Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30 (Chân trời sáng tạo 2024): Địa lí các ngành công nghiệp

5.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.

Địa lí lớp 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp

Video giải Địa lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp

I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC THAN, DẦU KHÍ

 

Vai trò

Đặc điểm

Phân bố

Khai thác than

- Cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.

- Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Xuất hiện từ rất sớm.

- Quá trình khai thác gây tác động lớn đến môi trường.

- Sản lượng than khai thác toàn thế giới tiếp tục gia tăng.

- Các quốc gia sản xuất than lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga.

Khai thác dầu khí

- Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng trong sản xuất và đời sống.

- Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hoá phẩm, dược phẩm.

- Là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.

- Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.

- Nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.

-  Quá trình khai thác gây tác động lớn đến môi trường.

- Sản lượng dầu khai thác toàn thế giới gia tăng.

- Các quốc gia khai thác lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…

- Sản lượng khí tự nhiên khai thác tiếp tục tăng.

- Các quốc gia khai thác lớn: Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,...

 

Lý thuyết Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Hoạt động khai thác than

II. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC QUẶNG KIM LOẠI

- Vai trò: Cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim. Nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đặc điểm: Đa dạng, tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đồng, sắt, vàng,… Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất, nước.

- Phân bố:

+ Quặng sắt: Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga,…

+ Quặng bô-xít: Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê (Guinea), Bra-xin, Ấn Độ,…

+ Quặng vàng: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,...

+ Khoáng sản khác: CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam,…

Lý thuyết Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

III. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN LỰC

- Vai trò:

+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.

+ Là nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại, góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Nâng cao đời sống văn hoá, củng cố an ninh quốc phòng.

- Đặc điểm: cơ cấu sản lượng điện đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian: giảm điện sản xuất từ than, thuỷ điện, dầu mỏ, điện nguyên tử; tăng điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo.

- Phân bố: sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng. Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Liên bang Nga, Nhật Bản,…

Lý thuyết Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

IV. CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ - TIN HỌC

- Vai trò:

+ Vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác.

+ Sản phẩm trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao, thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Là ngành công nghiệp trẻ.

+ Sản phẩm đa dạng.

+ Nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phân bố: Đa số ở các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển: Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Ma-lai-xi-a, Việt Nam,…

Lý thuyết Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

V. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG

- Vai trò:

+ Tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng.

+ Là mặt hàng có giá trị xuất khẩu.

+ Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.

- Đặc điểm:

+ Cơ cấu đa dạng: dệt - may, da giày, giấy - in, văn phòng phẩm,…

+ Vốn đầu tư ít, quy trình sản xuất đơn giản, thời gian sản xuất ngắn.

+ Gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

- Phân bố: rộng khắp thế giới, phát triển mạnh ở các nước đang phát triển: Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,…

Lý thuyết Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

VI. CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

- Vai trò:

+ Cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu ăn, uống của con người.

+ Thúc đẩy sự phát triển ngành sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản.

+ Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp khác.

+ Cung cấp guồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

+ Tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

- Đặc điểm:

+ Đa dạng về cơ cấu ngành

+Vốn đầu tư ít, thời gian thu hồi vốn nhanh.

+ Phụ thuộc nhiều vào nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu

- Phân bố: đang phát triển mạnh và phân bố rộng rãi trên thế giới.

Lý thuyết Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp

Câu 1. Các quốc gia nào sau đây có trữ lượng quặng sắt lớn trên thế giới?

A. Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, LB Nga, Anh.

B. Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, LB Nga, Hoa Kì.

C. Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin, Việt Nam.

D. LB Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ.

Đáp án: D

Giải thích: Các nước khai thác quặng kim loại nhiều đều là các nước có trữ lượng quặng lớn: sắt (Liên bang Nga, U-crai-na, Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Hoa Kì,...), bô-xít (Ô-xtrây-li-a, Gia-mai-ca, Bra-xin,...), đồng (Chi-lê, Hoa Kì, Ca-na-đa, Liên bang Nga,…), Quặng vàng (Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kì, Ca-na-đa,...),… Ngoài ra, các khoáng sản khác được khai thác ở một số nước như CHDC Công-gô, Pê-ru, Việt Nam,...

