Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm, việc làm nào dưới đây? Vì sao

453

Với giải Bài tập 2 trang 4 SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Giáo dục công dân 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài tập 2 trang 4 SBT GDCD 7: Em tán thành hay không tán thành với những quan điểm, việc làm nào dưới đây? Vì sao?

A. Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, dòng họ, tổ tiên của mình.

B. Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì không phù hợp với cuộc sống hiện đại. 

C. Truyện dân gian và những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hoá quê hương.

D. L cùng các bạn trò chuyện, phỏng vấn các cựu chiến binh ở địa phương để tìm hiểu lịch sử, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương mình.

E. Ngày lễ tốt nghiệp, mẹ rất muốn H mặc trang phục truyền thống của người dân tộc Dao Đỏ nhưng bạn lại không thích vì cho rằng trang phục đó rất cũ kĩ, không hợp với thời hiện đại nữa.

G. Thấy chú thương binh chân thấp, chân cao đi qua, nhóm bạn cười cợt, trêu chọc chú.

H. Học sinh chỉ cần tập trung vào việc học tập, còn giữ gìn truyền thống quê hương là việc của người lớn.

Trả lời:

- Quan điểm A. Tán thành. Vì: truyền thống của quê hương, đất nước là những giá trị tốt đẹp về cả vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể…đã được sáng tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó: tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc của mình, về dòng họ, tổ tiên của mình.

- Quan điểm B. Không tán thành. Vì: nghề thủ công truyền thống cũng là một nét đẹp của quê hương, do cha ông ta truyền lại, cần được gìn giữ.

- Quan điểm C. Tán thành. Vì: truyền thống của quê hương, đất nước bao gồm cả những giá trị vật chất và tinh thần, những giá trị vật thể và phi vật thể. Vì vậy: những câu chuyện cổ dân gian, những làn điệu dân ca địa phương là một phần của truyền thống văn hóa quê hương.

- Quan điểm D. Tán thành. Vì: việc làm mà L thực hiện những hành động tốt góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của quê hương, dân tộc.

- Quan điểm E. Không tán thành. Vì: trang phục truyền thống cũng là một nét đẹp của quê hương, do cha ông ta truyền lại, cần được gìn giữ.

- Quan điểm G. Không tán thành. Vì: hành động đó gây sự tổn thương đối với chú thương binh, đồng thời, cho thấy các bạn nhỏ chưa biết trân trọng sự hi sinh xương máu của thế hệ đi trước cho độc lập, tự do của dân tộc, chưa biết phát huy truyền thống yêu nước của quê hương.

- Quan điểm H. Không tán thành. Học sinh cũng cần giữ gìn truyền thống quê hương thông qua những việc làm phù hợp.

Xem thêm lời giải sách bài tập GDCD 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập 1 trang 4 SBT GDCD 7: Khoanh vào chữ cái trước phương án nói đến truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương...

Bài tập 3 trang 5 SBT GDCD 7: Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:...

Bài tập 4 trang 6 SBT GDCD 7: Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:..

Bài tập 5 trang 7 SBT GDCD 7: Em hãy liệt kê những việc nên làm, những việc không nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương vào bảng dưới đây:...

Xem thêm các bài giải SBT Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Bài 3: Học tập tự giác, tích cực

Bài 4: Giữ chữ tín

Bài 5: Bảo tồn di sản văn hóa

Đánh giá

0

0 đánh giá