Đọc báo cáo nghiên cứu sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở hộp bên phải

157

Với giải Câu 1 trang 35 SBT Ngữ văn 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Ngữ văn 11 Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí

Câu 1 trang 35 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đọc báo cáo nghiên cứu sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở hộp bên phải

MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VÀ CÁC RỐI LOẠN GIẤC NGỦ, RỐI LOẠN T M LÍ Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ SINH VIÊN

Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Phúc Thành Nhân,

Nguyễn Thị Thuý Hằng

Trường Đại học Y – Dược Huế

Tóm tắt:

Việc gia tăng sử dụng điện thoại thông minh trong giới trẻ đang tạo nên một số hiệu ứng tiêu cực và là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm ở nhiều nước. Việc lạm dụng và phụ thuộc điện thoại thông minh có thể dẫn đến các rối loạn về thể chất và tâm lí ở người sử dụng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm do thiếu các bằng chứng khoa học. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm (1) Mô tả thực trạng sử dụng điện thoại ở đối tượng học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học tại thành phố Huế; (2) Xác định mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các triệu chứng về rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lí ở đối tượng nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 1 150 học sinh trung học phổ thông và sinh viên tại thành phố Huế. Phỏng vấn qua bộ câu hỏi sử dụng thang đo SAS – SV đánh giá nghiện sử dụng điện thoại, thang K10 đánh giá rối loạn tâm lí và thang PSQI đánh giá chất lượng giấc ngủ. Kết quả: Tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh của học sinh và sinh viên là 78,0%. Tỉ lệ nghiện sử dụng điện thoại di động thông minh ở học sinh là 49,1% và tỉ lệ này ở sinh viên là 43,7%. Có 57,3% học sinh có tình trạng chất lượng giấc ngủ không tốt và tỉ lệ này ở nhóm sinh viên là 51,6%. Có mối liên quan đến tình trạng nghiện sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lí (p < 0,05). Kết luận: Tỉ lệ nghiện sử dụng điện thoại thông minh ở học sinh và sinh viên là đáng báo động và có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lí. Cần có những giải pháp can thiệp giúp học sinh, sinh viên nhận thức được và quản lí tốt việc sử dụng điện thoại thông minh.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Điện thoại thông minh hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của người dân, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi. Vấn đề lạm dụng và nghiện sử dụng điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến và đang là một vấn đề xã hội quan trọng ở nhiều nước trên thế giới. Một cuộc khảo sát trên 1519 học sinh ở Thụy Sĩ cho thấy có 16,9% học sinh nghiện sử dụng điện thoại thông minh (5). Các nghiên cứu đã cho thấy mức độ phổ biến và việc sử dụng điện thoại thông minh quá mức có thể dẫn đến các rối loạn hành vi, ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khoẻ cũng như đời sống xã hội và chất lượng học tập ở nhóm thanh thiếu niên (12), [16). Điện thoại thông minh với nhiều tính năng đã gây ra vấn đề nghiện tương tự như nhiều khía cạnh đối với nghiện Internet [9], [10] nhưng cũng có một số khác biệt như khả năng di chuyển và các tính năng truyền thông dễ dàng và trực tiếp truy cập Internet thời gian thực [10]. Nghiện điện thoại thông minh nói chung khó xác định vì liên quan không chỉ đến thể chất mà còn với các yếu tố xã hội và tâm lí (9), Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ người sử dụng điện thoại thông minh cao trên thế giới [14). Mặc dù ngày càng có nhiều người trẻ tuổi sử dụng điện thoại thông minh nhưng vẫn còn khá ít các nghiên cứu về ảnh hưởng của việc này đến các rối loạn hành vi, tâm lí và giấc ngủ ở nhóm đối tượng này. Do đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lí ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên” với các mục tiêu: (1) Mô tả thực trạng sử dụng điện thoại ở đối tượng học sinh trung học phổ thông và sinh viên đại học tại thành phố Huế; (2) Xác định mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các triệu chứng về rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lí ở đối tượng nghiên cứu.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian nghiên cứu

2.2. Đối tượng nghiên cứu

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.4. Thu thập và phân tích số liệu

2.5. Xử lí số liệu

III. KẾT QUẢ

Bảng 1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

[...]

Nhận xét: Nữ giới chiếm ưu thế trong nhóm đối tượng nghiên cứu. Trong khi nhóm học sinh phổ thông chủ yếu sống cùng gia đình / họ hàng thì nhóm sinh viên chủ yếu ở nhà trọ / kí túc xá. Phần lớn đều có sử dụng điện thoại thông minh. Hơn 90% đối tượng nghiên cứu là sinh viên đã sử dụng điện thoại thông minh từ 3 năm trở lên.

Bảng 2. Thời gian nghĩ đến và kiểm tra điện thoại thông minh [...]

Nhận xét: Ở nhóm học sinh trung học phổ thông, thời gian nghĩ đến việc kiểm tra điện thoại mỗi 30 – 59 phút chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp đến là nhóm nghĩ đến việc này mỗi 1 – 3 giờ. Trong khi đó, đa số các sinh viên nghĩ đến việc kiểm tra điện thoại mỗi 1 – 3 giờ. Tương tự, khoảng cách giữa các lần kiểm tra điện thoại thông minh ở nhóm học sinh phổ thông có xu hướng ngắn hơn so với nhóm sinh viên.

