Sách bài tập Ngữ văn 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài | SBT Văn 8 Chân trời sáng tạo

2.3 K

Tailieumoi xin giới thiệu giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 5: Những tình huống khôi hài

I. Đọc (trang 59, 60 SBT Ngữ Văn 8)

Câu 1 trang 59 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm từ ngữ thích hợp (đã sử dụng trong mục Tri thức ngữ văn của bài học) điền vào chỗ trống trong các câu văn/ đoạn văn sau:

a. Nhân vật của hài kịch là đối tượng của........, gồm những hạng người hiện thân cho các thói hư tật xấu hay những gì............trong xã hội.

b. Hành động trong hài kịch là toàn bộ.........của các nhân vật tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua............dưới các dạng: tấn công – phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối;...

c. Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp........để..........các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người. 

Trả lời:

a. Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những hạng người hiện thân cho các thói hư tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội.

b. Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động của các nhân vật tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công – phản công; thăm dò – lảng tránh; chất vấn – chối cãi; thuyết phục – phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin – từ chối;…

c. Hài kịch là một thể loại kịch dùng biện pháp gây cười để thể hiện các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người.

Câu 2 trang 59 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong số các thành phần của ngôn ngữ kịch nói chung, hài kịch nói riêng dưới đây, thành phần nào không phải là ngôn ngữ nhân vật?

a. Lời đối thoại

b. Lời độc thoại

c. Lời chỉ dẫn sân khấu

d. Lời bàng thoại

Trả lời:

Đáp án C

Câu 3 trang 59 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, vì sao hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục lại làm bật lên tiếng cười?

Trả lời:

Hành động của các nhân vật và cách giải quyết xung đột trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục lại làm bật lên tiếng cười vì đấy là những hành vi, lời nói đại diện cho cái “thấp kém”; những tính cách, lối sống giả dối, hài hước, lố bịch thường bị chế giễu và phê phán:

- Hành động của ông Giuốc-đanh cho thấy sự háo danh, thích học đòi làm sang (vẫn vui vẻ, hài lòng khi bị phó may mua bít tất chặt, đóng giày chật, may áo có hoa ngược, ăn bớt vải; bị mất tiền oan nhưng vẫn sung sướng khi được thợ phụ tâng bốc, nịnh bợ,…).

- Hành động của phó may cho thấy kiểu bịp bợm, ma rãnh, làm ăn gian dối (tìm những lí do (có vẻ rất hợp lí) để biện minh cho hành động gian dối của mình).

- Hành động của thợ phụ cho thấy kiểu nịnh bợ để kiếm lợi (dùng những lời lẽ tâng bốc, nâng dần địa vị của ông Giuốc-đanh qua cách xưng hô trịnh trọng: “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông”).

- Xung đột trong màn kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục chủ yếu là giữa ông Giuốc-đanh và phó may. Cách giải quyết xung đột ấy làm bật lên tiếng cười vì cách xử lí sự đối lập, mâu thuẫn của các nhân vật theo từng nấc thang hết sức bất ngờ, nhẹ nhàng nhưng sâu cay, tập trung làm nổi bật hình ảnh “trưởng giả học làm sang” của Giuốc-đanh. 

Câu 4 trang 59 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những cụm từ in nghiêng đặt trong ngoặc đơn như: ... “Ông Giuốc-đanh (nhìn áo của bác phó may)...”, “Ông Giuốc-đanh ... (nói riêng)...” là lời của ai và có vai trò thế nào trong văn bản kịch?

Trả lời:

- Đó là lời của tác giả, người viết kịch bản (thường được gọi là lời “chỉ dẫn sân khấu”.

- Tác dụng: gợi ý, chỉ dẫn việc ra, vào sân khấu; cách diễn xuất của diễn viên; cách bài trí sân khấu,…

Câu 5 trang 59 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định chủ đề của văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục. Phân tích một trong những thủ pháp nghệ thuật mà em cho là có hiệu quả rõ rệt trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích.

Trả lời:

- Chủ đề: Châm biếm thói xâu của những người thấp kém.

- Nghệ thuật xung đột giữa các nhân vật:

+ Vở kịch gây cười ở sự mất cân bằng đối xứng giữa hình thức với nội dung, giữa cái biểu hiện bên ngoài với cái bên trong.Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng bất hòa giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn với giấc mộng học đòi làm sang.

+ Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục.

+ Giấc mơ bước chân vào giới thượng lưu khi không có kiến thức, hiểu biết liên tục đẩy ông Giuốc đanh trở thành người lố bịch.

=> Mô-li-e tài tình trong việc khắc họa tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi học làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

Câu 6 trang 60 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

BỆNH SĨ

Lưu Quang Vũ

Cảnh V (trích)

Tại trụ sở Liên hợp Xã, trong một buổi lễ trọng thể.

Lược thuật. Trong lúc chờ lãnh đạo và quan khách đến dự lễ, người ta nghe những lời ca thán về sự đình trệ canh tác thời vụ, những đảo lộn trong sinh hoạt của xã viên trong Liên hợp Xã,... do cách huy động nhân lực, kinh phí vào việc tổ chức buổi lễ. Rồi ông Toản Nha cùng khách khứa xuất hiện trong tiếng vỗ tay, tiếng trống rền vang. Cảnh tượng sân khấu rất long trọng, nhận nhịp. Đúng lúc Hung — Thuyền trưởng tàu viễn dương”, người yêu cô Nhân - kĩ sư chăn nuôi, con gái ông Toàn Nha xuất hiện, buổi lễ bắt đầu. Sau lời khai mạc của ông chủ tịch Toàn Nha, phát biểu của ông “nhà văn Chu Văn” là tiết mục hợp xướng bài Ngọn đuốc Hùng Tâm (hát theo điệu bài Diệt phát xít), tiết mục hợp ca bài Hùng Tâm viễn đường (hát, múa theo điệu Cây trúc xinh).

(Nhàn và Long xuất hiện, cô đứng lặng nhìn Hưng. Hưng cũng đã nhìn thấy Nhàn)

Hưng: - (bối rối, sững sờ) Nhàn!

Nhàn: - Anh! (đăm đăm nhìn Hưng)

(Ông Nha ra hiệu, mọi người lui dần, chỉ còn Hưng và Nhàn).

Nhàn: - Anh đã về...

Hưng: - Tôi… tôi...

Nhàn: - Mọi người đón anh thật trọng thể và trông anh cũng thật là anh rất ít viết thư cho Nhàn.

Hưng: - Tôi... tôi muốn dành cho ngày ta gặp nhau.

Nhàn: - Như ta đã hẹn lúc chia tay phải không?

