Sách bài tập Ngữ Văn 8 Viết trang 39 | Kết nối tri thức

368

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Viết trang 39 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Viết trang 39

Chọn một trong hai bài tập sau để thực hành viết:

Bài tập 1 trang 39 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong dự án, em đã đọc, tìm hiểu cuốn sách mà mình yêu thích. Hình dung mình không chỉ là độc giả mà còn có thể là một nhà phê bình, nghiên cứu để viết lời giớithiệu sách theo cách mà em cho là có thể tạo ấn tượng, thu hút nhất với độc giả.

Trả lời:

Để viết lời giới thiệu sách theo yêu cầu của bài tập này, em cần chú ý:

– Trong vai trò là một độc giả: Em cần đọc kĩ một cuốn sách đã được lựa chọn phù hợp với mục tiêu đọc đã xây dựng. Từ đó:

+ Xác định được hoàn cảnh ra đời, tác giả, thông tin xuất bản của cuốn sách

+ Tìm hiểu và nhận diện được đặc điểm hình thức nghệ thuật của cuốn sách; thể loại, bố cục, những điểm nổi bật về ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật, cách kể chuyện,...

+ Tìm hiểu nội dung của cuốn sách: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, cốt truyện (nếu là tác phẩm truyện),...

– Trong vai trò một nhà phê bình, để viết lời giới thiệu cuốn sách, em cần chú ý thêm những vấn đề sau:

+ Mối quan hệ giữa cuốn sách và đời sống: những yếu tố đời sống tác động đến nghệ thuật và nội dung của cuốn sách, tầm ảnh hưởng của cuốn sách với độc giả và các vấn đề xã hội.

+ Sự tương đồng, khác biệt của cuốn sách so với những tác phẩm cùng thể loại hoặc đề tài mà em đã đọc.

+ Cần sáng tạo và linh hoạt trong cách sắp xếp các nội dung quan trọng trong lời giới thiệu sách để bài viết có sự độc đáo và tạo ấn tượng với người đọc.

Bài tập 2 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong vai trò một tác giả (nhà văn hoặc nhà thơ), em hãy lựa chọn thể loại yêu thích và viết tác phẩm của mình.

Trả lời:

Em chuẩn bị ý tưởng và bắt tay vào viết tác phẩm của mình bằng cách thực hiện các bước theo gợi ý sau:

a. Xác định để tài em quan tâm và muốn thể hiện trong tác phẩm.

b. Lựa chọn một thể loại yêu thích và phù hợp: thơ, truyện, tuỳ bút, tản văn.

c. Hình dung về cảm xúc chủ đạo của bài thơ hoặc cốt truyện mà em định xây dựng.

d. Nếu em định làm thơ, hãy thử viết ý tưởng đầu tiên của mình bằng 1 – 2 câu với các thể thơ khác nhau: thơ lục bát hoặc thơ bốn chữ, năm chữ, thơ tự do,... Nếu em định viết truyện, hãy xây dựng cốt truyện và lập dàn ý ngắn gọn cho cốt truyện mà em định triển khai trong tác phẩm: Sự kiện chính của câu chuyện là gì? Sự kiện diễn ra trong thời gian, không gian nào? Những ai là nhân vật chính tham gia vào sự kiện? Họ đã làm gì và suy nghĩ như thế nào? Câu chuyện mở đầu, diễn biến và kết thúc ra sao?

e. Mọi tác phẩm dù dài hay ngắn đều bắt đầu từ những từ ngữ đầu tiên. Một số từ ngữ hoặc những câu đầu tiên em định viết khi bắt đầu tác phẩm có thể là: nhan đề, lời đề từ, câu mở đầu, đoạn mở đầu:

Viết một vài nhan đề mà em yêu thích và định dùng cho tác phẩm của mình. Lựa chọn nhan đề mà em thấy phù hợp nhất.

Viết thêm lời đề từ nếu em muốn làm rõ hơn cho nhan đề và ý tưởng của tác phẩm.

Viết câu mở đầu để gọi ra bối cảnh (thời gian, không gian), cảm xúc hoặc tình huống liên quan đến câu chuyện, bài thơ em định sáng tác.

g. Hoàn thành tác phẩm để thể hiện trọn vẹn ý tưởng của em.

h. Chỉnh sửa và trình bày tác phẩm theo hình thức mà em cảm thấy thú vị nhất.

Đánh giá

0

0 đánh giá