Lý thuyết Địa lí 10 Bài 35 (Kết nối tri thức 2024): Địa lí ngành bưu chính viễn thông

4.1 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10.

Địa lí lớp 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Video giải Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông - Kết nối tri thức

A. Lý thuyết Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

1. Vai trò và đặc điểm

a. Vai trò

- Với kinh tế:

+ Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.

+ Hiện đại hóa, thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

+ Là ngành mang lại giá trị kinh tế cao.

Với các lĩnh vực khác:

Đảm bảo giao lưu giữa các vùng, thúc đẩy quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.

Tạo thuận lợi cho quản lí hành chính.

Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần trong xã hội

b. Đặc điểm

Gồm 2 nhóm:

+ Bưu chính (vận chuyển thư, bưu phẩm, bưu kiện)

+ Viễn thông (gửi, truyền, nhận và xử lí thông tin giữa các đối tượng sử dụng)

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Sản phẩm: vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử từ nơi gửi đến nơi nhận.

- Viễn thông thông qua phương tiện, thiết bị cung cấp dịch vụ từ khoảng cách xa, không có tiếp xúc giữa người sử dụng và người cung cấp dịch vụ.

- Đánh giá qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện

- Phụ thuộc vào khoa học - công nghệ

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

- Trình độ kinh tế, mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển.

- Phân bố ngành kinh tế, phân bố dân cư, quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng bưu chính viễn thông.

- Phát triển khoa học công nghệ ảnh hưởng tới chất lượng và phát triển của bưu chính viễn thông.

3. Tình hình phát triển và phân bố

- Bưu chính

+ Bao gồm dịch vụ vận chuyển thư tín, chuyển tiền, điện báo.

+ Không ngừng được mở rộng và nâng cấp

+ Nhiều dịch vụ mới chất lượng cao ra đời.

+ Chủ yếu tập trung ở thành phố, trung tâm công nghiệp.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Hoạt động vận chuyển thư tín

- Viễn thông:

+ Phát triển nhanh chóng, là cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của nền kinh tế.

+ Dịch vụ chủ yếu: Điện thoại, internet.

+ Điện thoại là phương tiện liên lạc phổ biến nhất hiện nay, nơi có số thuê bao nhiều nhất ở Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin, Liên Bang Nga.

+ Internet tạo ra cuộc cách mạng trong ngành viễn thông thế giới do thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin toàn cầu phát triển mạnh. Các nước có tỉ lệ người dùng internet cao: Canada, Hàn Quốc, Anh, EU, Trung Đông.

+ Ngành ứng dụng thành tựu của khoa học thông tin để nâng cao chất lượng và khả năng cung ứng dịch vụ.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông - Kết nối tri thức  (ảnh 1)

Bản đồ tỉ lệ dân sử dụng internet của các nước, năm 2019 (%)

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Câu 1. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông?

A. Nguồn vốn đầu tư, hạ tầng, chính sách phát triển.

B. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật.

C. Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư.

D. Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư.

Đáp án: C

Giải thích:

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

Câu 2. Vai trò chủ yếu của ngành bưu chính viễn thông không phải là

A. giúp quá trình quản lý, điều hành của Nhà nước và tăng hội nhập.

B. nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân, phát triển kinh tế.

C. cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội.

D. vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, kết nối.

Đáp án: D

Giải thích:

Một số vai trò chủ yếu của ngành bưu chính viễn thông là

- Ngành bưu chính viễn thông cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lý, điều hành của Nhà nước thuận lợi, tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Câu 3. Với sự phát triển và thay đổi của ngành thông tin liên lạc là nhờ sự tiến bộ của ngành nào sau đây?

A. Công nghệ truyền dẫn, các trạm vệ tinh thông tin và hệ thống truyền Viba.

B. Công nghệ số, liên thoại, dịch vụ truyền số liệu, truyền tin và hợp quốc hóa.

C. Các trạm vệ tinh thông tin, công nghệ số, công nghệ thực tế ảo, bưu chính.

D. Hệ thống truyền Viba, bưu phẩm, bưu kiện, điện báo và hệ thống thông tin.

Đáp án: A

Giải thích: Với sự phát triển và thay đổi của ngành thông tin liên lạc là nhờ sự tiến bộ của ngành công nghệ truyền dẫn, các trạm vệ tinh thông tin và hệ thống truyền Viba.