Hưng: - Đúng thế.

Nhàn: - Hiện... anh ra sao?

Hưng: - Như Nhân đã thấy đấy (trỏ bộ quần áo trên người mình)

Nhàn: - Không phải bộ quần áo. Bộ quần áo chẳng nói lên điều gì… Nhàn muốn hỏi anh đã sống ra sao.

Hưng: - Dù sao thì … cũng không đến nỗi. Không phải kẻ vô tích sự.

Nhàn: - Thật chứ? Lấy gì làm bằng?

Hưng: - Nhàn… Sao lại nói thế? Tôi đã học hỏi, đã làm việc, tôi tự thấy không hổ thẹn … tôi đã đổi khác nhiều.

Nhàn: - Nhàn lại thấy anh không đổi khác gì lắm.

Hưng: - Nhàn chưa biết đấy thôi. Tôi đã không còn là gã trai vụng về yếu đuối. Tôi đã trở thành … thủy thủ … dù sao cũng đã thành thủy thủ … đã biết bơi …. Bơi hàng mấy chục cây số mà không cần chuồn chuồn cắn rốn.

Nhàn: - Bây giờ anh cũng đang bơi phải không?

Hưng: - Kìa Nhàn.

Nhàn: - Anh đã trở thành một người có danh vọng, một ông thuyền trưởng viễn dương giàu có sang trọng như mọi người thèm khát. Chúc mừng anh.

Hưng: - (định mở va-li) Có quà cho Nhàn đây.

Nhân: - Không . Còn em chỉ là một cô gái bình thường, một cô kĩ sư chăn muối của xã. Công việc của em ở đây là tìm thuốc ăn thích hợp cho ga, vit, truyền giống và thu tỉnh nhân tạo cho lợn. Em đã không thành Páp-lốp hay Mít-su-rin... em không xứng với anh.

Hưng: - Kia

Nhàn: - Em không phải xấu hổ về mình. Em đã không trở thành nữ bác học mà chỉ là cô kĩ sư chăn nuôi bình thường. Có sao đâu, miễn ta là người có ích. Là gỗ thật còn hơn là bạo giả. Em rất buồn.

Hưng: - Vì sao?

Nhàn: - Ở đây, mọi người không đổ sức vào làm việc, không được tổ chức tốt để làm việc, bị xô đẩy chạy theo những thủ hão huyền và làm khổ nhau vì những thứ đó. Ở đây, người ta sống bằng những cái giả, đổi mới giả, tiên tiến giả, và rất buồn là chính cha em là người có lỗi lớn về tình trạng đó. Còn anh, anh thì sao?

Hưng: - Tôi nhớ Nhàn, nhớ lời hẹn với nhau, tôi về đây là để... Chú tôi bảo ngày hôm nay sẽ là lễ ăn hỏi của chúng ta.

Nhàn: - Sao vội thế?

Hưng: - Tôi mang quà cho Nhàn.

Nhàn: - Những thứ sang trọng, những thứ đắt tiền... Không, Nhàn cần điều khác cơ. Điều gì thì anh hiểu đấy! Bây giờ... xin phép ông thuyền trưởng, em phải đi làm đây, phải cùng với các bạn thanh niên để làm những công việc hữu ích hơn là ở đây tâng bốc ông thuyền trưởng... Tạm biệt anh! (cô ra nhanh).

Hưng: - Nhàn! (sững sờ) Thế là thế nào?

(Ông Nha, Sửu và Long ra)

Văn Sửu: - (hát hát) Bác Nha ra đây. Có tin lạ lắm: chú Long vừa bảo tin chú ấy vừa gọi điện lên huyện, họ bảo rằng: nhà văn Chu Văn đang trên đường về xã ta.

Ông Nha: - Sao? Nhà văn Chu Văn nào?

Long: - Nhà văn Chu Văn đầu hói ấy, chắc ông ta nghe nói có một người tự xưng là Chu Văn ở đây, nên ông ta về để xem mặt.

Văn Sửu: - Thế là thế nào hả bác?

Ông Nha: - Số là thể này chủ Sứu ai ở trên tỉnh vừa xuất hiện một tên bịp giả danh là nhà văn Chu Văn, cái tên đầu hỏi ấy chính là nhà văn Chu Văn giả, trong khi nhà văn Chu Văn thật đang ở đây với chúng ta. Ông ấy đầu rồi?

Văn Sửu: - Báo cáo bác, vừa chở lợn đi rồi, anh ay hẹn mấy hôm nữa sẽ quay lại, còn giờ phải đưa lợn về để kịp tiếp đoàn nhà văn Lào.

Ông Nha: - Tốt. Còn tên Chu Văn giả thì lại đang trên đường về đây Ta phải vạch mặt hắn. Tôi chỉ thị: cử người chặn đường bắt giữ tên Chu Văn đầu hỏi, giao cho công an để họ xử lí tội bịp bạn.

Văn Sửu: - Rõ.

Long: - Kìa bố!

Ông Nha: -  (với Sửu) Ta đi thôi! (cùng Sửu ra nhanh).

Long: - Thế đấy! Bố em không chịu nghe ai cả. Đi bảo bắt ông Chu Văn thật, còn thằng giả mạo thì đã kịp chuồn rồi, cái thằng khốn khiếp ấy!

Hưng: - Ai?

Long: - Tên bịp, tên lừa dối!

Hưng: - Nhưng mà ai?

Long: - Hắn ta. Tên giả mạo. Không phải nhà văn mà dám mạo tên Chu Văn. Em biết ngay mà. Một thằng chuyên đi lừa.

Hưng: - Để làm gì?

Long: - Để sĩ, nhưng cái chính là để kiếm lợi. Bây giờ ối kẻ như thế đấy.

Hưng: - Không có khi là vì hoàn cảnh... vì bị ép... không muốn mà phải làm... Vì nếu là mình thì không được trọng, nên phải sắm vai .. là của dởm, vì mọi người ưa của dởm hơn của thật.

Long: - Đúng thế. Nhưng em thì không muốn mình như thế. Anh Hưng ạ, em rất quý anh. Anh là bạn thân, là người yêu của chị Nhàn em. Ở đây chỉ có anh là người em phục, em tin.

Hưng: - Tin tôi?

Long: -  Vâng, anh là thuỷ thủ, là thuyền trưởng, là người đã đi nhiều, biết nhiều, đã vượt qua sóng to bão lớn hiểm nguy, và nhất là người trung thực. Em nói thật với anh điều này nhé.

Hưng: - Điều gì?

Long: -  (tháo băng ở tay) Em chả bị đau tay đau tiếc gì cả. Em vờ thôi!