Bảng 3. Mức độ phụ thuộc điện thoại thông minh

[...]

Nhận xét: Đánh giá nghiện sử dụng điện thoại thông minh qua thang đo SAS – SV cho thấy tỉ lệ nghiện sử dụng điện thoại thông minh ở nhóm học sinh trung học phổ thông cao hơn so với tỉ lệ này ở nhóm sinh viên.

[..]

Bảng 4. Liên quan giữa nghiện sử dụng điện thoại thông minh và rối loạn giấc ngủ

Nhận xét: – Tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở nhóm người nghiện sử dụng điện thoại thông minh cao hơn so với nhóm còn lại. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

- Có sự khác biệt về mức độ rối loạn tâm lí giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu. Những người nghiện sử dụng điện thoại thông minh có tỉ lệ rối loạn tâm lí ở mức vừa và nghiêm trọng cao hơn so với nhóm không nghiện sử dụng điện thoại thông minh

(p<0,05).

IV. BÀN LUẬN

Nghiên cứu về tình trạng sử dụng điện thoại thông minh được thực hiện ban đầu với đối tượng là sinh viên vào năm 2015. Sau khi nhận thấy tỉ lệ sử dụng và phụ thuộc điện thoại thông minh ngày càng cao và độ tuổi bắt đầu sử dụng ngày càng trẻ hoá, chúng tôi đã tiếp tục tiến hành nghiên cứu tương tự trên nhóm đối tượng là học sinh trung học phổ thông vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017.

Qua bảng 1, có thể thấy rằng tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh là rất cao, 89,6% ở học sinh phổ thông và 70,5% ở nhóm sinh viên. Tỉ lệ sử dụng điện thoại thông minh tổng chung của cả 2 nhóm là 78%. Sở hữu 1 điện thoại chiếm đa số trong cả 2 nhóm đối tượng nghiên cứu. Trong khi nhóm học sinh phổ thông đa phần mới sử dụng điện thoại thông minh chưa đến 3 năm (77,3%), thì sử dụng từ 3 năm trở lên lại chiếm ưu thế ở nhóm đối tượng là sinh viên với 91,1%. Kết quả nghiên cứu của tác giả Bucholz A và cộng sự (2016) tại Hoa Kỳ thì 93,9% sinh viên y khoa có điện thoại thông minh [2].

Thời gian nghĩ đến việc kiểm tra điện thoại thông minh ở nhóm đối tượng học sinh phổ thông chủ yếu là mỗi 30 phút đến 1 giờ và từ 1 – 3 giờ. Thời gian kiểm tra điện thoại thông minh ở nhóm đối tượng này đa phần là cứ mỗi 10 phút đến dưới 30 phút. Đối với nhóm đối tượng nghiên cứu là sinh viên, thời gian nghĩ đến việc kiểm tra điện thoại và thời gian kiểm tra điện thoại thường dài hơn so với nhóm đối tượng là học sinh phổ thông. Hơn hai phần ba sinh viên nghĩ đến việc kiểm tra điện thoại mỗi 1 – 3 giờ và hơn, gần một nửa sinh viên kiểm tra điện thoại cứ mỗi 10 phút – 1 giờ. Điều này cho thấy có thể học sinh trung học phổ thông phụ thuộc vào điện thoại di động thông minh hơn sinh

viên giống như nghiên cứu của Severin Haug và cộng sự vào năm 2015 ở Thụy Sĩ khi cho kết quả tỉ lệ nghiện điện thoại của nhóm học sinh từ 15 - 16 tuổi cao hơn những học sinh từ 19 tuổi trở lên [5].

Tỉ lệ học sinh và sinh viên nghiện sử dụng điện thoại thông minh khá cao, chiếm tỉ lệ lần lượt là 49,1% và 43,7%. Tỉ lệ này cao hơn trong các nghiên cứu tương tự nghiên cứu ở Thuỵ Sĩ năm 2015 là 16,9% [5], nghiên cứu ở Hàn Quốc năm 2012 là 11,8% [6] và năm 2013 là 24,8% [10]. Kết quả của chúng tôi cho thấy tỉ lệ nghiện sử dụng điện thoại di động thông minh ở nhóm học sinh trung học phổ thông cao hơn so với nhóm sinh viên. Tỉ lệ cao như thế này cũng dễ hiểu vì điện thoại thông minh có nhiều chức năng hơn nghe gọi thông thường nên làm cho người dùng tiêu tốn nhiều thời gian vào nó. Đồng thời, đối tượng vị thành niên thường có xu hướng nghiện điện thoại nhiều hơn những người trên 19 tuổi [5]. Đây là một thực trạng đáng lo ngại bởi sự phụ thuộc vào điện thoại thông minh quá mức có thể gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ tâm thần cũng như thực thể [6].