Câu 2. Biện pháp quan trọng để giảm khí thải COkhông phải là

A. tăng trồng rừng.

B. giảm đốt than đá.

C. tăng đốt gỗ củi.

D. giảm đốt dầu khí.

Đáp án: C

Giải thích: Biện pháp quan trọng để giảm khí thải COlà giảm đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu khí…), sử dụng các dạng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tăng cường trồng và bảo vệ rừng,...

Câu 3. Nguồn năng lượng nào sau đây được xếp vào loại không cạn kiệt?

A. Sức gió.

B. Củi gỗ.

C. Than đá.

D. Dầu khí.

Đáp án: A

Giải thích: Nguồn năng lượng được xếp vào loại không cạn kiệt là sức gió, điện mặt trời, điện thủy triều,…

Câu 4. Dầu khí không phải là

A. tài nguyên thiên nhiên.

B. nhiên liệu làm dược phẩm.

C. nguyên liệu cho hoá dầu.

D. nhiên liệu cho sản xuất.

Đáp án: B

Giải thích: Dầu khí là một dạng tài nguyên thiên nhiên được sử dụng làm nhiên liệu quan trọng cho sản xuất điện, giao thông vận tải; làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất để sản xuất ra nhiều sản phẩm khác nhau như: thuốc nhuộm, va-dơ-lin, chất sát trùng, các chất thơm, lượu, cao su tổng hợp,... Dầu mỏ được ví như “vàng đen” của nhiều nước.

Câu 5. Quặng kim loại không được chia thành nhóm nào sau đây?

A. Kim loại đen.

B. Kim loại quý.

C. Kim loại cháy.

D. Kim loại màu.

Đáp án: C

Giải thích: Quặng kim loại được chia thành một số nhóm: kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, kim loại hiếm,... Việc khai thác thiếu quy hoạch khiến nhiều loại quặng kim loại có nguy cơ cạn kiệt, gây ô nhiễm môi trường, đòi hỏi phải có các vật liệu thay thế và tái sử dụng kim loại để tiết kiệm tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng với việc phân bố tài nguyên dầu mỏ trên thế giới?

A. Nhu cầu về dầu mỏ trên thế giới bị sút giảm.

B. Tốc độ khai thác dầu mỏ ngày càng chậm lại.

C. Tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển.

D. Tập trung chủ yếu ở nhóm các nước phát triển.

Đáp án: C

Giải thích: Nhu cầu về tài nguyên dầu mỏ trên thế giới ngày càng tăng, tốc độ khai thác nhanh (từ 3,1 tỉ tấn - 1990 lên 4,1 tỉ tấn - 2020). Dầu mỏ phân bố chủ yếu ở các nước đang phát triển, một số quốc gia có sản lượng khai thác đều lớn như Ả-rập Xê-út, I-rắc, I-ran,...

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khai thác than?

A. Là nguồn năng lượng cơ bản, quan trọng.

B. Hiện nay có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.

C. Phần lớn mỏ than tập trung ở bán cầu Bắc.

D. Là ngành công nghiệp xuất hiện sớm nhất.

Đáp án: B

Giải thích: Than là nguồn năng lượng truyền thống và cơ bản, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và đời sống. Công nghiệp khai thác than xuất hiện từ rất sớm, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Các mỏ than được phân bố chủ yếu ở bán cầu Bắc. Những nước đứng đầu về sản lượng khai thác than là những nước có trữ lượng than lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì,...

Câu 8. Nhận định nào sau đây không đúng với dầu khí?

A. Ít gây ô nhiễm môi trường.

B. Tiện vận chuyển, sử dụng.

C. Có khả năng sinh nhiệt lớn.

D. Cháy hoàn toàn, không tro.

Đáp án: A

Giải thích: Dầu khí có khả năng sinh nhiệt cao (cao hơn than), dễ vận chuyển và sử dụng, nhiên liệu cháy hoàn toàn và không tạo thành tro. Vì vậy, dầu khí chiếm vị trí hàng đầu trong các loại nhiên liệu. Sau khi chế biến, dầu khí tạo ra nhiều sản phẩm như: xăng, dầu hoả, dầu ma-dut,...

