Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 21 (Kết nối tri thức 2024): Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

6.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Công nghệ 10.

Công nghệ lớp 10 Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

A. Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

I. Một số phương pháp chung hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

1. Phương pháp động não

- Dùng để huy động ý tưởng mới mẻ, sáng tạo hoặc phân tích để giải quyết vấn đề trong quá trình thiết kế kĩ thuật.

- Sử dụng trong các bước:

+ Xác định vấn đề

+ Đề xuất, đánh giá và lựa chọn giải pháp

+ Thử nghiệm, kiểm chứng giải pháp

+ Điều chỉnh thiết kế để hoàn thiện sản phẩm

2. Phương pháp sơ đồ tư duy

- Là dùng những từ khóa chính kết hợp cùng những đường nối, mũi tên, hình ảnh, kí hiệu, màu sắc, …theo các quy tắc đơn giản, dễ hiểu của riêng người viết, từ đó xây dựng sơ đồ tổng quát vầ cô đọng nhất, giúp hệ thống hóa và sắp xếp những suy nghĩ một cách trực quan, giúp cho việc tổng hợp, phân tích thông tin để giải quyết một vấn đề hay ghi nhớ một cách hiệu quả.

- Sử dụng trong:

+ Xác định vấn đề

+ Tìm hiểu tổng quan

+ Xác định yêu cầu

+ Đánh giá nguồn lực để giải quyết vấn đề

+ Làm rõ các yêu cầu kĩ thuật, yêu cầu cần đạt của sản phẩm.

3. Phương pháp điều tra

- Là thu thập thông tin, được thực hiện cùng lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn.

- Hình thức:

+ Phỏng vấn trực tiếp

+ Phỏng vấn qua điện thoại

+ Phỏng vấn qua thư tín hoặc qua internet

4. Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Là kĩ thuật tư duy bằng hệ thống các câu hỏi có mục đích, trình tự rõ ràng để tìm hiểu, thu thập thông tin, phát hiện và nghiên cứu sâu một vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi: 5W1H

- Sử dụng trong giai đoạn:

+ Xác định vấn đề

+ Tìm hiểu tổng quan

+ Xác định yêu cầu của sản phẩm

5. Phương pháp SCAMPER

- Là phương pháp tư duy sáng tạo nhằm cải thiện sản phẩm, quy trình, dịch vụ, … đã có hay dự tính phát triển một sản phẩm mới, dựa vào việc đặt ra và giải đáp những câu hỏi thuộc 7 phương diện khác nhau.

- Các phương diện:

+ Thay thế

+ Kết hợp

+ Thích nghi

+ Thay đổi

+ Đổi cách dùng

+ Loại ra

+ Sắp xếp lại, đảo ngược

- Sử dụng trong

+ Đề xuất, đánh giá, lựa chọn giải pháp và xây dựng nguyên mẫu cho giải pháp.

+ Điều chỉnh thiết kế

II. Các phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

- Các vật dụng ghi chép

- Thiết bị điện tử và các phần mềm

- Dụng cụ đo

- Vật liệu

- Dụng cụ và thiết bị gia công vật liệu

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

III. Áp dụng các phương pháp, phương tiện vào thiết kế kĩ thuật

1. Xác định vấn đề

- Quan sát mọi vât và mọi người xung quanh

- Thường xuyên trò chuyện, áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi 5W1H

- Ghi lại câu trả lời

- Dùng bản khảo sát để phân tích thông tin nhanh và chính xác.

- Chụp ảnh, ghi hình

2. Tìm hiểu tổng quan

- Áp dụng phương pháp điều tra, thiết kế các bảng hỏi để khảo sát vấn đề.

- Sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin.

- Tìm hiểu các giải pháp đã có trên thị trường.

3. Xác định yêu cầu cần đạt của sản phẩm

- Tính khả thi

- Hiệu quả làm việc

- Các chỉ số kĩ thuật

- Tính an toàn

- Tính kinh tế

- Tính thẩm mĩ

- Tính thân thiện với môi trường.

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

4. Đề xuất, đánh giá, lựa chọn giải pháp

a. Đưa ra ý tưởng

- Tìm kiếm giải pháp bằng phương pháp động não.

- Sử dụng sơ đồ tư duy

b. Đánh giá và lựa chọn giải pháp

- Áp dụng phương pháp động não

- Áp dụng kĩ thuật phân tích ưu điểm, nhược điểm, tính thú vị của từng giải pháp.

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

5. Xây dựng nguyên mẫu

- Các phần mềm hỗ trợ vẽ kĩ thuật

- Sử dụng các dụng cụ cầm tayvaf thiết bị gia công cơ khí

- Sử dụng bảng kê nêu rõ các chi tiết làm nguyên mẫu của sản phẩm.