Hưng: - Sao?

Long: -  Em không phải là học sinh nhạc viện, không phải là người kéo vĩ cầm. Bố em bắt em phải thi vào trưởng nghệ thuật nhưng em không có năng khiếu và cũng không thích nên em đã đi làm thợ. Em nói dối mọi người đấy, em hiện nay là thợ mộc ở xí nghiệp gỗ trên tỉnh, một thợ mộc loại cừ... Em vờ vịt xách cái hộp đàn cho ra vẻ thôi. (Mở hộp đàn vi-ô-lông ở trong là cưa bào, đồ lề của thợ mộc) Thế đấy! Em thù lão Văn Sửu vô cùng, chính nó xui bố em bắt em phải đi học đàn, em khổ quá! Khổ vô cùng! Lão Sim xui bố em làm nhiều việc quái gở, bố em u mê nghe theo, không ai can được. Trong mỗi việc ấy, lão Sửu là kẻ kiếm lợi nhất. Cứ ba đồng chè chén đón khách, thì phải vào túi lão Sửu một... Cũng vì muốn tống cổ em đi cho khuất mắt mà lão xui bố em bắt em di học đàn. Em sợ bố em. Nhưng em không chịu, từ bé em đã thích làm thợ mộc, có hoa tay thợ mộc...

Hưng: -  Làm người kéo đàn cũng thích chứ sao?

Long: - Nhưng em không có tài. Ai giỏi làm gì thì phải để cho người ta làm việc đó. Làm thơ mộc mỗi tháng lương em hơn mười lăm ngàn. Lâu này chỉ vì sợ bố em mà em không dám nói thật. Mỗi lần về quê cứ phải xách cái hộp này... Mà phải nói một phần em cũng sĩ, em thấy chị em là nhà khoa học, anh là thuyền trưởng, còn em chỉ là thằng thợ mộc. Em sợ bọn con gái ở làng nó chê . Nhưng em không muốn như cái thằng còn giả vở là ông Chu Văn kia ... Em cứ mở cái hộp dụng cưa bào này để đây... Để lát nữa bố em và mọi người vào, em nói thật hết. Nên thế chứ anh nhỉ?

Hưng: - Tôi …  Tôi không biết.

Long: - Giờ em chuồn đây (ra khuất).

(Ông Thình vào)

Ông Thình – Hưng, chuẩn bị đi... Lát nữa, sau là lễ rước đuốc từ phòng truyền thống về trụ sở, đúng ba giờ này sẽ là lễ ăn hỏi của cháu với Nhàn. Chú và bác Nha đã chuẩn bị hết rồi.

Lễ ăn hỏi tiến hành thật trang nghiêm trà ấm cúng. Ông Nha có mời cả các quan khách và phỏng viên chứng kiến... Quái, cô Nhàn đâu rồi, ông Nha đang tìm cô ấy.

Hưng: - Nhàn... Nhàn vẫn không biết gì cả…

Ông Thình: - Không biết gì?

Hưng: - Cháu là kẻ mạo nhận, kẻ lừa gạt…

Ông Thình: - Cái gì?

Hưng: - Có kẻ giả mạo vì có người sùng bởi sự giả mạo, coi thường cái chân thật. Không! Cháu đã gặp Nhàn, đã nhìn thấy Nhàn, thấy gương mặt, đôi mắt cô ấy, cháu không thể... thà rằng cô ấy không yêu cháu còn hơn cháu lừa dối để có được lễ ăn hỏi này...

Ông Thình: - Cháu nói sao?

Hưng: - Cháu đi đây.

Ông Thình: - Đi đâu?

Hưng: - Đi về tàu.

Ông Thình: - Ơ! Nhưng còn hai tiếng nữa là bắt đầu... Hưng!

Hưng: - Không chú ạ, cháu không làm Vuốt-cô giả nữa, cháu sợ...

Ông Thình: - Sợ gì?

Hưng: - Sợ cô Nhàn thật. Sợ ông Chu Văn thật và sợ chính cả cháu thật, thằng Hưng thật nữa. Cháu về với con tàu thật của cháu đây. Mặc tất cả! (Anh chạy mất).

Ông Thình: - Kìa, Hưng!

(Có tiếng ồn ào, bà Độp hớt hải chạy vào)

Bà Độp: - Ông Thình ơi, bác Nha đâu?

Ông Thình: - Có chuyện gì?

Bà Độp: - Nguy quá! Lợn mượn về nhốt vào lớp học, nó lạ chuồng lạ đàn, cắn nhau lung tung. Đúng vào lúc đoàn tham quan đến thì nó phá tung cửa chuồng, tức là cửa lớp học mới làm tạm, chạy ùa ra, một con lợn to tức tối xông vào cắn đúng chân anh phóng viên truyền hình, khiến anh ấy rơi cả máy, chảy cả máu chân...

Ông Thình: - Chết thật! Phải gọi bác Nha!

(Lần sau dìu anh phóng viên vào, anh thứ hai đi sau cầm máy)

Phóng viên A: - (tập tễnh, xuýt xoan) Giời ơi, lợn gì mà dữ như hùm ấy.. chảy máu chân tôi rồi … khéo lớn dại thì chết.

Văn Sửu: - Không sao đâu ạ, y tá xã sẽ băng cho anh ngay, có cả thuốc tiêm phòng dại.

Phóng viên A: - Ôi giời, tiêm quanh rốn á? Chết tôi mất thôi!

(Ông Nha hấp tấp đi vào)

Ông Nha: - Không sao, lợn rất lành mạnh, chúng tôi xin bảo dăm... Chúng tôi sẽ bồi thưởng ạ, sẽ rất chu đáo! Bà Độp, cho người bắt con lợn to ấy… giao cho các đồng chí truyền hình, lặng luôn các đồng chỉ ấy, để các đồng chí thịt bồi dưỡng cho đồng chí bị thương.

Phóng viên B: - Thật ạ. Thế thì thật là …. Thôi cậu gắng chịu, bị chảy máu có tí mà cơ quan được cả con lợn, giá nó cần cả tớ có phải hay không?

(Anh Tị hớt hải chạy vào)

Anh Tị: - Bác Nha ơi, anh Sửu ơi, cậu Đại… tức là võ sĩ Đại Dương, bị đấm bất tỉnh nhân sự.

Văn Sửu: - Sao?

