả với nhau.

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu

Đọc văn bản Chữ người tử tù trong SBT Ngữ văn 11, tập 2, tr. 4 - 10 và thực hiện các yêu cầu nêu phía dưới:

Câu hỏi trong khi đọc:

Câu 1 (hình dung) trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Huấn Cao qua cái nhìn của người khác như thế nào?

Trả lời:

- Là người mà dân trong vùng vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp.

- Có tiếng là nguy hiểm, có tài bẻ khóa và vượt ngục.

=> Văn võ đều có tài mà đi làm giặc thì đáng buồn, đáng tiếc lắm.

Câu 2 (dự đoán) trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dự đoán xem với câu nói này, liệu Huấn Cao có bị trừng trị không?

Trả lời:

- Câu nói “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây.”

→ Câu nói thể hiện sự khinh bạc, ngôn cuồng, không khuất phục của Huấn Cao nhưng quản ngục không hề trừng trị, hành hạ ông vị người quản ngục biết nhân cách và rất nể phục con người Huấn Cao.

Câu 3 (suy đoán) trang 8 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Mơ ước của viên quản ngục có được Huấn Cao đáp ứng không?

Trả lời:

Khi đã hiểu ra con người viên quản ngục, Huấn Cao đã nhận lời đáp ứng cho chữ viên quản ngục.

Câu 4 (suy ngẫm) trang 9 SBT Ngữ Văn lớp 11 Tập 2: Bạn nghĩ gì về lời nhắn nhủ cuối cùng của Huấn Cao?

Trả lời:

- Lời khuyên của Huấn Cao dành cho quản ngục được nêu len trong hoàn cảnh ông cho chữ quản ngục và ngày mai cũng là kết thúc cuộc đời ông. Vì lẽ đó mà lời khuyên của Huấn Cao dành cho quản ngục càng khiến người đọc thấy day dứt, xúc động. Đó là lời nói của ngươi tù, lời nói của một nghệ sĩ.

- Lời khuyên từ đáy lòng Huấn Cao và mang ý nghĩa thức tỉnh. Nó đã đánh thức và giúp viên quản ngục có những gợi ý để thay đổi cuộc sống của chính mình. Huấn Cao đã thay nhà văn Nguyễn Tuân bày tỏ quan niệm về cái đẹp và minh chứng cái đẹp như một sự thức tỉnh, như môt ánh sáng tươi đẹp làm con người nhận ra nhiều giá trị của cuộc sống. Cái đẹp ấy không thể tồn tại ở nơi nhem nhuốc, uế tạp. Vì thế, sự bái lĩnh của quản ngục sau lời khuyên của Huấn Cao góp phần khẳng định niềm tin của nghệ thuật và của lòng người. Ánh sáng soi rọi viên quản ngục và cả chính Huấn Cao, đó là ánh sáng và giá trị nghệ thuật thiêng liêng.Lời khuyên cho ta thêm hiểu về lẽ sống, về con người và cuộc đời. Cách nhìn nhận và khám phá cái đẹp của Huấn Cao hay của Nguyễn Tuân, thật sự đã tạo nên thức tỉnh làm thay đổi một con người.

Câu hỏi sau khi đọc

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên.

Trả lời:

- Giới thiệu về nhà ngục tỉnh Sơn tiếp nhận sáu tử tù, trong đó có Huấn Cao

- Viên quản ngục nghe tiếng Huấn Cao và có những biệt đãi (buồng giam, ăn uống....)

- Huấn Cao cao ngạo không muốn gặp viên quản ngục.

- Viên quản ngục muốn có chữ của Huấn Cao trước khi nhóm tử tù bị giải vào kinh

- Thầy thơ lại đã tỏ nỗi lòng với Huấn Cao

- Huấn Cao đồng ý cho chữ trong một buổi tối trang trọng, linh thiêng giữa chốn ngục tù; những lời khuyên của Huấn Cao đã kết lại câu chuyện về việc gìn giữ thiên lương giữa chốn ô uế, xấu xa.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Chữ người tử tù là văn bản truyện ngắn?