Câu 4. Ở thời kì sơ khai con người thường chuyển thông tin không có hình thức nào sau đây?

A. Gọi điện.

B. Đốt lửa.

C. Đánh trống.

D. Thổi tù và.

Đáp án: A

Giải thích: Vào thời kì sơ khai con người chuyển thông tin bằng nhiều cách, ví dụ như dùng các ám hiệu (như đốt lửa, đánh trống, thổi tù và,…), hoặc dùng các phương tiện vận tải thông thường.

Câu 5. Vai trò chủ yếu của ngành bưu chính viễn thông là

A. gắn kết giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội ở các khu vực.

B. cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội.

C. vận chuyển hành khách, phục vụ nhu cầu đi lại của dân cư, kết nối.

D. thúc đẩy hoạt động sản xuất và kết nối các ngành kinh tế với nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Một số vai trò chủ yếu của ngành bưu chính viễn thông là

- Ngành bưu chính viễn thông cung cấp những điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất, xã hội; là hạ tầng cơ sở quan trọng ở mỗi quốc gia.

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

- Giúp quá trình quản lý, điều hành của Nhà nước thuận lợi, tăng cường hội nhập quốc tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Câu 6. Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính là

A. thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi, thời gian giao nhận.

B. thời gian cuộc gọi, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận.

C. khối lượng bưu phẩm, thời gian cuộc gọi, số lượng thư tín.

D. số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận.

Đáp án: D

Giải thích: Các tiêu chí đánh giá dịch vụ bưu chính (số lượng thư tín, khối lượng bưu phẩm, thời gian giao nhận,...), dịch vụ viễn thông (thời gian cuộc gọi, chất lượng cuộc gọi,...).

Câu 7. Vai trò của ngành bưu chính viễn thông đối với phát triển kinh tế không phải là

A. hiện đại hoá, hạ tầng quan trọng, mang lại giá trị kinh tế cao.

B. thay đổi cách thức tổ chức kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

C. tạo thuận lợi cho quản lý hành chính và an ninh quốc phòng.

D. cung ứng, truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm - kiện.

Đáp án: C

Giải thích:

Với phát triển kinh tế ngành bưu chính viễn thông có vai trò

- Cung ứng và truyền tải thông tin, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện góp phần tăng năng suất lao động.

- Hiện đại hoá, thay đổi cách thức tổ chức nền kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

- Bản thân bưu chính viễn thông cũng là ngành dịch vụ mang lại giá trị kinh tế cao.

Câu 8. Ngành bưu chính viễn thông không có đặc điểm nào sau đây?

A. Phát triển trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển khoa học - công nghệ.

B. Chất lượng được đánh giá bằng tốc độ chuyên chở, sự tiện nghi cao, sự an toàn.

C. Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện.

D. Viễn thông sử dụng phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ khoảng cách xa.

Đáp án: B

Giải thích:

Ngành bưu chính viễn thông có một số đặc điểm là

- Ngành bưu chính viễn thông bao gồm hai nhóm: bưu chính và viễn thông.

- Sản phẩm của bưu chính viễn thông là sự vận chuyển tin tức, bưu kiện, bưu phẩm, truyền dẫn thông tin điện tử,... từ nơi gửi đến nơi nhận. 

- Viễn thông sử dụng các phương tiện, thiết bị để cung ứng dịch vụ từ các khoảng cách xa, không cần sự tiếp xúc giữa người cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.

- Sản phẩm có thể đánh giá thông qua khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện.

- Sự phát triển của bưu chính viễn thông trong tương lai phụ thuộc lớn vào sự phát triển của khoa học - công nghệ.