Anh Tị: - Nằm thẳng cẳng giữa đài. Vừa khai mạc hội thi quyền Anh, theo lời anh, em đưa vô sĩ Đại Dương ra giữa bãi, gọi loa thạch đầu với thanh miền có huyện. Thì có thẳng Tích còi ở xã Ca Thượng cạnh xứ ta, nở mới 14 tuổi, nhưng biết quyển Anh, nó học dấu trên tỉnh, thể là chỉ mươi phút, nó đầu thế nào mà thắng Đại như mình ngôn quay lơ. Em đội nước mãi mới tỉnh mọi người xúm vào xem, nó khóc hu hu bảo rằng nó có biết quyền Anh quyền em bao đầu, tại bảo Nha với chủ Sửu bắt nó.

Ông Nha: - Chết thật (với Sửu) Tình hình này, phải bắt đầu lễ rước đuốc ngay cho khí thế!

Văn Sửu: - Vâng, phương án rước đuốc là như thế này, đuốc sẽ do mười hai thành môn truyền tay nhau đưa từ nhà truyền thống xã, chạy quanh xã một vòng, băng qua cầu Cá, tiến vào thị trấn, dùng lại cho lệnh bác rồi sẽ tiến vào đây. Bác sẽ nhận ngọn đuốc trước lễ đài ngoài sân kia, chấm vào ngon duoc “Thắng lợi" đặt trong chiếc lư đồng trên thềm trụ sở đây. Mọi việc sẽ rất khớp rất đẹp, Em đi dự phỏng cả ô che nếu trời bỗng muốn, cả đuốc dự bị nếu đuốc chính bị giỏ tắt. Kia, đuốc đã về tới!

(Tiếng trống. Tiếng hộ "Ngọn đuốc truyền thống đã về tới trụ sở!” Tiếng trống to hơn)

Văn Sửu: - (cao giọng) Thưa các vị đại biểu, đoàn nước đuốc đốt ngọn đuốc chấm từ bật lửa ga ở thêm nhà truyền thống đã về tới đây. Bác Nha sẽ đón nhận!... (với các phóng viên) Các đồng chí chụp ảnh cảnh đó cho! Sẽ là một cảnh rất có ý nghĩa.

Ông Nha: - Anh Hưng đâu nhỉ? Tôi muốn cả tôi cả anh ấy cung cầm ngọn đuốc.

Anh Tị: - Anh Hưng vừa ở đây biển đâu rồi ấy ạ. Cả cô Nhàn cũng không thấy đâu.

Ông Nha:  Hừ, đúng lúc cần thì lại.... Thôi, tôi cầm đuốc một mình vậy.

(Tiếng nhạc, tiếng trống. Trung lên bài hát "Ngọn đuốc Hieu Tim “Hong Tâm bên con đường đổi mới từ đây Tiến bước hiên ngang cầm ngọn đuốc tiên phong". Những người rước đuốc xuất hiện. Người đi giữa giờ cao ngọn đuốc cháy đùng đùng. Họ bước đều đi vòng quanh sân khấu)

Văn Sửu: - Mới bác ra ngoài kia. Lễ “nhận đuốc và châm đuốc" thắp vào ngọn lửa “Thắng lợi” sẽ tiến hành ngoài thêm kia. Mời các đồng chí!

(Ông Toàn Nha cùng những người rước đuốc trịnh trọng tiến ra hiện trong tiếng nhạc vũ tiếng trống cùng bài hát rầm rộ: “Hùng Tâm, Hùng Tâm vinh quang!")

ĐÈN TẮT

(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)

a. Những nhân vật nào trong văn bản là hiện thân cho cái thấp kém? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?

b. Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột , giải quyết xung đột trong văn bản và cho biết nguyên nhân chính làm nảy sinh các xung đột đó. Theo em, xung đột trong văn bản trên có gì khác với xung đột trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục?

c. Nêu tác dụng của xung đột kịch trong việc tạo ra tiếng cười trong văn bản.

d. Xác định chủ đề của văn bản trên và cho biết căn cứ vào đâu để xác định như vậy.

e. Nhận xét về nghệ thuật tạo tiếng cười qua cách đặt và gọi tên nhân vật, cách viết lời thoại trong văn bản.

g. Theo em, qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì?

h. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại hài kịch? 

Trả lời:

a. - Các nhân vật hiện thân cho cái “thấp kém” trong văn bản Bệnh sĩ gồm: Hưng, Long, ông Toàn Nha, ông Thình, Văn Sửu, “nhà văn Chu Văn giả”, phóng viên B.

- Em có thể khẳng định các nhân vật bộc lộ sự “thấp kém” qua lời nói, hành động của mình vì: Hưng vì muốn làm cho buổi lễ thêm sang trọng và chiếm tình cảm của ông Toàn Nha nên đã nói dối mình là thủy thủ tàu viễn dương, trong khi thực tế chỉ là thợ lái tàu đường sông; Long vì muốn chiều ý bỏ nên đã đóng giả một học sinh nhạc viện chơi vĩ cầm trong khi thực chất là một thợ mộc lành nghề; ông Toàn Nha, ông Thình cùng với Văn Sửu vì coi trọng báo cáo, tuyên truyền về thành tích trong lễ tổng kết hơn sự phát triển thực lực của xã nhà nên đã sắp đặt mọi chuyện trái với thực tế; kẻ đóng giả nhà văn Chu Văn là nhằm trục lợi; phóng viên B “tiếc rẻ” rằng lợn đã không cắn cả mình để nhận thêm bồi thường.

b. Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột, giải quyết xung đột qua hành vi, lời thoại của nhân vật trong văn bản

Hành động, xung đột và nguyên nhân

Giữa nhân vật Hưng và Nhàn

Các hành động làm nảy sinh xung đột và nguyên nhân chính

Hưng nói dối Nhàn về thân phận lái con tàu chở phân đạm

Các hành động giải quyết xung đột

Hưng nói sự thật cho Nhàn biết

- Điểm khác nhau giữa xung đột trong văn bản trên với xung đột trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Nếu trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, xung đột chủ yếu là giữa “cái thấp kém” và “cái thấp kém” thì trong văn bản Bệnh sĩ, ngoài xung đột giữa “cái thấp kém” và “cái thấp kém”, còn có xung đột giữa “cái cao cả” và “cái thấp kém”. Đó là xung đột giữa Nhàn – hiện thân cho “cái cao cả” với Hưng – hiện thân cho “cái thấp kém”; xung đột trong lời thoại của Long: giữa con người thật của anh (cái cao cả) và những gì hào nhoáng giả tạo đang cố trình diễn (cái thấp kém).

c. Tác dụng của xung đột kịch trong việc tạo ra tiếng cười trong văn bản.

Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém và cái thấp kém. Chính xung đột đã dẫn sự phơi bày, phê phán cái xấu. Trên cơ sở những đặc điểm này của xung đột hài kịch, ta có thể rút ra một số tác dụng của xung đột trong văn bản Bệnh sĩ như sau:

- Khắc họa tính cách của nhân vật, thúc đẩy diễn tiến câu chuyện.