Trả lời:

Những dấu hiệu nào giúp nhận biết Chữ người tử tù là văn bản truyện ngắn:

- Truyện kể có dung lượng ngắn, phù hợp đọc hết một lần.

- Số lượng và nhân vật ít.

- Truyện chỉ tập trung miêu tả một khía cạnh, lát cắt cụ thể trong đời sống xã hội.

- Cốt truyện đơn giản, hàm súc xoay quanh 1 tình huống (cho và xin chữ).

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, các sự kiện và câu chuyện trong văn bản trên được kể theo điểm nhìn của ai? Có sự thay đổi điểm nhìn hay không?

Trả lời:

Điểm nhìn rõ nhất trong văn bản là của ngôi thứ ba toàn trị, người kể chuyện bao quát các nhân vật, không giới hạn trong một nhân vật nào. Và văn bản cũng có sự thay đổi điểm nhìn, từ điểm nhìn của ông quản ngục đến Huấn Cao, đôi khi qua thấy thơ lại. Đây là ba điểm nhìn rõ nhất của tác phẩm, qua đó, độc giả có thể quan sát, nhìn nhận các nhân vật từ nhiều góc nhìn khác nhau. Ví dụ, từ điểm nhìn của thầy thơ lại và ống quản ngục, chúng ta thấy rõ thế giới tinh thần, tính cách của Huấn Cao hơn. Từ điểm nhìn của Huấn Cao và thầy thơ lại, hình ảnh viên quản ngục lại hiện lên đa dạng và rõ ràng hơn.

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật viên quản ngục và ông Huấn Cao ở đoạn cuối văn bản trên giúp bạn hiểu thêm điều gì về tính cách của mỗi nhân vật?

Trả lời:

Trong ngục tù tăm tối ngày hôm ấy diễn ra cảnh tượng trước nay chưa từng có, đó là cảnh từng nét chữ dần diện hiện ra thể hiện chí tung hoành ngang dọc của một đời người, đó là cảnh cái đẹp được hình thành ngay cả trong nơi tối tăm nhất. Tư thế của một người tù là “đĩnh đạc”, đỡ viên quan ngục, còn tư thế của người coi tù là “quỳ lạy, lĩnh bái”, có vẻ rất ngược đời. Qua đó, người đọc có thể thấy tính cách của mỗi nhân vật:

- Huấn Cao: khí phách, quý trọng và chỉ cho chữ những con người yêu cái đẹp, có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”. Cảnh cho chữ thể hiện thái độ trân quý tấm lòng thiên hạ của Huấn Cao dành cho quản ngục. Lời khuyên cuối cùng “Ở đây lẫn lộn....” cho thấy sự trân trọng, lo lắng cho một nhân cách đẹp sống trong môi trường phức tạp, ô uế sẽ rất khó để giữ trọn tấm thiên lương.

=> Huấn Cao là một người anh hùng - nghệ sĩ với một thiên lương trong sáng, khí phách trong mọi hoàn cảnh.

- Viên quản ngục: hết sức kính cẩn, thể hiện rõ thái độ tôn trọng nhân tài.

- Khi nghe lời khuyên của Huấn Cao, ngục quan vái tử tù một vái và nói qua dòng nước mắt “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

=> Viên quản ngục là người có tâm hồn trong sáng, biết quý trọng người tài, yêu quý cái đẹp. Viên quản ngục cũng cho thấy thái độ bình tĩnh, lễ độ trong các tình huống.

