Giải SBT Lịch sử 11 Bài 13 (Kết nối tri thức): Việt Nam và Biển Đông

2.2 K

Với giải sách bài tập Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Lịch sử 11. Mời các bạn đón xem:

Sách bài tập Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Bài tập 1 trang 61 SBT Lịch Sử 11Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 17 dưới đây.

Câu 1 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Những địa phương nào dưới đây có thể xây dựng cảng biển nước sâu?

A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Quảng Ninh, Khánh Hoà, Bà Rịa - Vũng Tàu.

C. Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Định.

D. Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hoá.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Việc xác lập chủ quyền và thực thi quản lí liên tục tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong các thế kỉ XVII, XVIII được thể hiện qua hoạt động của lực lượng nào?

A. Thuỷ quân.

B. Đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.

C. Quân đội triều đình.

D. Đội Bắc Hải và thuỷ quân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 3 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Triều đại quân chủ đã chính thức tổ chức lực lượng quân đội chính quy của Nhà gọi nước chuyên trách làm nhiệm vụ thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là

A. Triều Trần.

B. Chúa Nguyễn.

C. Triều Tây Sơn.

D. Triều Nguyễn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 4 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Tác phẩm nào dưới đây do Lê Quý Đôn biên soạn đã ghi chép về cương vực và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Đại Việt sử ký.

B. Phủ biên tạp lục.

C. Lịch triều hiến chương loại chí.

D. Ức Trai thi tập.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 5 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Những công trình địa lí và lịch sử nào dưới đây của Việt Nam đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam?

A. Đại Nam nhất thống toàn đồ, Hoàng Việt Dư địa chí, Đại Nam thực lục.

B. Hoàng Lê nhất thống chí, Giáp Ngọ niên bình Nam đồ, Đại Việt sử ký toàn thư.

C. An Nam đại quốc hoạ đồ, Đại Nam thực lục, Lịch triều hiến chương loại chí.

D. Phủ biên tạp lục, Hoàng Lê nhất thống chí, An Nam đại quốc hoạ đồ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa bằng các biện pháp nào?

A. Xây dựng cột mốc chủ quyền, hải đăng, trạm khí tượng.

B. Xây dựng nhà thờ, cột mốc chủ quyền và trường học.

C. Cử quân đội đồn trú, xây dựng trường học, khai thác mỏ.

D. Khai thác mỏ, xây dựng cột mốc chủ quyền và trường học.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 7 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Năm 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng được tuyên bố tại hội nghị quốc tế nào?

A. Hội nghị Giơ-ne-vơ.

B. Hội nghị Pốt-xđam.

C. Hội nghị Pa-ri.

D. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 8 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Ý nào dưới đây không phải là chủ trương của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông?

A. Ban hành các văn bản pháp lí khẳng định chủ quyền của Việt Nam.

B. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS).

C. Thúc đầy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông.

D. Ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản trên Biển Đông.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 9 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Việc tổ chức các đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Triều Nguyễn và chính quyền thực dân Pháp có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông?

A. Khẳng định xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

B. Tổ chức khai thác kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

C. Xây dựng cơ sở hạ tầng tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

D. Xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 10 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Trong thời kì quân chủ, những tư liệu nào dưới đây đã góp phần khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Tượng đài lịch sử, ca dao tục ngữ.

B. Bản đồ, tư liệu lịch sử.

C. Di tích ngọn hải đăng, cột mốc chủ quyền.

D. Tác phẩm văn học, tượng đài lịch sử.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 11 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Chính quyền thực dân Pháp đã sáp nhập quần đảo Hoàng Sa thành đơn vị hành chính thuộc tỉnh nào?

A. Thừa Thiên.

B. Bà Rịa.

C. Khánh Hoà.

D. Sài Gòn.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 12 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Theo quy định của văn bản quốc tế nào dưới đây thì Việt Nam là quốc gia ven biển được phép thăm dò, khai thác khoảng 1 triệu km2 vùng biển và thềm lục địa trên Biển Đông?

A. Văn bản kí kết tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô năm 1951.

B. Hiệp định Pa-ri năm 1973.

C. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

D. Hiến chương ASEAN.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 13 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Dưới thời các chúa Nguyễn và Vương triều Tây Sơn, các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ gì ở khu vực Biển Đông?

A. Khai thác sản vật và ứng chiến với nạn cướp biển.

B. Xây dựng cột mốc chủ quyền.

C. Vẽ bản đồ.

D. Buôn bán.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 14 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Văn bản nào dưới đây quy định đầy đủ nhất về quy chế pháp lí các vùng biển Việt Nam và điều chỉnh các hoạt động trong các vùng biển Việt Nam?

A. Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

B. Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

C. Luật Hàng hải năm 2005.

D. Luật Biển Việt Nam năm 2012.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 15 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Hiện nay, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là đơn vị hành chính nội, thuộc tỉnh hoặc thành phố nào?

A. Đà Nẵng và Khánh Hoà.

B. Quảng Nam và Khánh Hoà.

C. Quảng Ngãi và Quảng Nam.

D. Đà Nẵng và Quảng Nam.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 16 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Chính quyền thực dân Pháp đã có hoạt động nào để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?

A. Chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1974.

B. Xây dựng cột hải đăng năm 1937.

C. Cử quân đội đồn trú và yêu cầu quân đội nước ngoài rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép trong những năm 1946 - 1947.

D. Thực hiện khảo sát khoa học vào năm 1925 và năm 1927.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 17 trang 61 SBT Lịch Sử 11: Trong quản lí hành chính, chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hoà (Chính quyền Sài Gòn) đã thực hiện hoạt động nào dưới đây để quản lí quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

A. Sáp nhập và tổ chức hai quần đảo thành đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh.

B. Vẽ bản đồ, xây dựng hải quân.

C. Khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế.

D. Xây dựng cơ sở hạ tầng và tổ chức họp báo tuyên bố chủ quyền.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Bài tập 2 trang 64 SBT Lịch Sử 11Hãy xác định câu đúng hoặc sai về tầm quan trọng của Biển Đông và các cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông trong các câu dưới đây.

1. Việt Nam có đường bờ biển trải dài từ thành phố Hải Phòng đến tỉnh Kiên Giang.

2. Các đảo, quần đảo trên Biển Đông tạo thành tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước.

3. Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bằng biện pháp hoà bình.

4. Các đội dân binh Hoàng Sa, Bắc Hải được thành lập đầu tiên dưới thời vua Tiến Minh Mạng.

5. Bản đồ Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ năm 1838 đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ của Việt Nam.

6. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

7. Giáp Ngọ niên bình Nam đồ (1774) do người phương Tây vẽ đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa.

8. Phát triển kinh tế biển, tăng cường quốc phòng và an ninh trên biển là những biện pháp để tăng cường tiềm lực quốc gia trong bảo vệ chủ quyền biển đảo.

9. Việt Nam đã tích cực đóng góp cho việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

10. Các Sách trắng ban hành năm 1979, 1981, 1988 của Việt Nam đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

11. Các đội Hoàng Sa và Bắc Hải có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển và khai thác sản vật ở các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lời giải:

- Những câu đúng: 2, 3, 5, 6, 8, 9, 10, 11.

- Những câu sai là:

+ Câu số 1 => sửa: Đường bờ biển của Việt Nam kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang;

+ Câu số 4 => sửa: Các đội dân binh Hoàng Sa, đội Bắc Hải được thành lập đầu tiên dưới thời chúa Nguyễn;

+ Câu số 7 => sửa: Giáp Ngọ niên bình Nam đồ là bản đồ do Đoan Quận công Bùi Thế Đạt vẽ.

Bài tập 3 trang 65 SBT Lịch Sử 11Ghép nội dung ở cột bên trái và cột bên phải với cột ở giữa cho phù hợp với hoạt động xác lập và quản lí liên tục, thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Ghép nội dung ở cột bên trái và cột bên phải với cột ở giữa cho phù hợp với hoạt động xác lập và quản lí liên tục

Lời giải:

Ghép nội dung ở cột bên trái và cột bên phải với cột ở giữa cho phù hợp với hoạt động xác lập và quản lí liên tục

Bài tập 4 trang 66 SBT Lịch Sử 11Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không?... Nếu mình không lo bảo vệ miền biển, thì đánh cá, làm muối cũng không yên... Đồng bào miền biển là người canh cửa cho Tổ quốc”.

Từ câu nói trên, em có suy nghĩ gì về tầm quan trọng của Biển Đông đối với đất nước?

Lời giải:

Câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam:

- Là tuyến phòng thủ hướng Đông của đất nước.

- Cung cấp nguồn tài nguyên thiên thiên phong phú, đa dạng và quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Bài tập 5 trang 66 SBT Lịch Sử 11Hãy phân tích ý nghĩa của việc thành lập các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải đối với quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của cha ông ta.