Phân tích trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ nữ giới nghiện điện thoại thông minh cao hơn so với nam giới. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Demirci K., Akgonul M. và Akpinar A., năm 2015, tại Thổ Nhĩ Kì và nghiên cứu của Hwang KH, Yoo YS và Cho OH, năm 2012, tại Hàn Quốc [4], [6].

Chất lượng giấc ngủ không tốt ở giới trẻ dường như đã trở thành thực trạng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Khảo sát cắt ngang tại hai trường đại học tại Hoa Kỳ của tác giả Afandi O., kết quả cho thấy có tới 67,2% sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt [1], một nghiên cứu khác cũng tại Hoa Kỳ cũng cho con số tương tự với 58,7% sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt [7]. Một nghiên cứu ở sinh viên Ethiopia cũng cho thấy hơn một nửa sinh viên có chất lượng giấc ngủ không tốt (55,8%) [11]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy tình trạng chất lượng giấc ngủ của học sinh trung học phổ thông và sinh viên là không tốt (57,3% ở nhóm học sinh và 51,6% ở nhóm sinh viên) chiếm tỉ lệ khá cao.

Sử dụng điện thoại thông minh quá mức như đã trình bày ở trên có khả năng gây ra nhiều vấn đề sức khoẻ cho cơ thể như là ảnh hưởng thị lực và đau ở cổ tay hay cổ gáy [9]. Trầm trọng hơn, lạm dụng điện thoại thông minh có thể gây ra một vài vấn đề tâm thần hoặc rối loạn hành vi. Phân tích mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh với tình trạng rối loạn giấc ngủ trong các đối tượng nghiên cứu cho kết quả tỉ lệ rối loạn giấc ngủ ở nhóm nghiện sử dụng điện thoại thông minh cao hơn so với nhóm còn lại (p<0,05). Do đó, có thể chỉ ra rằng có thể việc sử dụng điện thoại thông minh là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của học sinh. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Long X và cộng sự và nghiên cứu của Demirci K và cộng sự (4), [13].

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã chỉ ra tỉ lệ có một rối loạn tâm lí (lo âu và trầm cảm) cao hơn ở nhóm lạm dụng điện thoại thông minh hơn là nhóm không lạm dụng điện thoại thông minh. Nghiện sử dụng điện thoại thông minh càng cao thì rối loạn tâm lí càng nặng (p < 0,05). Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác trên thế giới [1], [6], [15]. Điều này cho thấy việc sử dụng điện thoại thông minh có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến các rối loạn tâm lí và sức khoẻ tâm thần của các đối tượng học sinh, sinh viên từ 15 – 25 tuổi.

V. KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nghiện sử dụng điện thoại thông minh ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên là đáng báo động và có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lí. Cần có những giải pháp can thiệp giúp học sinh, sinh viên nhận thức được và quản lí tốt việc sử dụng điện thoại thông minh. Cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực này để đưa ra các bằng chứng và giải pháp nhằm hạn chế các tác động có hại của việc sử dụng điện thoại thông minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[...]

(Theo Tạp chí Y Dược học, Trường Đại học Y – Dược Huế, tập 7, số 4 – tháng 8-2017)

(1) Đọc lưới văn bản và cho biết nghiên cứu này thuộc lĩnh vực nào?

(2) Phần Tóm tắt cung cấp thông tin ngắn gọn về những khía cạnh nào?

(3) Phần Kết quả cho biết các tác giả đã nghiên cứu những nội dung nào?

(4) Những ý kiến nêu ra ở phần Bàn luận được dựa trên những căn cứ nào?

(5) Em có đồng tình với Kết luận của báo cáo không? Vì sao?

Trả lời:

(1) Nghiên cứu này thuộc lĩnh vực “y tế công cộng”

(2) Phần Tóm tắt cung cấp thông tin ngắn gọn về những khía cạnh: lí do nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả chính và kết luận.

(3) Phần Kết quả cho biết các tác giả đã nghiên cứu những nội dung sau: Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu; thời gian nghĩ đến và kiểm tra điện thoại thông minh; mức độ phụ thuộc điện thoại thông minh; sự liên quan giữa nghiện sử dụng điện thoại thông minh và rối loạn giấc ngủ. Tên các bảng đã nêu lên các nội dung nghiên cứu

(4) Những ý kiến nêu ra ở phần Bàn luận được dựa trên những căn cứ nghiên cứu điều tra thực tế trên đối tượng sinh viên vào năm 2015 và đối tượng học sinh trung học phổ thông vào cuối năm 2016 và đầu năm 2017.

(5) Em hoàn toàn đồng tình với Kết luận của báo cáo. Có thể thấy, trên thực tế, đây là lứa tuổi trẻ, dễ dàng tiếp cận được với công nghệ nhất, vì thế việc ở độ tuổi này nếu không quản lí tốt thì việc nghiện điện thoại thông minh rất dễ. Hơn nữa, ở độ tuổi này, nhiều bạn chưa thực sự trang bị tốt những kĩ năng quản lí thời gian, quản lí bản thân, chưa nhận thức được rõ ràng những tác hại cũng như nguy hiểm của điện thoại thông minh ảnh hưởng tới nên dễ dàng bị cuốn theo, dẫn tới nghiện sử dụng.

Đánh giá

0

0 đánh giá