Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, em hãy nêu ví dụ về tác động của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

356

Với giải Bài tập 7 trang 61 SBT Lịch sử 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sử 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Bài tập 7 trang 61 SBT Lịch Sử 11Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, em hãy nêu ví dụ về tác động của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Biển Đông đến sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia ven biển.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Tầm quan trọng của Biển Đông với Việt Nam

- Biển Đông không những cung cấp nguồn thức ăn cho cư dân ven bờ từ hàng nghìn năm, mà còn là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế có quan hệ trực tiếp với các miền của đất nước, giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.

- Xét về khía cạnh kinh tế, Biển Đông đã tạo điều kiện để Việt Nam phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch ...

+ Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam đã tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam có mười điểm có thể xây dựng cảng biển nước sâu và nhiều điểm cảng trung bình với tổng sản lượng hàng hóa vận chuyển có thể đạt 50 triệu tấn/năm.

+ Biển Đông cung cấp nguồn lợi hải sản rất quan trọng, theo các điều tra về nguồn lợi hải sản, tính đa dạng sinh học trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000 loài sinh vật cư trú; trong đó, có 6.000 loài động vật đáy, 2.400 loài cá (trong đó có 130 loài cá kinh tế), 653 loài rong biển, 657 loài động vật phù du, 537 loài thực vật phù du, 225 loài tôm biển ... Trữ lượng cá biển ước tính khoảng 3,1 - 4,1 triệu tấn, khả năng khai thác là 1,4 - 1,6 triệu tấn. Nguồn lợi hải sản phong phú đã góp phần đưa ngành thủy sản thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khẩu đứng thứ ba cả nước.

+ Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được nhiều bể trầm tích như các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn ... được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất và khai thác thuận lợi. Tổng trữ lượng dự báo địa chất của toàn thềm lục địa Việt Nam xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác 4 - 5 tỷ tấn. Trữ lượng khí dự báo khoảng 1.000 tỷ m3.

+ Đặc biệt, dải ven biển còn là “bàn đạp” tiến ra biển, là hậu phương hỗ trợ các hoạt động ở những vùng biển xa bờ, thông qua các trung tâm kinh tế trên các hải đảo. Chính nơi này là chỗ trú ngụ tự nhiên, nơi sinh sản và ươm nuôi ấu trùng của nhiêu loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay trong vùng, mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa. Các hệ sinh thái như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn...đều tập trung tại đây, cung cấp tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học biển và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản. Chúng có tính liên kết sinh thái tự nhiên mật thiết với nhau, tạo ra những "dây xích sinh thái" quan trọng đối với toàn vùng biển tạo thành vùng có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 1.130.000 ha, trong những năm qua đã đóng góp gần 60% tổng sản lượng thủy sản toàn quốc, góp phần đáp ứng gần 40% protein cho người dân.

+ Ngoài ra, Việt Nam sở hữu chiều dài đường bờ biển hơn 3.260 km, có nhiều bãi biển cát trắng, hang động, vũng vịnh nổi tiếng và 2.773 hòn đảo ven bờ cùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Với sự phân dị về khí hậu và cấu trúc địa mạo đường bờ, sự đa dạng và phong phú của các các làng nghề..., Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch biển trong khu vực và trên thế giới. Đây là một trong những lợi thế chủ yếu của du lịch Việt Nam trong phát triển du lịch - ngành công nghiệp không khói - đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay.

Đánh giá

0

0 đánh giá