Đọc VB sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: CHÍN CON RỒNG NHỎ BAY LÊN

2.7 K

Với giải Câu 7 trang 6 SBT Ngữ Văn lớp 8 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 1: Những gương mặt thân yêu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 1: Những gương mặt thân yêu

Câu 7 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc VB sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CHÍN CON RỒNG NHỎ BAY LÊN

Trần Quốc Toàn

Ghe ngon vừa nghe trống lệnh

Vẫy gió một trăm khăn hồng

Một trăm mái chèo khuấy nước

Bay lên chín con sông rồng.

Bay lên sông mẹ nghìn giọt

Đi tìm Sóc Trăng đồng chua

Đi tìm Trà Vinh đất khát

Chúng em thay trời làm mưa.

 

Giọt giọt mồ hôi mặn chát.

Đã ngọt trong cơn mưa vui

Mái dầm thiếu nhi thọc lét

Sông cười sóng reo thành lời.

Sáng nay ghe ngo vào hội

Mặt sông Cửu Long sáng ngời

Nhịp xuân tay đua gắng gỏi

Ghe ngo nối đất với trời...

(In trong Bữa tiệc của loài vật, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)

a. Chọn một trong hai phương án trả lời dưới đây:

Ở khổ 1 và khổ 4, tác giả đã sử dụng vần liền

A. Đúng

B. Sai

b. Cuộc đua ghe ngo được tác giả thể hiện bằng những hình ảnh, màu sắc, âm thanh nào? Chúng góp phần gợi tả không khí của cuộc đua như thế nào?

c. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu “Bay lên chín con sông rồng / Bay lên sông mẹ nghìn giọt / Nhịp xuân tay đua gắng gọi” và tác dụng của chúng.

d. Xác định bố cục của bài thơ. Bố cục đó có gì đặc biệt?

đ. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ này là gì?

e. Chủ đề của bài thơ là gì? Chủ đề đó được thể hiện thông qua những biện pháp nghệ thuật nào?

Trả lời:

a. Đáp án đúng là B.

b. Hình ảnh: ghe ngo nghe trống lệnh, mái chèo khuấy nước, những giọt nước bay tung; màu hồng của khăn; âm thanh mái chèo khuấy nước... Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh này góp phần gợi tả không khi cuộc đua sôi động, đầy màu sắc, âm thanh.

c.

– Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu “Bay lên chín con sông rồng / Bay lên sông mẹ nghìn giọt / Nhịp xuân tay đua gắng gỏi” là:

+ Điệp từ đồng thời nhân hoá Bay lên: hình ảnh kì vĩ của sông nước Cửu Long.

+ Sông cười sóng reo thành lời: nhân hoá;

+ Nhịp xuân: ẩn dụ, so sánh ngầm nhịp chèo như nhịp chèo mạnh mẽ, trẻ trung, cũng có thể hiểu như nhịp điệu đất

trời vào xuân.

=> Tác dụng: mở rộng không gian cuộc thi sang chiều cao, làm cho cuộc đua không là cuộc đua hơn thua mà tăng vẻ thơ mộng, kì vĩ của cuộc đua.

d.

– Bố cục:

+ Khổ 1: tả cảnh đua ghe

+ Khổ 2: mở ra không gian rộng lớn của đất trời, những mái chèo khuấy lên làm bắn tung những giọt nước được ví như con người thay trời làm mưa.

+ Khổ 3: trở lại hình ảnh cảnh chèo ghe; khổ 4: khổ thơ tiếp tục mở ra không gian rộng lớn, nhịp chèo nối đất với trời.

– Nét đặc biệt của bố cục này là sự đan xen giữa những khổ thơ miêu tả cận cảnh hình ảnh chèo ghe và bối cảnh không gian rộng lớn của cuộc đua.

đ. Cảm hứng vui tươi, phấn khởi về sự hoà nhập giữa con người với thiên nhiên.

e.

– Chủ đề bài thơ: Qua hình ảnh không khí vui tươi, nhộn nhịp của cuộc đua ghe ngo, tác giả thể hiện khát vọng chinh phục thiên nhiên để có cuộc sống ấm no của người dân.

– Chủ đề này được thể hiện qua các biện pháp nghệ thuật như điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ.

Từ khóa :
Ngữ Văn 8
Đánh giá

0

0 đánh giá