Câu 9. Nguồn năng lượng sạch gồm có

A. năng lượng mặt trời, sức gió, củi gỗ.

B. năng lượng mặt trời, sức gió, dầu khí.

C. năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt.

D. năng lượng mặt trời, sức gió, than đá.

Đáp án: C

Giải thích: Nguồn năng lượng sạch gồm có năng lượng mặt trời, sức gió, địa nhiệt, sinh khối,...

Câu 10. Cơ cấu sử dụng năng lượng hiện nay có sự thay đổi theo hướng tập trung tăng tỉ trọng

A. than đá.

B. thủy điện.

C. điện nguyên tử.

D. năng lượng mới.

Đáp án: D

Giải thích: Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian. Trong giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thuỷ điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.

Câu 11. Vai trò của ngành công nghiệp khai thác quặng kim loại là

A. cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim.

B. cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.

C. nâng cao đời sống văn hóa và củng cố nền an ninh - quốc phòng.

D. sử dụng nguyên liệu sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.

Đáp án: A

Giải thích: Công nghiệp khai thác quặng kim loại phát triển gắn với quá trình công nghiệp hoá trên thế giới do kim loại được sử dụng để sản xuất máy móc, thiết bị, làm vật liệu trong xây dựng, giao thông vận tải,... cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim, được sử dụng nhiều ở các thiết bị trong đời sống,... Đây còn là nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

Câu 12. Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở

A. Tây Âu.

B. Mĩ Latinh.

C. Bắc Mĩ.

D. Trung Đông.

Đáp án: D

Giải thích: Các mỏ dầu khí phân bố ở cả hai bán cầu. Các nước đứng đầu về sản lượng khai thác đều có trữ lượng dầu khí lớn như: Ả-rập Xê-út, Hoa Kì, Liên bang Nga, I-rắc, I-ran,... -> Ta thấy Trữ lượng dầu mỏ trên thế giới tập trung lớn nhất ở Trung Đông.

Câu 13. Hiện nay, con người tập trung phát triển nguồn năng lượng sạch không phải vì nguyên nhân nào sau đây?

A. Mưa axit xảy ra ở rất nhiều nơi.

B. Than đá, dầu khí đang cạn kiệt.

C. Xảy ra biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. Chi phí sản xuất không quá cao.

Đáp án: D

Giải thích: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, tạo ra mưa a-xit và hiện tượng nóng lên toàn cầu. Một vài nhà máy điện nguyên tử đã có những sự cố xảy ra làm ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống và sức khoẻ con người. Xu hướng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo để sản xuất điện nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm được năng lượng hoá thạch ngày càng phổ biến.

Câu 14. Than An-tra-xít không có đặc điểm nào sau đây?

A. Độ ẩm cao và có lưu huỳnh.

B. Có độ bền cơ học cao.

C. Chuyên chở không bị vỡ vụn.

D. Khả năng sinh nhiệt lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Đặc điểm của than An-tra-xít là có độ bền cơ học cao, khả năng sinh nhiệt lớn và chuyên chở không bị vỡ vụn. Quá trình khai thác và sử dụng than gây tác động xấu tới môi trường, đòi hỏi phải có các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế.

Câu 15. Vai trò nào sau đây không đúng với công nghiệp điện lực?

A. Cơ sở để đẩy mạnh tiến bộ khoa học - kĩ thuật.

B. Cơ sở để phát triển nền công nghiệp hiện đại.

C. Đáp ứng đời sống văn hoá, văn minh con người.

D. Cơ sở về nhiên liệu cho công nghiệp chế biến.

Đáp án: A

Giải thích: Điện là nguồn năng lượng không thể thiếu trong xã hội hiện đại, là cơ sở để tiến hành cơ khí hoá, tự động hoá trong sản xuất, là điều kiện thiết yếu để đáp ứng nhiều nhu cầu trong đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia. Sản lượng điện bình quân đầu người là một trong những thước đo để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 29: Cơ cấu, vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 30: Địa lí các ngành công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đên sự phát triển, phân bố dịch vụ

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Đánh giá

0

0 đánh giá