Lời giải:

- Các đội dân binh hoạt động dưới danh nghĩa nhà nước đã xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, chứng tỏ sự quan tâm của Nhà nước đối với chủ quyền biển đảo. Hoạt động của đội Hoàng Sa và Bắc Hải là minh chứng cho thấy quá trình xác lập và thực thi chủ quyền của Việt Nam là liên tục và từ rất sớm.

Bài tập 6 trang 66 SBT Lịch Sử 11Nêu ý nghĩa của việc ban hành các Sách trắng và thông qua các bộ luật như Luật Biển năm 2012, Bộ luật Hàng hải năm 2015,... đối với hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lời giải:

- Các văn bản này đã từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng, quản lí và bảo vệ vùng biển Việt Nam; xây dựng và tuyên bố các cơ sở pháp lí quan trọng khẳng định chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa cũng như vùng biển thuộc Việt Nam theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.

Bài tập 7 trang 66 SBT Lịch Sử 11Khai thác Tư liệu 3 (tr. 89, SGK) và nêu nguyên tắc giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã được các nước ASEAN và Trung Quốc thống nhất trong Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Lấy ví dụ cụ thể về các hoạt động thực tiễn mà Việt Nam đã triển khai trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc đó.

Lời giải:

- Nguyên tắc được thể hiện là: các tranh chấp về lãnh thổ, các quyền và lợi ích hợp pháp sẽ được các bên liên quan là ASEAN và Trung Quốc giải quyết bằng biện pháp hoà bình như đàm phán, tham vấn lẫn nhau phù hợp với của luật pháp quốc tế.

- Một số ví dụ: Việt Nam ứng xử với lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam đàm phán với các nước láng giềng để giải quyết tranh chấp về phân định biển phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982 (như với In-đô-nê-xi-a, Trung Quốc, Ma-lai-xi-a,...).

Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Cuộc cách mạng của Hồ Quý Ly và Triều Hồ (đầu thế kỉ XV)

Bài 10: Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Bài 11: Cuộc cải cách của Minh Mạng (nửa đầu thế kỉ XIX)

Bài 12: Vị trí và tầm quan trọng của Biển Đông

Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

I. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam

- Việt Nam giáp với Biển Đông ở ba phía (đông, nam và tây nam) và có đường bờ biển dài 3260 km từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang.

- Biển Đông đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai.

1. Về quốc phòng, an ninh

- Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước. Hệ thống các đảo và quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông hợp thành tuyến phòng thủ bảo vệ vùng trời, vùng biển và đất liền.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Một góc Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) - “vọng gác tiền tiêu” trên Biển Đông ở cửa ngõ phía Nam của Vịnh Bắc Bộ

2. Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

- Vị trí địa lí và tài nguyên của Biển Đông tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế biển đa dạng với các ngành mũi nhọn như: thương mại biển, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác khoáng sản, giao thông hàng hải, sửa chữa và đóng tàu, du lịch...

+ Trữ lượng cá ở vùng biển Việt Nam có khả năng khai thác hàng năm đạt khoảng 2,3 triệu tấn.

+ Trữ lượng dầu mỏ và khí được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỉ m3 khí. Vùng ven biển Việt Nam có tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng như: ti-tan, thiếc, vàng sắt, man-gan, đất hiếm,.. trong đó, cát nặng, cát đen là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.

+ Đường bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch.

+ Dọc bờ biển có thể xây dựng các cảng biển nước sâu và điểm cảng trung bình.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

- Biển Đông còn là cửa ngõ để Việt Nam giao lưu kinh tế, hợp tác và hội nhập với các nước trên thế giới, đặc biệt là khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Toàn bộ hàng hóa xuất - nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển đều đi qua Biển Đông.

II. Lịch sử bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

1. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

- Nhiều bằng chứng khảo cổ học đã chứng minh rằng ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông.

- Cùng với những nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đã khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lý liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

* Trước năm 1884

- Các tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như Hồng Đức bản đồ, Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774), Đại Nam nhất thống toàn đồ (1838) và của người phương Tây như: An Nam đại quốc họa đồ (1838), Bộ Át lát thế giới (1827) đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

- Một số công trình sử học và địa lí của Việt Nam thời quân chủ cũng ghi chép tường tận về cương vực, lãnh thổ, hình thế đất nước và những hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của các chính quyền vua Lê - chúa Trịnh, chúa Nguyễn, triều Tây Sơn và triều Nguyễn ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa như: Đại Việt sử kí tục biên, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí…

- Hoạt động xác lập chủ quyền, quản lý liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa được khẳng định thông qua việc thành lập và hoạt động của các đội dân binh Hoàng Sa và Bắc Hải.