Câu 9. Phương tiện thông tin nào dưới đây được coi là sớm nhất của loài người dùng để cầu cứu?

A. Dùng ngựa.

B. Thối tù và.

C. Đánh trống.

D. Đốt lửa lớn.

Đáp án: A

Giải thích: Phương tiện thông tin được coi là sớm nhất của loài người dùng để cầu cứu các phương tiện giao thông thô sơ như dùng ngựa để chạy, dùng bồ câu truyền thư,…

Câu 10. Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi trong ngành nào dưới đây?

A. Hàng hải và hàng không.

B. Hàng không và đường bộ.

C. Đường bộ và đường sắt.

D. Đường thủy và hàng hải.

Đáp án: A

Giải thích: Hiện nay, điện báo còn được sử dụng rộng rãi để các tàu đang đi trên đại dương hay các máy bay có thể liên lạc thường xuyên với các trạm mặt đất => Phát triển mạnh trong ngành hàng hải và hàng không.

Câu 11. chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông giữa các nước là

A. bình quân máy điện thoại trên 250 dân.

B. bình quân máy điện thoại trên 100 dân.

C. bình quân máy điện thoại trên 200 dân.

D. bình quân máy điện thoại trên 150 dân.

Đáp án: B

Giải thích: Hiện nay việc sử dụng điện thoại thông minh ngày càng phổ biến trên thế giới. Bình quân máy điện thoại trên 100 dân được coi là một chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông giữa các nước, các vùng và địa phương. Năm 2000, bình quân máy điện thoại trên 100 dân là 11,9, đến năm 2019 con số này đã tăng lên 107,7; riêng điện thoại thông minh là 68,9.

Câu 12. Ngành bưu chính viễn thông gồm hai ngành là

A. vận chuyển và viễn thông.

B. vận tải và thông tin.

C. bưu chính và viễn thông.

D. bưu chính và thông tin.

Đáp án: C

Giải thích: Ngành bưu chính viễn thông gồm hai ngành là bưu chính và viễn thông.

Câu 13. Việc vận chuyển thư tín đã làm ra đời ngành nào dưới đây?

A. Bưu chính.

B. Báo chí.

C. Thông tin.

D. Điện tín.

Đáp án: A

Giải thích: Bưu chính bao gồm các dịch vụ vận chuyển thư tín, bưu phẩm, chuyển tiền và điện báo. Mạng lưới bưu cục không ngừng được mở rộng và nâng cấp. Nhiều dịch vụ mới có chất lượng cao ra đời (chuyển phát nhanh, khai thác dữ liệu qua bưu chính, bán hàng qua bưu điện,..).

Câu 14. Ngành công nghiệp nào đóng vai trò quyết định nhất với sự phát triển của thông tin liên lạc?

A. Công nghiệp luyện kim màu.

B. Công nghiệp điện tử tin học.

C. Công nghiệp cơ khí, hóa chất.

D. Công nghiệp luyện kim đen.

Đáp án: B

Giải thích: Ngành công nghiệp đóng vai trò quyết định nhất với sự phát triển của thông tin liên lạc là ngành công nghiệp điện tử, tin học; sản xuất các linh kiện điện tử.

Câu 15. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông?

A. Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư.

B. Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư.

C. Sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật.

D. Nguồn vốn đầu tư, hạ tầng, chính sách phát triển.

Đáp án: B

Giải thích:

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư ảnh hưởng tới quy mô, tốc độ phát triển và chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phân bố các ngành kinh tế, phân bố dân cư và mạng lưới quần cư ảnh hưởng tới mật độ phân bố và sử dụng dịch vụ bưu chính viễn thông.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ tác động đến chất lượng hoạt động và phát triển của ngành bưu chính viễn thông.

- Nguồn vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, chính sách phát triển,... ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông.

 

Bài giảng Địa lí 10 Bài 35: Địa lí nghành bưu chính viễn thông - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 36: Địa lí ngành du lịch

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 37: Địa lí ngành thương mại và ngành tài chính ngân hàng

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh

Đánh giá

0

0 đánh giá