- Phơi bày bệnh giả dối, chạy theo thành tích ảo.

- Cảnh tỉnh những ai đang mắc “bệnh sĩ” và tạo ra tiếng cười sảng khoái cho độc giả/ khán giả.

....

d. - Chủ đề của văn bản Bệnh sĩ: Sự sắp đặt của những người có trách nhiệm ở trụ sở Liên hợp Xã Hùng Tâm trong buổi lễ trọng thể nhằm khuếch trương thành tích của địa phương.

- Các căn cứ để xác định chủ đề của văn bản Bệnh sĩ gồm một số phương diện như: nhan đề “bệnh sĩ” và nhan đề phụ “Tại trụ sở Liên hợp Xã trong một buổi lễ trọng thể”; hành động của các nhân vật chủ yếu nhằm sắp đặt, ngụy tạo thành tích, để khuếch trương thành tích của địa phương. Những người có trách nhiệm như ông Toàn Nha, ông Thình và Văn Sửu đã sắp xếp cho những cá nhân có thành tích nổi bật (không đúng với thực chất) xuất hiện  tại buổi lễ để tăng phần trang trọng như: Hưng – “thuyền trưởng tàu viễn dương”, Long – “học sinh nhạc viện”, Chu Văn – “nhà văn huyện”; tổ chức đoàn người rầm rộ rước ngọn đuốc “Thắng lợi” từ phòng truyền thống về trụ sở xã; mượn đàn lợn và nhốt tạm trong lớp học để phóng viên quay phim nhằm nâng cao thành tích,...

e. Nhận xét về nghệ thuật tạo tiếng cười qua cách đặt và gọi tên nhân vật, cách viết lời thoại trong văn bản:

- Về cách đặt và gọi tên nhân vật, để góp phần tạo tiếng của, tác giả đã có chú ý đặt tên gợi nhớ đến sự vật, con vật, mang ý nghĩa kém cỏi nhìn Toàn Nha, Chu Văn (nha: răng, chu: nước), Văn Sửu, Tị ( sửu: trâu,tị: rắn), Thình, Độp (tựa như tiếng âm thanh). Cách gọi tên nhân vật kèm với tính từ, danh từ cũng đã tạo nên sự hài hước, buồn cười như: "Chu Văn đầu hói”, “Chu Văn giả", "Chu Văn thật", cậu Đại (thanh niên không biết võ) được gọi phong đại thành võ sĩ quyền Anh Đại Dương,...

- Lời thoại trong tác phẩm là lời đối thoại của các nhân vật. Đối thoại đã góp phần bộc lộ một cách sinh động tính cách, bản chất của nhân vật, tạo nên sự hài hước. Tác giả đã sử dụng câu văn linh hoạt, có lời thoại chỉ có một từ, có lời thoại gồm rất nhiều câu, trong các câu thường dùng dấu ba chấm tạo khoảng ngừng cần thiết; từ ngữ được sử dụng phù hợp với lứa tuổi, vị trí, vai trò của nhân vật... Tất cả tạo nên sự sống động của vở kịch, đầy ấp hơi thở của đời sống, người đọc văn bản có thể mường tượng như đang xem một vở diễn.

g. Thông điệp gửi gắm: Vì chạy theo thành tích, khoe khoang, người ta có thể bất chấp để che đậy, lừa dối. Sự giả dối sẽ bị những người trung thực tẩy chay và sớm muộn gì cũng bị vạch trần.

h. Dấu hiện nhận biết tác phẩm thuộc thể loại hài kịch

STT

Đặc điểm hài kịch

Dấu hiệu đặc điểm hài kịch trong văn bản Bệnh sĩ

1

Nhân vật

Hưng với Nhàn

2

Hành động

Hành động nảy sinh xung đột giữa Hưng và Nhàn

3

Xung đột

xung đột giữa Nhàn – hiện thân cho “cái cao cả” với Hưng – hiện thân cho “cái thấp kém”; xung đột trong lời thoại của Long: giữa con người thật của anh (cái cao cả) và những gì hào nhoáng giả tạo đang cố trình diễn (cái thấp kém); giữa Hưng và ông Thình; giữa Văn Sửu, ông Nha và phóng viên A, phóng viên B

4

Lời thoại

lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lí

5

Thủ pháp trào phúng

Thủ pháp phóng đại tính phi logic, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật, các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa ma

II. Tiếng Việt (trang 68, 69 SBT Ngữ Văn 8)

Câu 1 trang 68 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm từ ngữ thích hợp (đã sử dụng trong mục Tri thức ngữ văn của bài học) để điền vào chỗ trống:

a. Trợ từ là những từ chuyên dùng để.......hoặc.......của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu. Có thể chia thành hai loại trợ từ là......và.......

b. Thán từ là những từ dùng để......của người nói hoặc dùng để........Có thể chia thành hai loại thán từ là........và...........

Trả lời:

a. Trợ từ là những từ chuyên dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá của người nói với người nghe hoặc với sự việc được nói đến trong câu. Có thể chia thành hai loại trợ từ là trợ từ nhấn mạnh và trợ từ tình thái.

b. Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Có thể chia thành hai loại thán từ là thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc và thán từ gọi đáp.

Câu 2 trang 68 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định trợ từ/ thán từ được sử dụng trong các lời thoại sau. Chỉ ra căn cứ để xác định trợ từ/ thán từ và tác dụng của mỗi trợ từ/ thán từ được sử dụng trong các lời thoại.

a. – Những thứ sang trọng, những thứ đắt tiền … Không, Nhàn cần điều khác . Điều gì thì anh hiểu đấy.

(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)

b. – Chết thật! Phải gọi bác Nha!

(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)

c. Ơ! Nhưng chỉ còn hai tiếng nữa là bắt đầu … Hưng!

(Lưu Quang Vũ, Bệnh sĩ)

Trả lời:

a. Trợ từ: cơ; đấy

- Căn cứ xác định: từ “cơ” là trợ từ tình thái, dùng với ý thân mật. Từ “đấy” là trợ từ tình thái, đứng cuối câu cảm thán.

b. Thán từ: chệt thật

- Căn cứ xác định: từ ngữ biểu thị cảm xúc lo lắng, sửng sốt (giống với “chết”, nhưng nghĩa mạnh hơn). Trong ngữ liệu, “chết thật” đứng tách ra tạo thành một câu đặc biệt.

c. Thán từ: ơ

- Căn cứ xác định: từ biểu thị cảm xúc ngạc nhiên, có khả năng tách ra tạo thành một câu đặc biệt.

