Sách bài tập Ngữ Văn 8 Viết trang 11, 12, 14 | Chân trời sáng tạo

186

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Viết trang 11, 12, 14 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Viết trang 11, 12, 14

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do thuộc kiểu văn........., thể hiện .......... của người viết về một bài thơ tự do.

Trả lời:

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do thuộc kiểu văn biểu cảm, thể hiện cảm xúc của người viết về một bài thơ tự do.

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Điền vào bảng sau những điểm giống và khác nhau giữa đoạn văn nghị luận ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ tự do.

 

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

Giống

 

Khác

 

 

Trả lời:

 

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do.

Giống

Yêu cầu về hình thức: đoạn văn

Khác

Nội dung: ghi lại cảm xúc.

Đối tượng: bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Nội dung: ghi lại cảm nghĩ: chú trọng cảm xúc lẫn suy nghĩ.

Đối tượng: bài thơ tự do.

 

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Thơ tự do là thể thơ mà người viết không bị ràng buộc vào…………. khi sáng tác.

Trả lời:

Thơ tự do là thể thơ mà người viết không bị ràng buộc vào các quy tắc về số câu, số chữ, số dòng, cách gieo vần khi sáng tác.

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định thể thơ của bài thơ sau và giải thích vì sao em cho là như vậy.

NGÀY XƯA CÓ MẸ

Thanh Nguyễn

Khi con biết đòi ăn

Mẹ là người mớm cho con muỗng cháo

Khi con biết đòi ngủ bằng tiết tấu

Mẹ là người thức hát ru con

Bầu trời trong mắt con ngày một xanh hơn

Là khi tóc mẹ ngày thêm sợi bạc

Mẹ đã thành hiển nhiên như Trời – Đất

Như cuộc đời không thể thiếu trong con

Nếu có đi vòng quả đất tròn

Người mong con mỏi mòn chắc không ai ngoài mẹ

Cái vòng tay mở ra từ tấm bé

Cứ rộng dẫn theo con trẻ lớn lên

Mẹ là người đã cho con cái tên riêng

Trước cả khi con bật nên tiếng “Mẹ”

Mẹ!

Cải tiếng gọi mà từ khi bập bẹ

Đến lúc trưởng thành

 

Mẹ!

Có nghĩa là bắt đầu

Cho sự sống, tỉnh yêu, hạnh phúc

Mẹ!

Có nghĩa là duy nhất

 

Một bầu trời

Một mặt đất

Một vầng trăng

Mẹ không sống đủ trăm năm

Nhưng đã cho con dư đã nụ cười và tiếng hát

Chỉ có một lần mẹ không ngăn con khóc

Là khi mẹ không thể nào lau nước mắt cho con

Là khi mẹ không còn

Hoa hồng đỏ từ đây hoa trắng...

 

Rồi những đứa bé lại chào đời và lớn lên theo năm tháng

Biết bao người được làm mẹ trong ngày

Tiếng trẻ con gọi mẹ ngân nga trên trái đất này

Thành âm thanh không bao giờ vắng lặng

 

Me!

Có nghĩa là ánh sáng

Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim

Cái đốm lửa thiêng liêng

Cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối

 

Mẹ!

Có nghĩa là mãi mãi

Là cho – đi – không – đỏi – lại – bao – giờ

Cổ tích thường bắt đầu từ: “Ngày xưa có một ông chúa...

hay “Ngày xưa có một vị vua...”

Cổ tích còn bắt đầu từ: “Ngày xưa có mẹ...”

1981

(In trong Khúc gọi tình, NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1992)

Trả lời:

Thể thơ là thể thơ tự do vì các dòng thơ, khổ thơ dài ngắn khác nhau, cách gieo vần đa dạng.

Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Chọn một trong hai đề bài sau:

Để 1: Viết một đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ Ngày xưa có mẹ của Thanh Nguyên.

Đề 2: Viết một đoạn văn chia sẻ cảm nghĩ về một bài thơ tự do mà em yêu thích.

Trả lời:

Tham khảo:

Đề 1:

        Cuộc đời của mỗi con người không bao giờ lạicó ý nghĩa khi thiếu đi tình mẫu tử. Bởi đó là một tình cảm thiêng liêng, cao cả hơn bao giờ hết, nó đem đến cho chúng ta những cái ôm ấm áp và chở che mỗi ngày.  Bài thơ “Ngày xưa có mẹ” của tác giả Thanh Nguyên nhấn mạnh sự duy nhất và những điều tuyệt diệu mẹ đã đem đến cho chúng ta. Từ việc định nghĩa về mẹ, tác giả đã cho chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa thiêng liêng của tiếng gọi ấy, đồng thời khẳng định những trân quý mà mẹ đã đem đến cho chúng ta là vô giá. Những điều tốt đẹp nhất mẹ đều dành cho ta, đó cũng là một sự động viên, một sự khích lệ như để tiếp sức cho con thêm mạnh mẽ khi bước vào đường đời. Nó như một câu nói nhẹ nhàng của mẹ rằng mẹ sẽ luôn bên con.

 

Đề 2:

NHỮNG CÁNH BUỒM

“Hai cha con bước đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Bóng cha dài lênh khênh

Bóng con tròn chắc nịch

[…]

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.”

_Hoàng Trung Thông_

        Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Đánh giá

0

0 đánh giá