+ Đội Hoàng Sa và Bắc Hải hoạt động trong suốt thời gian từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, vừa làm nhiệm vụ kiểm soát, vừa khai thác tài nguyên ở các đảo thuộc hai quần đảo này.

+ Dưới triều Nguyễn, hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải còn phối hợp cùng thuỷ quân đi khảo sát, đo đạc để vẽ bản đồ, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền, xây dựng miếu thờ, đào giếng, trồng cây... trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Hoàng Sa.

- Việc tổ chức đơn vị hành chính Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước lúc bấy giờ cũng được thực hiện.

+ Thời chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc phủ Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi).

+ Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

* Từ năm 1884 đến năm 1975

- Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp (khi đó là đại diện ngoại giao của triều Nguyễn) tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lý và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.

- Năm 1909, người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép.

- Đầu thế kỉ XX, qdta được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa và quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.

- Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp đã tiến hành xây dựng cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học.... ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

- Đến tháng 9/1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố và công nhận tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô mà không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối.

- Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Sài Gòn.

+ Chính quyền Sài Gòn đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc ban hành các văn bản hành chính nhà nước, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính.

+ Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy (tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu ngày nay).

- Từ ngày 13 đến ngày 28/4/1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa.

* Từ sau năm 1975 đến nay

- Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập.

+ Năm 1982, huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (từ năm 1997 thuộc thành phố Đà Nẵng) và huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa được thành lập.

+ Trong huyện Trường Sa có các đơn vị hành chính nhỏ hơn như thị trấn Trường Sa (bao gồm đảo Trường Sa Lớn và phụ cận); xã Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây và phụ cận); xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận)...

2. Cuộc đấu tranh bảo vệ, thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

- Nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử có những hoạt động đấu tranh kiên quyết nhằm bảo vệ, thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

♦ Trước năm 1884:

+ Từ thời chúa Nguyễn, Vương triều Tây Sơn, các đội Hoàng Sa, Bắc Hải có nhiệm vụ tuần tiễu giữ gìn vùng biển, ứng chiến với nạn cướp biển và những xâm phạm tại quần đảo Hoàng Sa,..

+ Dưới triều Nguyễn, các đội thuỷ quân chuyên trách công việc bảo vệ, thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa được tổ chức.

♦ Từ năm 1884 đến năm 1954:

+ Năm 1939, chính quyền thực dân Pháp gửi công hàm phản đối việc Nhật Bản kiểm soát một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

+ Năm 1946, chính quyền thực dân Pháp cho hải quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa và yêu cầu quân đội Trung Hoa Dân quốc rút khỏi các đảo đã chiếm đóng trái phép.

♦ Từ năm 1954 đến năm 1975:

+ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.

+ Tháng 1/1974, quân đội Sài Gòn thất bại trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

♦ Từ năm 1975 đến nay:

+ Tháng 3 - 1988, nhiều chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã hi sinh anh dũng khi chiến đấu bảo vệ chủ quyền tại các đảo Gạc Ma, Cô Lin, Len Đao trước cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc.

+ Từ tháng 3/1988 đến nay, nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí để khẳng định, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và môi trường hoà bình, hợp tác trên Biển Đông.

III. Chủ trương của Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

- Nhà nước Việt Nam thực hiện các biện pháp toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và quân sự nhằm bảo vệ quyền, chủ quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

- Đối với các tranh chấp chủ quyền, Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông thông qua biện pháp hoà bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế. Tiêu biểu là:

 Ban hành văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền.

+ Tuyên bố về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam (tháng 5/1977);

+ Sách Trắng: “Chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa” (tháng 9/1979);

+ Sách Trắng: “Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, lãnh thổ Việt Nam” (tháng 12/1981)….

 Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS). Theo Công ước Luật Biển UNCLOS, Việt Nam là quốc gia ven biển có các vùng biển và thềm lục địa để thăm dò và khai thác với diện tích khoảng gần một triệu ki-lô-mét vuông, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền.

 Thông qua Luật Biển Việt Nam năm 2012.

 Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

- Để tăng cường tiềm lực quốc gia phục vụ hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam thực hiện phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường quốc phòng, an ninh trên biển và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Đánh giá

0

0 đánh giá