Hãy nêu một số câu văn, đoạn văn mà em cho là tác giả đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ

126

Với giải Câu 4 trang 39 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 10: Sách – người bạn đồng hành giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 10: Sách – người bạn đồng hành

Bài tập 3 trang 36, 37, 38, 39 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2:

HẢI PHÒNG VỚI TÁC PHẨM CỬA BIỂN CỦA TÔI

Tôi lớn lên rồi vào cuộc đời ở Hải Phòng, một thành phố kĩ nghệ, một hải cảng, một cửa biển lịch sử. Cuộc sống nơi đây, cái xã hội lao động, lầm than với những phong trào cách mạng của nó, cái mặt đất biển khơi với những dòng sử xanh bất tử của nó, đối với tôi cho đến bây giờ, vẫn là những hình ảnh, những điều gợi nhớ suy nghĩ, những niềm thương yêu và tin tưởng vô cùng.

Đất nước thần thánh và lịch sử hát ru. Đất nước và lịch sử Hải Phòng yêu dấu của tôi. Ngay từ bước đầu vào đời văn, tôi đã thấy đối với Hải Phòng, tôi mặc một món nợ, tôi đã yêu một tình yêu, không có thể nào trang trải, thay thế được, nếu tôi không. có những tác phẩm mang tận cùng sự cố gắng và say mê của tôi khi viết về nơi Bao nhiêu năm tháng tôi đã trải qua là bấy nhiêu năm tháng của con người, của cuộc sống và của lịch sử của Hải Phòng đã quấn quýt da diết tôi. [...]

Hải Phòng với những quần chúng cách mạng của nó, Hải Phòng với những con người và cuộc sống lầm than, đau khổ của nó, Hải Phòng với những năm từ 1935 đến 1945, qua bao nhiêu cuộc biến chuyển với bao nhiêu sự phân hoá trong các tầng lớp xã hội, Hải Phòng thương yêu, đau xót, tin tưởng và chiến đấu của tôi ấy, là đề tài của bộ “Cửa biển” của tôi, mà tôi đã hoàn thành xong phần một là tập “Sóng gầm

1939, Đại chiến lần thứ hai bùng nổ. Thống trị Pháp ở Đông Dương chuẩn bị cả một cuộc đầu hàng bọn quân phiệt Nhật. Trong sự chuẩn bị ấy, chúng trở lại đặc biệt khủng bố phong trào cách mạng, bóp nghẹt và cướp lại những quyền lợi mà quần chúng công nông đã giành giật được. Sau những bài báo: “Những giọt sữa”, “Người đàn bà Tầu” đăng trên tờ “Mới” của Đoàn thanh niên Dân chủ xuất bản ở Sài Gòn, tôi bị đế quốc Pháp xử tù ở Hải Phòng. [....]

1942, tôi về quản thúc ở Hải Phòng. Bốn chương đầu của bản thảo đầu tiên trong “Xóm Cháy” mẹ tôi giữ cho tôi vẫn còn. Cầm trong tay, đọc lại những chương truyện mà bao nhiêu người quen biết, thân thuộc trước đây, kẻ xiêu tán đi hết, kẻ vẫn tiếp tục chiến đấu, kẻ tù đày, chết [...]. Nhưng tôi thấy không sao có thể viết tiếp, viết lại được. Những đau xót, những u buồn cứ đè trĩu xuống ngòi bút tôi. Càng cố đưa ngòi bút đi chỉ mong được lấy mấy dòng đầu thôi, thì ngòi bút lại càng quằn lên, nặng nhọc vô cùng, và không làm sao ra chữ. Không những tôi không viết tiếp được mà cuối cùng tôi đã xé cả bốn chương kia đi. [...] Tôi xé và đốt đi như thế để một ngày tới đây, tôi sẽ viết hẳn lại, viết khác hẳn, thêm nữa những nhân vật, những con người, thêm nữa những cuộc đời và những cuộc chiến đấu [...].

Những năm đó tôi đã chỉ nghĩ làm sao tôi lại được trông lại Hải Phòng, chân tôi lại được đi trên những con đường Hải Phòng, và Hải Phòng mà tôi trở lại đó sẽ là Hải Phòng giải phóng để tôi ôm rồi hát lên cùng với nó. Phải! Tôi đã chỉ tưởng nghĩ như thế, còn viết về nó tôi vẫn thấy ngại ngùng và không sao cất nổi những dòng chữ bắt đầu..

Nhưng những dòng chữ bắt đầu không những đã bắt đầu được mà đã thành trạng, thành tập. Tôi đã trở về Hải Phòng giải phóng. Tôi đã trở về với Hải Phòng những ngày đầu tiên tiếp quản. Tôi đã trở về với Hải Phòng tàn phá tan hoang dần dần khôi phục […]

Tất cả những nhân vật, những cuộc đời, những chuyển biến và những cuộc chiến đấu mà tôi nghiền ngẫm kia, đã nhuần nhuyễn đến độ mỗi lúc tôi tưởng tượng ra thị lại hiện lên roi rói thành xương thành thịt hoạt động lên ở trước mặt tôi, nâng cơ nghi bút tôi, thì thầm kể lể và thôi thúc ngòi bút tôi phải viết. Tôi đã viết xong “sóng gầm một giai đoạn chuyển biến của những nhân vật, những công nhân, những dân nghiệp thành thị và những tiểu trí thức sống trong những phong trào Mặt trận Bình dân từ năm 1935 – 1939.

1958, tôi đi thực tế ở Nhà máy xi măng, thời gian ấy tôi đã hoàn toàn dành cho công việc xây dựng “Sóng gầm. Tôi rất ít ghi chép tài liệu về những đời sống và những sự việc. Tôi chỉ hỏi và nghe. Tôi chỉ nhìn ngắm và suy nghĩ. Tôi chỉ hồi hiện và phác tả. Tôi chỉ tưởng tượng và tưởng tượng. Ngay trong khi tôi xếp gạch cờ-lanh-ke ở lò nung, hay đẩy goòng, hay lái xe cày, ngay trong khi tôi làm việc, hội họp, chuyện vui, ăn uống, đi chơi với những bà con anh chị em công nhân ở đây, tôi đều không thấy mình là nhà văn và là nhà văn đi lấy tài liệu, tìm tài liệu gì cả. Tôi chỉ là một con cháu của đất Hải Phòng, sống với những bà con thân thuộc của mình; dĩ vãng của họ, lịch sử của họ gắn với dĩ vãng và quá trình trưởng thành của tôi như chính là dĩ vãng và lịch sử của cha ông tôi, của con cháu tôi. [...] Tôi sống một sự sống rất hằng ngày với tất cả những diễn biến bình thường của nó. Nhưng khi xây dựng cốt truyện, khi xây dựng lại những nhân vật, khi đề lên những vấn đề của những nhân vật, thì lại là những phút cao độ nhất, quyết liệt nhất, mê man nhất của tôi trong một sự huỷ diệt và tái tạo phức tạp nhất. Tôi thật làm nhà văn. Tôi phải sáng tạo. Tôi phải chịu những trách nhiệm đặc biệt. Sự sống của văn học đòi hỏi tôi phải vui trước, đau trước, hi vọng trước, thấy tương lai trước; tôi phải dựng lên cho mặt đất những con người, những cuộc sống có phần nhuần nhuỵ, tươi rói, sinh động còn hơn cả những cuộc sống, những con người đã có mặt trên mặt đất với tôi. Nếu không được thế, thì cái nợ, cái ơn tình, cái nghĩa sống mà họ đòi hỏi ở nơi tôi, lòng tin cậy của họ đối với tôi, chức năng mà họ đặt cho tôi, vinh dự và tình yêu của họ choàng ấp cho tôi, tất cả những điều đó, tôi không trả được không đền đáp được! Tôi không xứng đáng một chút nào hết.

Tôi đã viết “Sóng gầm” không ở Hải Phòng mà ở Yên Thế, quê hương chiến đấu của anh hùng Hoàng Hoa Thám. Trong khi viết “Sóng gầm”, tôi lại sống với những

người nông dân ở chung quanh tôi, những con người sau đây rồi tôi lại phải trả nợ trong cuốn tiểu thuyết lịch sử về Yên Thế và Hoàng Hoa Thám. 1959 tôi đã viết xong năm chương đầu “Sóng gầm”: Năm chương ấy tôi lại bỏ đi. Tôi viết lại toàn tập “Sóng gầm” cho đến tháng Chín 1960 thì lại đi thực tế. […]

Nhưng rồi “Sóng gầm" đã tới đoạn chót. Thêm một đứa con của tôi giới vào cuộc đời! Thêm một phần máu thịt của tôi trả lại cho cuộc sống. Đúng vào mùa thu 1940 đây, trên trại giam tập trung ở Hà Giang, tôi đương viết "Xóm Cháy. Xóm Cháy đã bị thủ tiêu, đã bị bỏ dở, đã chết đi sống lại qua hơn hai mươi năm kia.

(Theo Nguyên Hồng, trích Hải Phòng với tác phẩm “Cửa biển” của tôi, in trong Tuyển tập Nguyên Hồng, NXB Văn học, Hà Nội, 2016, tr. 550 - 560)

Câu 4 trang 39 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hãy nêu một số câu văn, đoạn văn mà em cho là tác giả đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa cuộc đời thực và thế giới nhân vật, cuộc sống được biểu hiện trong tác phẩm.

Trả lời:

Em đọc toàn văn bản và lưu ý những đoạn có các từ khoá như cuộc đời, cuộc sống, nhân vật, con người:

- Đoạn từ Tất cả những nhân vật, những cuộc đời đến phong trào Mặt trận bình dân từ năm 1935 – 1939.

- Đoạn từ Tôi sống một sự sống rất hằng ngày đến nhưng con người đã có một trên mặt đất với tôi

Lưu ý rằng em có thể chọn được nhiều đoàn trong bài viết này nhận mạnh vấn đề mối quan hệ giữa cuộc sống và thế giới trong tác phẩm, đại thực và trang viết của nhà văn. Trong mối quan hệ này, có thể thay đổi the có vai trò quyết định đối với cảm hứng, với việc lựa chọn xây dựng hình tượng trong tác phẩm, nếu như không có chất sống thực đó, không có vốn hiểu biết về thực tế đó thì nhà văn không thể sáng tạo nên cuộc sống trong tác phẩm văn học.

Đánh giá

0

0 đánh giá