Câu 3 trang 69 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong cách cặp câu a1- a2; b1-b2; c1-c2 dưới đây, những từ in đậm nào là trợ từ? Căn cứ vào đâu để em khẳng định như vậy?

a1 – (tháo băng ở tay) Em chả bị đau tay đau tiếc gì cả. Em vờ thôi!

a2 – Chẳng lẽ mới bắt đầu việc này mà em đã xin thôi, không làm nữa?

b1 - Ở đây, người ta sống bằng những cái giả, đổi mới giả, tiên tiến giả, và rất buồn là chính cha em là người có lỗi lớn về tình trạng đó. Còn anh, anh thì sao?

b2 – Ông Toàn Nha là nhân vật chính của vở hài kịch này.

c1 – Em chả bị đau tay đau tiếc gì cả. Em vờ thôi!

c2 – Cô ấy thật xứng đáng là chị cả trong nhà.

Trả lời:

a1 – thôi: trợ từ.

- Căn cứ xác định: từ nhấn mạnh tính giả tạo, vờ vịt bên ngoài.

a2 – thôi: động từ.

- Căn cứ xác định: từ biểu thị sự chấm dứt, hay kết thúc hành động.

b1 – chính: trợ từ.

- Căn cứ xác định: từ nhấn mạnh tính xác định người có lỗi không phải ai khác.

b2 – chính: tính từ.

- Căn cứ xác định: từ biểu thị tính chất quan trọng (“chính” so với “phụ”).

c1 – cả: trợ từ.

- Căn cứ xác định: từ nhấn mạnh ý phủ định.

c2 – cả: tính từ.

- Căn cứ xác định: từ biểu thị tính chất, vị trí bậc cao nhất.

Câu 4 trang 69 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định thán từ và nêu rõ tác dụng của thán từ trong các câu sau:

a. – Hừ, đúng lúc cần thi lại…. Thôi, tôi cầm đuốc một mình vậy

b. – Bác Nha ơi, anh Sửu ơi, cậu Đại…. tức là võ sĩ Đại Dương, bị đấm bất tỉnh nhân sự.

c. – Thật ạ, Thế thì thật là… Thôi cậu gắng chịu, bị chảy máu có tí mà cơ quan được cả con lợn, giá nó cắn cả tớ có phải hay không?

Trả lời:

a. Thán từ: hừ; thôi

- Tác dụng: các từ bộc lộ trạng thái cảm xúc tức giận, tỏ ý không bằng lòng.

b. Thán từ: Ơi

- Tác dụng: từ dùng để gọi.

c. Thán từ: ạ, thôi

- Tác dụng: “ạ” bộc lộ trạng thái cảm xúc kính trọng, “thôi” biểu thị ý khuyên nhủ ai đó điều gì đó (cố gắng chịu).

Câu 5 trang 69 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phát biểu cảm nhận của em về sắc thái hoặc ý nghĩa của tiếng cười trong văn bản trên, trong đó có sử dụng ít nhất hai trợ từ.

Trả lời:

Chúng ta thường nghĩ rằng khi ta vui, ta sẽ mỉm cười. Điều đó theo lẽ tự nhiên là đúng nhưng nếu chúng ta nghĩ điều ngược lại, rằng khi ta mỉm cười, ta sẽ có được niềm vui. Chỉ khi hiểu theo cách này, ta mới thấy nụ cười là của chúng ta, là vốn quý của tạo hóa đã trao tặng, và ta phải tận hưởng nó càng nhiều càng tốt chừng nào mà ta vẫn còn tồn tại trên đời này. Khi chúng ta mỉm cười, niềm vui dâng lên trong ta và tỏa lan đến những người quanh ta, đến cả cây cỏ, mây trời, ánh nắng… Hay có thể nói là cả cuộc đời này cùng mỉm cười với ta. Điều đó là có thật, và chỉ có thể được cảm nhận bởi những tâm hồn trong sáng, lành mạnh. Khi ta mỉm cười, ta chứng tỏ rằng ta đang ý thức sự hiện hữu của mình giữa cuộc đời, và vì thế mà cuộc đời trở nên thân thiết, có thật đối với ta. Ta nên mỉm cười theo cách hoàn toàn ý thức được giá trị nụ cười mang lại cho mình, thay vì chờ đợi có những lý do gợi mở nào đó theo thói quen mới mang lại cho ta một vài nụ cười hiếm hoi. Tự nhiên không hề giới hạn những nụ cười của ta, bản thân ta đừng nên khắt khe với chính mình một cách không cần thiết. Nụ cười không bao giờ là lãng phí cả. Vậy nên chúng ta đừng nên hoài phí món quà này nhé!

- Thán từ: cả, nhé

III. Viết (trang 69, 70 SBT Ngữ Văn 8)

Câu 1 trang 69 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm từ ngữ thích hợp (đã sử dụng trong mục Tri thức về kiểu bài của bài học) điền vào các chỗ trống trong đoạn văn sau:

Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống là kiểu văn bản thông tin,.....,..... của người viết; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân.....,.....một vấn đề của đời sống thuộc thẩm quyền của họ.

Trả lời:

Văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống là kiểu văn bản thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng của người viết; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét, giải quyết một vấn đề của đời sống thuộc thẩm quyền của họ.

Câu 2 trang 69 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Một văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống không nhất thiết phải cung cấp đầy đủ, chính xác nội dung nào trong số các nội dung dưới đây?

a. Các thông tin về thời gian, địa điểm, tên tổ chức hoặc cá nhân nhận kiến nghị;

b. Thông tin về người viết kiến nghị;

c. Lí do, nội dung kiến nghị.

d. Đề xuất các hướng giải quyết của người kiến nghị.

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 70 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng nào dưới đây nêu KHÔNG ĐÚNG yêu cầu cụ thể thuộc “phần nội dung kiến nghị” theo mẫu kiến nghị về một vấn đề xã hội trong SGK?

a. Nêu sự việc, vấn đề, lí do kiến nghị.

b. Nêu ý kiến kiến nghị.

c. Lời cam đoan (nếu có) hoặc khẳng định lại lí do kiến nghị.

d. Đề xuất các hướng giải quyết của người kiến nghị (nếu có).

Trả lời:

Đáp án C

Câu 4 trang 70 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, văn bản “Kiến nghị về việc tạo không gian yên tĩnh, thuận lợi cho sinh hoạt, học tập” trong SGK đã đáp ứng được yêu cầu đối với kiểu văn bản kiến nghị về một vấn đề đời sống như thế nào?