6. Thử nghiệm, kiểm chứng giải pháp

- Nguyên mẫu được đưa vào thử nghiệm trong môi trường thực tế để kiểm tra.

- Sử dụng nhật kí để ghi chép các thông số

- So sánh kết quả với bảng các yêu cầu cần đạt của sản phẩm

- Dùng bảng khảo sát để thu thập ý kiến.

- Hoàn thiện sản phẩm và lập hồ sơ kĩ thuật

Lý thuyết Công Nghệ 10 Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật - Kết nối tri thức (ảnh 1)

7. Lập hồ sơ kĩ thuật

- Trình bày dưới dạng văn bản, triển lãm, poster, sách, phim tài liệu, …

- Hình thức:

+ Tổ chức ngày hội kĩ thuật

+ Triển lãm sản phẩm có kèm theo hồ sơ sản phẩm.

B. Bài tập trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

Câu 1. Phương pháp thứ năm trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật là gì?

A. Phương pháp SCAMPER

B. Phương pháp sơ đồ tư duy

C. Phương pháp điều tra

D. Kĩ thuật đặt câu hỏi

Đáp án đúng: A

Giải thích: Có 5 phương pháp chung trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật:

1. Phương pháp động não

2. Phương pháp sơ đồ tư duy

3. Phương pháp điều tra

4. Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Phương pháp SCAMPER

Câu 2. Có mấy phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật?

A. 1          B. 3

C. 5          D. 7

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có 5 phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật:

1. Các vật dụng ghi chép

2. Thiết bị điện tử và các phần mềm

3. Dụng cụ đo

4. Vật liệu

5. Dụng cụ và thiết bị gia công vật liệu

Câu 3. Vật dụng ghi chép để hỗ trợ thiết kế kĩ thuật là:

A. Các loại bút màu, bút nhớ.

B. Máy tính, điện thoại thông minh

C. Thước đo độ dài, thước đo góc

D. Tấm mica, tấm xốp

Đáp án đúng: A

Giải thích:

+ Các vật dụng ghi chép: Các loại bút màu, bút nhớ.

+ Thiết bị điện tử và các phần mềm: Máy tính, điện thoại thông minh

+ Dụng cụ đo: Thước đo độ dài, thước đo góc

+ Vật liệu: Tấm mica, tấm xốp

Câu 4. Thiết bị điện tử và các phần mềm để hỗ trợ thiết kế kĩ thuật là:

A. Các loại bút màu, bút nhớ.

B. Máy tính, điện thoại thông minh

C. Thước đo độ dài, thước đo góc

D. Tấm mica, tấm xốp

Đáp án đúng: B

Giải thích:

+ Các vật dụng ghi chép: Các loại bút màu, bút nhớ.

+ Thiết bị điện tử và các phần mềm: Máy tính, điện thoại thông minh

+ Dụng cụ đo: Thước đo độ dài, thước đo góc

+ Vật liệu: Tấm mica, tấm xốp

Câu 5. Dụng cụ đo để hỗ trợ thiết kế kĩ thuật là:

A. Các loại bút màu, bút nhớ.

B. Máy tính, điện thoại thông minh

C. Thước đo độ dài, thước đo góc

D. Tấm mica, tấm xốp

Đáp án đúng: C

Giải thích:

+ Các vật dụng ghi chép: Các loại bút màu, bút nhớ.

+ Thiết bị điện tử và các phần mềm: Máy tính, điện thoại thông minh

+ Dụng cụ đo: Thước đo độ dài, thước đo góc

+ Vật liệu: Tấm mica, tấm xốp

Câu 6. Có mấy phương pháp chung trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật?

A. 1          B. 3

C. 5          D. 7

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có 5 phương pháp chung trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật:

1. Phương pháp động não

2. Phương pháp sơ đồ tư duy

3. Phương pháp điều tra

4. Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Phương pháp SCAMPER

Câu 7. Phương pháp đầu tiên trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật là gì?

A. Phương pháp động não

B. Phương pháp sơ đồ tư duy

C. Phương pháp điều tra

D. Kĩ thuật đặt câu hỏi

Đáp án đúng: A

Giải thích: Có 5 phương pháp chung trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật:

1. Phương pháp động não

2. Phương pháp sơ đồ tư duy

3. Phương pháp điều tra

4. Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Phương pháp SCAMPER

Câu 8. Phương pháp thứ hai trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật là gì?