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Kẻ bảng sau vào vở và xác định các yếu tố: người kể chuyện, nội dung câu chuyện, điểm nhìn và một số hình ảnh/ chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề của hai tác phẩm Chiều sương và Chữ người tử tù

Các yếu tố

Chiều sương

Chữ người tử tù

Người kể chuyện

   

Nội dung câu chuyện

   

Điểm nhìn

   

Hình ảnh/chi tiết tiêu biểu

   

Trả lời:

Các yếu tố

Chiều sương

Chữ người tử tù

Người kể chuyện

Chàng trai

Tác giả

Nội dung câu chuyện

Thuật lại chuyện ra khơi của lão Nhiệm Bình với trận bão tố và cuộc gặp gỡ giữa những chiếc thuyền ma (những người đã chết) - thuyền người còn sống.

Thuật lại câu chuyện Huấn Cao - một tử tù bị giam ở ngục tỉnh Sơn cho chữ một viên quản ngục.

Điểm nhìn

Điểm nhìn của chàng trai và lão Nhiệm Bình là chủ yếu.

Điểm nhìn của Huấn Cao, thầy thơ lại và viên quản ngục.

Hình ảnh/chi tiết tiêu biểu

Rất nhiều hình ảnh, chi tiết tiêu biểu:

- Hình ảnh: chiếc thuyền ma, sương mù,...

- Chi tiết: thuyền ra khơi gặp tố, thuyền ông Nhiệm Bình gặp con thuyền ma,...

Nhiều hình ảnh, chi tiết:

- Hình ảnh: ông Huấn Cao, viên quản ngục, cảnh cho chữ,...

- Chi tiết: viên quản ngục biệt đãi ông Huấn Cao, thái độ cao ngạo của ông Huấn Cao, thái độ trọng thi của viên quản ngục,...

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Văn bản này ban đầu có nhan đề là Giòng chữ cuối cùng, về sau được tác giả đổi thành Chữ người tử tù. Theo bạn, nhan đề nào phù hợp hơn với chủ đề của văn bản? Vì sao?

Trả lời:

Với nhan đề cũ: Giòng chữ cuối cùng, có thể người đọc không hình dung được câu chuyện; còn nhan để sau: Chữ người tử tù, chúng ta có thể đoán trước nội dung của câu chuyện là về một tử tù và chữ của người ấy. Nhan đề này gây hấp dẫn, tạo sự hứng thú cho độc giả hơn. Đây là một gợi ý, bạn có thể đưa ra nhận định của mình và có thể tự do nhận xét nhan đề nào là hấp dẫn hơn.

Câu 7 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Một số câu hỏi trắc nghiệm:

7.1. Nhân vật chính trong Chữ người tử tù là:

a. Những nho sĩ cuối mùa, tài hoa, bất đắc chí, phản nghịch.

b. Những người lao động cần cù, nghệ sĩ

c. Những viên quan lại triều đình ngoan ngoãn, nghe lời, thuần phục.

d. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Trả lời:

Đáp án A

7.2. Giá trị của Chữ người tử tù là:

a. Khắc hoạ hình tượng ông Huấn Cao – một con người tài hoa, khí phách, niên ngang, bất khuất.

b. Thể hiện quan niệm về cái đẹp, sự trường tồn của cái đẹp trong mọi nghịch cảnh.

c. Tấm lòng yêu nước thầm kín của Nguyễn Tuân.

d. Tất cả các đáp án trên.

Trả lời:

Đáp án D

7.3. Đáp án nào dưới đây không đúng về nhân vật ông Huấn Cao?

a. Tài hoa, nghệ sĩ

b. Khí phách, hiền ngang.

c. Biệt nhỡn liên tài

d. Thiên lương, trong sạch.

Trả lời:

Đáp án C

7.4. Lời khuyên của ông Huấn Cao: “Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quảnnên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoànhcủa một đời con người”. Ý nghĩa của lời khuyên này là:

a. Cái đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái ác.

b. Người ta chỉ thưởng thức cái đẹp một cách trọn vẹn khi giữ được thiên lương.

c. Cái đẹp (mĩ) phải đi đôi với cái thiện, chân.

d. Tất cả các đáp án trên.

Trả lời:

Đáp án D

Đánh giá

0

0 đánh giá