Với giải Câu 4 trang 23 SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 9: Lựa chọn và hành động giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ văn 11. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 9: Lựa chọn và hành động
Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Giải thích nghĩa của ba trong số các thành ngữ có trong đoạn văn. Việc sử dụng các thành ngữ ấy (trong từng câu văn) có ý nghĩa cụ thể như thế nào?
Trả lời:
- “Vang như mõ”: tiếng vang xa, rộng, dồn dập, liên tục như tiếng mõ trong chùa.
=> Ý nghĩa trong câu văn: thể hiện tiếng danh vang dội của nghĩa quân, những con người chân lấm tay bùn đứng lên đánh đuổi quân giặc, dẫu đã hi sinh những công lao của họ được ghi nhớ muôn đời.
- “chém rắn đuổi hươu”: mượn ý tứ thành ngữ tiếng Hán “trảm xà trục lộc” (Hán Cao Tổ Lưu Bang chém rắn lúc khởi nghiệp để giành lấy ngôi vị của nhà Tần”.
=> Ý nghĩa trong câu văn: Nhấn mạnh tinh thần quyết tâm đánh đuổi giặc Pháp của dân ta.
- “treo dê bán chó”: mượn ý của thành ngữ “treo đầu dê, bán thịt chó”, chỉ sự gian trá lừa lọc, không trung thực trong cư xử.
=> Ý nghĩa trong câu văn: vạch trần bản chất lừa lọc, gian giảo của kẻ thù xâm lược, ở đây là thực dân Pháp viện các cớ khác nhau để xâm lược nước ta.
Xem thêm lời giải Sách bài tập Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích mạch lạc và liên kết của văn bản....
Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét về bố cục của văn bản....
Câu 1 trang 28 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét trên nói đến phương diện giá trị nào của bộ phim?...
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch
Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí