Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật viên quản ngục và ông Huấn Cao ở đoạn cuối văn bản trên giúp bạn hiểu thêm

316

Với giải Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 6: Sống với biển rừng bao la giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 6: Sống với biển rừng bao la

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật viên quản ngục và ông Huấn Cao ở đoạn cuối văn bản trên giúp bạn hiểu thêm điều gì về tính cách của mỗi nhân vật?

Trả lời:

Trong ngục tù tăm tối ngày hôm ấy diễn ra cảnh tượng trước nay chưa từng có, đó là cảnh từng nét chữ dần diện hiện ra thể hiện chí tung hoành ngang dọc của một đời người, đó là cảnh cái đẹp được hình thành ngay cả trong nơi tối tăm nhất. Tư thế của một người tù là “đĩnh đạc”, đỡ viên quan ngục, còn tư thế của người coi tù là “quỳ lạy, lĩnh bái”, có vẻ rất ngược đời. Qua đó, người đọc có thể thấy tính cách của mỗi nhân vật:

- Huấn Cao: khí phách, quý trọng và chỉ cho chữ những con người yêu cái đẹp, có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”. Cảnh cho chữ thể hiện thái độ trân quý tấm lòng thiên hạ của Huấn Cao dành cho quản ngục. Lời khuyên cuối cùng “Ở đây lẫn lộn....” cho thấy sự trân trọng, lo lắng cho một nhân cách đẹp sống trong môi trường phức tạp, ô uế sẽ rất khó để giữ trọn tấm thiên lương.

=> Huấn Cao là một người anh hùng - nghệ sĩ với một thiên lương trong sáng, khí phách trong mọi hoàn cảnh.

- Viên quản ngục: hết sức kính cẩn, thể hiện rõ thái độ tôn trọng nhân tài.

- Khi nghe lời khuyên của Huấn Cao, ngục quan vái tử tù một vái và nói qua dòng nước mắt “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

=> Viên quản ngục là người có tâm hồn trong sáng, biết quý trọng người tài, yêu quý cái đẹp. Viên quản ngục cũng cho thấy thái độ bình tĩnh, lễ độ trong các tình huống.

Đánh giá

0

0 đánh giá