Trả lời:

Tiêu chí

Đạt

Chưa đạt

Bố cục

Đủ ba phần: mở đầu, nội dung kiến nghị, kết thúc.

x

 

Phần mở đầu

Tên cơ quan chủ quản, quốc hiệu; viết in hoa, ở trên cùng văn bản.

x

 

Tiêu ngữ: viết chữ thường, canh giữa, dưới quốc hiệu, chữ cái đầu của các cụm xtừ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-).

x

 

Địa điểm, thời gian viết văn bản: đặt dưới quốc hiệu, tiêu ngữ và lùi sang bên phải văn bản.

x

 

Tên văn bản: viết chữ in hoa, cỡ chữ lớn hơn các chữ khác trong văn bản, ở giữa văn bản.

x

 

Dòng tóm tắt nội dung kiến nghị: viết chữ thường, đặt dưới tên văn bản, đặt ở giữa văn bản.

x

 

Trình bày đầy đủ thông tin về người nhận/ tổ chức nhận.

x

 

Trình bày tóm tắt các thông tin về người viết kiến nghị.

x

 

Phần nội dung

Trình bày rõ lí do kiến nghị.

x

 

Trình bày chính xác, rõ ràng nội dung cần kiến nghị.

x

 

Đề xuất hướng giải quyết hợp lí.

x

 

Phần kết thúc

Khẳng định lại lí do kiến nghị hoặc cam đoan những nội dung kiến nghị là đúng sự thật.

x

 

Có lời cảm ơn.

x

 

Có chữ kí và họ tên của người viết kiến nghị.

x

 

Diễn đạt

Ngôn ngữ của văn bản chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.

x

 

 

Câu 5 trang 70 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Thực hiện các bước viết văn bản theo quy trình đối với đề bài dưới đây:

Đề bài: Giả sử em được phụ huynh giao nhiệm vụ thay mặt gia đình em viết bản kiến nghị gửi tới bác tổ trưởng tổ dân phố đề nghị khắc phục tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt hoặc do tiếng ồn,… xảy ra trong khu dân cư thời gian gần đây. Em hãy hoàn thành bản kiến nghị đó.

Trả lời:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Kính gửi: Tổ trưởng Tổ dân phố.............

Họ và tên người khiếu nại: Nguyễn Văn A

Địa chỉ liên hệ: Phường A, Quận B, Thành phố C

Số điện thoại: 0123456789

Email: nguyenvanabc@gmail.com

Nội dung khiếu nại:

Kính gửi cơ quan quản lý môi trường, Tên tôi là, hiện tại đang sinh sống tại phố KLM, xin gửi đơn khiếu nại về tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực ngõ 456, Phường DEF, Quận GHI.

- Miêu tả về tình trạng ô nhiễm môi trường:

Tôi quan ngại và đưa ra khiếu nại về tình trạng ô nhiễm môi trường sau đây: Khu vực ngõ 456 gần khu dân cư có tình trạng mất vệ sinh môi trường nghiêm trọng. Rác thải không được thu gom đúng quy trình, gây mất an sinh xã hội và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rác thải bị xả thẳng xuống sông gần đó, ảnh hưởng đến nguồn nước và môi trường sống của cư dân.

- Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường:

Tình trạng ô nhiễm môi trường trên đã gây ra những hậu quả và ảnh hưởng sau: Sự tích tụ rác thải gây mất mỹ quan và mất vệ sinh, tạo điều kiện cho sinh vật gây bệnh và lây nhiễm, làm suy giảm chất lượng môi trường sống của cư dân và gây mất an sinh xã hội.

- Đề xuất và yêu cầu:

Tôi đề nghị cơ quan quản lý môi trường xem xét và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường theo các yêu cầu sau:

+ Tăng cường công tác thu gom và xử lý rác thải đúng quy trình tại khu vực ngõ 456, Phường DEF, Quận GHI.

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường, đặc biệt là quyền và trách nhiệm của cư dân trong việc bảo vệ môi trường.

+ Kiểm tra, kiểm soát và áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm môi trường đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến tình trạng ô nhiễm môi trường nêu trên.

Tôi mong rằng tổ trưởng khu phố sẽ xem xét và giải quyết khiếu nại của tôi một cách nhanh chóng và công bằng. Tôi cam kết tất cả các thông tin và nội dung khiếu nại trên là chính xác và trung thực.

Người khiếu nại

(ký và ghi rõ họ tên)

IV. Nói và nghe (trang 70 SBT Ngữ Văn 8)

Câu 1 trang 70 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Em hãy thực hiện yêu cầu của đề bài dưới đây theo các bước trong quy trình nói đã học.

Đề bài: Trình bày ý kiến của em về một trong những vấn đề sau:

- Thói hám danh, học đòi làm sang.

- Bệnh sĩ diện.

- Thói lừa gạt.

- Thói sính ngoại.

Trả lời:

Xin chào thầy cô và các bạn. Hôm nay, em sẽ trình bày về một vấn đề xã hội đặc biệt phổ biến xung quanh chúng ta. Vấn đề này nhiều đến nỗi đã được ưu ái đặt tên như một căn bệnh, đó là bệnh sĩ diện.

Trong xã hội hiện nay, chúng ta được nghe đây đó người ta bảo nhau rằng “anh ta là đồ sĩ diện”, “cô ta là đồ sĩ diện”,… Nói nhiều thành quen, và nó ăn dần vào nhận thức xã hội, thế rồi con người ta bắt đầu tưởng rằng “sĩ diện” là tính từ để chỉ cái gì đó không tốt, không nên. Khi đó, sĩ diện cứ mất dần, thì cùng với nó là sự tha hóa của nhân phẩm và thụt lùi của văn minh.

Cái sĩ diện, trước hết cần được hiểu cho đúng, cho đầy đủ. Nếu nói nó là cái tốt cần phát huy hết mức có thể thì cũng không đúng. Bởi vì có những thứ mà quá liều thì rất rất nguy hiểm, giống như một anh gầy nhom quyết định ăn thật nhiều đạm để rồi chẳng những béo tốt lên mà tiện thể còn bị luôn bệnh tim mạch. Cái sĩ diện cũng thế, cần phải biết điều độ. Cái đáng nói là những năm gần đây, cái sĩ diện trong xã hội chúng ta đang không điều độ theo hướng thiếu chứ không phải thừa, mà thậm chí là thiếu trầm trọng.

