Sách bài tập Ngữ Văn 8 Nói và nghe trang 14 | Chân trời sáng tạo

230

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Nói và nghe trang 14 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Nói và nghe trang 14

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước cần thực hiện khi nghe và tôm tắt nội dung thuyết trình của người khác.

Trả lời:

- HS có thể chọn hình thức sơ đồ cây theo kiểu liệt kê ba bước (chuẩn bị trước khi nghe; nghe và ghi chép; đọc lại, chỉnh sửa và phản hồi) hoặc chọn hình thức sơ đồ mô tả rõ tiến trình thứ tự thực hiện các bước trong quá trình nghe và tóm tắt.

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, vì sao khi nghe chúng ta nên ghi chép? Chúng ta cần ghi chép những gì và ghi chép như thế nào?

Trả lời:

– Những lí do cần ghi chú trong khi nghe:

+Lưu giữ những nội dung chính của bài thuyết trình đã nghe được. +Tạo động lực để người nghe chú ý theo dõi để nắm bắt những nội dung chính của bài thuyết trình.

+ Chủ động ghi chú lại những nội dung người nghe cảm thấy quan trọng hứng thú cần tìm hiểu hoặc trao đổi thêm về bài thuyết trình.

+Thể hiện được bằng chứng cho thấy người nghe hiểu và nắm bắt được nội dung của bài thuyết trình.

– Những nội dung cần ghi chép:

+ Nội dung chính của bài thuyết trinh, bố cục của bài thuyết trình. +Những bằng chứng quan trọng (ví dụ: số liệu, hình ảnh, sơ đồ...).

+ Nội dung mà người nghe cảm thấy quan trọng tâm đắc/ hứng thú muốn tìm hiểu thêm chưa hiểu rõ, chưa đồng ý và muốn trao đổi thêm với người trình bày.

+ Nội dung diễn giải cách hiểu của người nghe với những vấn đề mà người thuyết trình trình bày.

+ Nội dung thu hoạch thêm được từ bài thuyết trình so với những gì đã biết trước về chủ đề của bài thuyết trình.

+ Những câu hỏi đặt ra xoay quanh nội dung bài thuyết trình.

– Cách ghi chú hiệu quả:

+ Dùng ngôn ngữ của bản thân để ghi chép, tuy nhiên cần tránh thay đổi nội dung của bài thuyết trình.

+ Ghi tóm tắt nội dung chính bằng từ cụm từ đồng thời sử dụng các kí hiệu như: dấu sao (*), dấu gạch ngang (-), dấu cộng (+) hoặc bút màu để đánh dấu ý chính, ý phụ.

+ Có thể viết tắt, dùng hình ảnh có tinh biểu tượng để ghi chép tóm tắt thông tin sao cho bắt kịp tốc độ trình bày của người thuyết trình.

+ Nên chừa khoảng trống sau mỗi nội dung ghi chép để có thể bổ sung thông tin (nếu cần).

+ Dùng sơ đồ để biểu thị mối quan hệ ý nghĩa giữa các nội dung nghe và ghi chép được.

+ Cần ghi chép chính xác một số nội dung như: công thức, định nghĩa, sự kiện cụ thể (năm, tên người, tên địa danh, sự kiện chính,...).

+ Kết hợp nghe và quan sát những cử chỉ, điệu bộ, tốc độ nhanh/ chậm, cao độ của giọng người nói và những nội dung được lặp đi lặp lại, nhấn mạnh của người trình bày để kịp thời ghi chú những thông tin quan trọng sao cho hiệu quả.

+ Có thể ghi chép theo phương pháp cornell, phương pháp ghi chép theo dàn ý, phương pháp vẽ sơ đồ tóm tắt...

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Liệt kê ít nhất một khó khăn em có thể gặp phải khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác. Đề xuất cách thức khắc phục (những) khó khăn ấy và trao đổi với các bạn trong nhóm/ lớp.

Trả lời:

HS tự đề xuất cách thức khắc phục trên cơ sở những khó khăn của chính các em khi nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình của người khác. Tuy nhiên nội dung đề xuất cần được dựa trên những hiểu biết của các em về kĩ năng nghe này.

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Thực hiện hoạt động nói và nghe sau:

Lớp hoặc nhóm em tổ chức buổi thuyết trình bàn về giá trị của tình yêu thương trong cuộc sống con người. Hãy chọn nghe một bài thuyết trình cụ thể và ghi lại tóm tắt nội dung của bài thuyết trình ấy để làm tư liệu tham khảo và trao đổi với người trình bày.

Trả lời:

Để thực hiện bài tập này, HS nên:

Chuẩn bị nội dung thuyết trình theo bối cảnh và chủ đề mà bài tập đã giao. Việc chuẩn bị bài thuyết trình này có thể giao cho một số HS trong nhóm hoặc lớp đảm nhận.

– Khi một số bạn trong nhóm hoặc lớp trình bày bài thuyết trình thì các bạn còn lại thực hiện việc nghe và ghi chép tóm tắt nội dung của bài thuyết trình theo hướng dẫn trong SGK/ tr.27 – 28.

– Sau đó HS cần trao đổi nội dung ghi chép với nhau và với người thuyết trình (nếu cần). HS tiến hành việc tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau theo bảng kiểm trong SGK/ tr. 28.

Đánh giá

0

0 đánh giá