A. Phương pháp động não

B. Phương pháp sơ đồ tư duy

C. Phương pháp điều tra

D. Kĩ thuật đặt câu hỏi

Đáp án đúng: B

Giải thích: Có 5 phương pháp chung trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật:

1. Phương pháp động não

2. Phương pháp sơ đồ tư duy

3. Phương pháp điều tra

4. Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Phương pháp SCAMPER

Câu 9. Phương pháp thứ ba trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật là gì?

A. Phương pháp động não

B. Phương pháp sơ đồ tư duy

C. Phương pháp điều tra

D. Kĩ thuật đặt câu hỏi

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có 5 phương pháp chung trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật:

1. Phương pháp động não

2. Phương pháp sơ đồ tư duy

3. Phương pháp điều tra

4. Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Phương pháp SCAMPER

Câu 10. Phương pháp thứ tư trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật là gì?

A. Phương pháp động não

B. Phương pháp sơ đồ tư duy

C. Phương pháp điều tra

D. Kĩ thuật đặt câu hỏi

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 5 phương pháp chung trong hỗ trợ thiết kế kĩ thuật:

1. Phương pháp động não

2. Phương pháp sơ đồ tư duy

3. Phương pháp điều tra

4. Kĩ thuật đặt câu hỏi

5. Phương pháp SCAMPER

Câu 11. Vật liệu để hỗ trợ thiết kế kĩ thuật là:

A. Các loại bút màu, bút nhớ.

B. Máy tính, điện thoại thông minh

C. Thước đo độ dài, thước đo góc

D. Tấm mica, tấm xốp

Đáp án đúng: D

Giải thích:

+ Các vật dụng ghi chép: Các loại bút màu, bút nhớ.

+ Thiết bị điện tử và các phần mềm: Máy tính, điện thoại thông minh

+ Dụng cụ đo: Thước đo độ dài, thước đo góc

+ Vật liệu: Tấm mica, tấm xốp

Câu 12. Áp dụng các phương pháp, phương tiện vào giai đoạn tìm hiểu tổng quan là:

A. Áp dụng phương pháp điều tra, thiết kế bảng hỏi

B. Sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin

C. Tìm hiểu các giải pháp đã có trên thị trường, sử dụng bảng phân tích điểm mạnh, yếu và tính thú vị của chúng.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 3 phương pháp được áp dụng vào giai đoạn tìm hiểu tổng quan là:

1. Áp dụng phương pháp điều tra, thiết kế bảng hỏi

2. Sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin

3. Tìm hiểu các giải pháp đã có trên thị trường, sử dụng bảng phân tích điểm mạnh, yếu và tính thú vị của chúng.

Câu 13. Có mấy phương pháp được áp dụng vào giai đoạn tìm hiểu tổng quan?

A. 1          B. 2

C. 3          D. 4

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có 3 phương pháp được áp dụng vào giai đoạn tìm hiểu tổng quan là:

1. Áp dụng phương pháp điều tra, thiết kế bảng hỏi

2. Sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin

3. Tìm hiểu các giải pháp đã có trên thị trường, sử dụng bảng phân tích điểm mạnh, yếu và tính thú vị của chúng.

Câu 14. Có mấy phương pháp được áp dụng vào giai đoạn xây dựng nguyên mẫu?

A. 1          B. 2

C. 3          D. 4

Đáp án đúng: C

Giải thích: Có 3 phương pháp được áp dụng vào giai đoạn xây dựng nguyên mẫu:

1. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ

2. Sử dụng các dụng cụ cầm tay và thiết bị gia công cơ khí

3. Sử dụng bảng kê nêu rõ các chi tiết làm nguyên mẫu của sản phẩm.

Câu 15. Phương pháp nào được áp dụng vào giai đoạn xây dựng nguyên mẫu?

A. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ

B. Sử dụng các dụng cụ cầm tay và thiết bị gia công cơ khí

C. Sử dụng bảng kê nêu rõ các chi tiết làm nguyên mẫu của sản phẩm.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án đúng: D

Giải thích: Có 3 phương pháp được áp dụng vào giai đoạn xây dựng nguyên mẫu:

1. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ

2. Sử dụng các dụng cụ cầm tay và thiết bị gia công cơ khí

3. Sử dụng bảng kê nêu rõ các chi tiết làm nguyên mẫu của sản phẩm.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 17: Khái quát về thiết kế kĩ thuật

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 18: Quy trình thiết kế kĩ thuật

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 19: Những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 20: Nguyên tắc thiết kế kĩ thuật

Lý thuyết Công nghệ 10 Bài 21: Phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

Từ khóa :
Công nghệ 10
Đánh giá

0

0 đánh giá