Chúng ta hãy nói về cái thừa sĩ diện đi đã. Có lẽ cũng một thời người ta sợ cái sự thừa sĩ diện, mà còn hay gọi bằng ngôn từ quen thuộc là “sĩ diện hão”. Sĩ diện hão cũng rất nguy hiểm. Nó làm con người ta sống mà rời xa thực tế, càng “hão” thì lại càng xa. Nếu anh đi làm mà chẳng bao giờ hỏi tiền công mà chỉ đợi người ta tự giác chi trả chỉ vì không muốn cái sự “hỏi tiền” làm mất cái thanh cao của người trí thức, nếu anh cứ khăng khăng chỉ làm những công việc xứng với chuyên môn chỉ vì không muốn cảm thấy đang tự hạ thấp mình, thì đó là sĩ diện hão. Nếu anh cố làm những việc mà anh thừa biết là quá sức chỉ vì cho rằng từ chối hay thừa nhận mình không đủ khả năng là đáng xấu hổ, anh cũng đang sĩ diện hão. Cái sĩ diện hão đó quả là nguy hiểm. Nếu anh không có tiền duy trì cuộc sống của mình, nếu anh tự để mình thất bại trong công việc, thì cái danh trí thức của anh không những không giúp được anh mà anh cũng chẳng thể đóng góp được gì cho xã hội, cho xứng với cái danh trí thức đó. Vậy nên hạn chế cái sĩ diện hão là đúng, là nên làm.

Như trên đã nói, dường như có một thời cái sĩ diện có vẻ hơi thừa mà sau này người ta dần sợ nó, cứ thấy ai hơi nhiều sĩ diện là người ta lại phê phán. Phê phán nhiều, thành ra lâu dần nó trở thành cái gì đó hay được nhắc đến như là biểu hiện của sự ngu ngốc, ngớ ngẩn. Nó ăn sâu dần vào ý thức xã hội, nhất là những thế hệ sau và dần dần, ý nghĩa thực của cái từ “sĩ diện” dường như không còn nhiều người nhớ tới, biết tới mà chỉ còn lại cái ý nghĩa châm biếm.

Vậy ý nghĩa thật của cái sĩ diện là gì?

Theo nghĩa tích cực, cần hiểu sĩ diện là cái tự tôn, cái kiêu hãnh của nhân cách. Người trí thức làm việc mà không hỏi tiền công là vì không muốn tri thức của mình giống như thứ mang đổi chác, anh ta cũng không muốn làm những công việc mà anh ta cho là quá tầm thường vì tin rằng tri thức của mình cần được sử dụng cho những việc có ích hơn, anh ta muốn cố làm những việc quá sức là để tự hoàn thiện chính mình… Tất cả những điều đó đều là cái kiêu hãnh, cái ý chí kiên cường mà mỗi người đều rất cần có, không chỉ những ai mang sứ mệnh của người trí thức. Vấn đề chỉ là nếu những cái kiêu hãnh đó, hay ta đang gọi ở đây là cái sĩ diện đi quá xa thì nó sẽ thành ra “hão”, và không đưa lại kết quả mà người mang nó trông đợi. Nhưng nếu không có nó thì sao?

Không có sĩ diện, hay sĩ diện quá ít thì cũng có nghĩa là không còn tính kiêu hãnh, và thậm chí có thể còn là không còn cả tự trọng.

Ta hãy thử đổi ngược lại những ví dụ trên. Nếu người trí thức lao động trí não mà chỉ luôn nghĩ tới đồng tiền thu được không hơn, thì đúng là khi đó anh ta đã coi tri thức chẳng hơn gì một mớ rau, miếng thịt mà anh ta đã dùng quá trình học tập của mình đổi lấy và rồi mang nó đi rao bán. Nếu anh ta sẵn sàng bỏ hẳn tri thức mình có chỉ để làm những công việc mà anh ta cho rằng tốt hơn cho tài chính của mình, không phải một thời gian nhất định mà vĩnh viễn, thì rõ ràng anh ta cũng chẳng phải người yêu quí tri thức. Như vậy, thứ nhất, anh ta không còn là trí thức nữa. Thứ hai, quan trọng hơn là ở những sản phẩm anh ta mang vào xã hội. Khác với mớ rau hay miếng thịt – thứ mà người chẳng cần nghiên cứu gì nhiều về sinh học hay nghệ thuật nấu nướng cũng có thể bán cho chúng ta những sản phẩm ngon miệng, tri thức được đưa vào xã hội bởi những bộ não thực dụng và tham lam, những tâm hồn không hề biết tới cái gọi là yêu nghề thì chẳng bao giờ có thể là sản phẩm tốt. Những tri thức đó đầu độc xã hội bởi cái sai, cái thiếu chính xác, và cả bởi cái thực dụng, cái tham lam của người mang nó tới đã cấy sẵn trong đó dù là vô tình hay hữu ý.

Hãy thử quan sát cuộc sống thường ngày xem, chúng ta sẽ thấy ngay những sản phẩm nhân cách của cái sự “không sĩ diện”. Người ta không ngần ngại vi phạm pháp luật chỉ miễn là không bị bắt, chẳng hạn như là vượt đèn đỏ, đổ rác thải xuống các sông hồ ngay giữa thành phố,…. Người ta cũng không ngần ngại chen lấn, xô đẩy nhau chỉ để giành lấy một chỗ lên xe bus hay xông vào tranh nhau hôi của từ một vụ đổ xe chở hàng dọc đường...

Khi xã hội tràn ngập những kẻ chỉ cần sĩ diện hão mà không cần sĩ diện chính đáng, xã hội đó cũng tràn ngập luôn cả sự ích kỉ, giả dối, trơ tráo và bỉ ổi. Và một khi những thứ đó cứ lấp đầy dần, thế chỗ cho những giá trị đích thực của trí tuệ và danh dự thì không chỉ hình ảnh của xã hội đó xấu đi trong mắt người ngoài, mà tự thân trong nó là sự suy thoái về mọi mặt từ khoa học, văn hóa tới kinh tế, chính trị.

Để đưa cái sĩ diện chính đáng tới cuộc sống mỗi ngày, có lẽ đã đến lúc mà mỗi người cần ý thức thật rõ giá trị của danh dự và niềm kiêu hãnh. Cái sĩ diện giờ đây cần được khơi dậy một cách thật rõ ràng trong công cuộc xây dựng một xã hội văn minh và phát triển.

Trên đây là toàn bộ phần trình bày về vấn đề xã hội “bệnh sĩ” của em, rất cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe. Rất mong nhận được những đóng góp để phần trình bày của em được hoàn thiện hơn.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 1: Những gương mặt thân yêu

Bài 2: Những bí ẩn của thế giới tự nhiên (Văn bản thông tin)

Bài 3: Sự sống thiêng liêng (Văn bản nghị luận)

Bài 4: Sắc thái của tiếng cười

Bài 5: Những tình huống khôi hài

Đánh giá

0

0 đánh giá