Lý thuyết Địa lí 7 Bài 14 (Cánh diều 2024): Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

4.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 7.

Địa lí lớp 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Video giải Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ - Cánh diều

A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

I. Sự phân hóa địa hình

 - Có sự phân hóa: hệ thống Coóc-đi-e ở phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên ở phía đông

Hệ thống Coóc-đi-e: nhiều dãy núi chạy song song, xen giữa là các cao nguyên, bồn địa, các dãy núi có địa hình cao hiểm trở. Giàu tài nguyên khoáng sản: dầu mỏ, khí đốt, vàng, bạc,..

Miền đồng bằng trung tâm: tựa như một lòng máng, diên tích rộng lớn. Địa hình cao ở phía tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam. Có nhiều hồ lớn và sông dài. Tài nguyên khoáng sản giàu có và phong phú: sắt, kẽm, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt.

Miền núi già và sơn nguyên: dãy núi A-pa-lat và sơn nguyên La-bra-đô. A-pa-lat là dãy núi già chạy theo hướng đông bắc-tây nam, địa hình thấp, khoáng sản nổi bật là than.

II. Sự phân hóa khí hậu

- Phân hóa đa dạng.

+ Theo chiều bắc- nam khí hậu là cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt đới.

+ Theo chiều đông-tây, đới khí hậu ôn đới và cận nhiệt đới lại có các kiểu khí hậu.

Bản đồ khí hậu Bắc Mỹ

III. Đặc điểm sông, hồ

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố tương đối đồng đều, đa số nguồn cung cấp nước hỗn hợp do mưa và do tuyết tan. Mi-xi-xi-pic Mit-xu-ri là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ, bắt nguồn từ hệ thống Coóc-đi-e và đổ ra vịnh Mê-hi-cô

- Bắc Mỹ là  khu vực có nhiều hồ nhất thế giới. Hồ Lớn là hệ thống hồ lớn nhất ở Bắc Mỹ.

Kẻ thù của Ngũ Đại Hồ - Báo Người lao động

Một phần của Hồ Lớn ở Bắc Mĩ

IV. Đặc điểm các đới thiên nhiên

- Đới lạnh

+ Gồm các đảo, quần đảo phía bắc, rìa bắc bán đảo A-la-xca và Can-na-đa.

+ Thực vật nghèo nàn chủ yếu là rêu , địa y.

+ Động vật: gấu bắc cực, tuần lộc, một số loài chim,..

Gấu Bắc Cực bị đe dọa bởi kế hoạch khoan dầu của Nhà Trắng

Gấu bắc cực ở A-la-xca, Hoa Kỳ

- Đới ôn hòa:

Gồm miền núi phía tây, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên phía đông.

+ Khí hậu ôn hòa, thiên nhiên đa dạng thực vật có rừng lá kim, rừng lá rộng, rừng hỗn hợp, thảo nguyên.

+ Động vật phong phú: thú ăn cỏ, thú ăn thịt, thú gặm nhấm, bò sát, các loài chim.

+ Cao nguyên Cô-lô-ra-đô và Bồn Địa Lớn có khí hậu hoang mạc và bán hoang mạc nên thực, động vật nghèo nàn.

- Đới nóng

+ Gồm phía nam bán đảo Plo-ri-đa và rìa tây nam Hoa Kỳ.

- Thực vật có rừng cận nhiệt ẩm, rừng, cây bụi lá cứng cận nhiệt địa trung hải.

- Động vật phong phú đa dạng: linh miêu, sư tử, chó sói, gấu, thỏ, …

B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ

Câu 1. Đới khí hậu nào chiếm phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ?

A. Cực và cận cực.

B. Nhiệt đới.

C. Hoang mạc.

D. Ôn đới.

Đáp án: D

Giải thích:

Khí hậu ôn đới chiếm phần lớn lãnh thổ Bắc Mỹ (SGK trang 129)

Câu 2. Sông ngòi Bắc Mỹ có đặc điểm gì?

A. Kém phát triển.

B. Thưa thớt, ngắn và dốc.

C. Khá dày và phân bố tương đối đồng đều.

D. Thưa thớt hầu hết các con sông đều đóng băng vào mùa đông.

Đáp án: C

Giải thích:

Bắc Mỹ có mạng lưới sông khá dày và phân bố tương đối đồng đều (SGK trang 128)

Câu 3. Sông nào có diện tích lớn nhất ở Bắc Mỹ?

A. Sông A-ma-dôn.

B. Sông Hoàng Hà.

C. Sông Nin.

D. Sông Mi-xi-xi-pi.

Đáp án: D

Giải thích:

- Sông Mi-xi-xi-pi là hệ thống sông lớn nhất ở Bắc Mỹ (SGK trang 129)

Câu 4. Sông Mi-xi-xi-pi và sông Mit-ru-ri bắt nguồn từ đâu?

A. Đứt gãy kiến tạo.

B. Đồng bằng trung tâm.

C. Hệ thống Cooc-đi-e.

D. Sơn nguyên La-bra-đô.

Đáp án: C

Giải thích:

Sông Mi-xi-xi-pi và sông Mit-xu-ri là hệ thống sông lớn nhất Bắc Mỹ, bắt nguồn từ hệ thống sông Cooc-đi-e và đổ ra vịnh Mê-hi-cô (SGK trang 129)

Câu 5. Động vật nào sau đây sinh sống chủ yếu ở đới lạnh Bắc Mỹ?

A. Sư tử.

B. Gấu Bắc Cực.

C. Lạc đà.

D. Gấu túi.

Đáp án: B

Giải thích:

- Đông vật có các loài chịu được lạnh như: gấu bắc cực, bò tuyết, tuần lộc và một số loài chim… (SGK trang 130)

Câu 6. Địa hình Bắc Mỹ phân hóa thành bao nhiêu bộ phận?

A. 2 bộ phận.

B. 3 bộ phận.

C. 4 bộ phận.

D. 5 bộ phận.

Đáp án: B

Giải thích:

- Địa hình của Bắc Mỹ phân hóa làm 3 bộ phận: Hệ thống Cooc-đi-e, miền đồng bằng trung tâm, miền núi già và sơn nguyên phía đông (SGK trang 128)

Câu 7. Khoáng sản nổi bật ở miền núi già và sơn nguyên phía đông là gì?

A. Vàng.

B. Dầu mỏ.

C. Sắt.

D. Than.

Đáp án: D

Giải thích:

- Khoáng sản nổi bật là than.

Câu 8. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông chạy theo hướng địa hình nào?

A. Tây bắc-đông nam.

B. Đông bắc-tây nam.

C. Vòng cung.

D. Tây đông.

Đáp án: B

Giải thích:

Các dãy núi gia chạy theo hướng đông bắc –tây nam (SGK trang 128)

Câu 9. Dãy núi nào sau đây thuộc miền núi già và sơn nguyên phía đông?

A. U-ran.

B. Hệ thống Cooc-đi-e.

C. A-pa-lat.

D. An-đet.

Đáp án: C

Giải thích:

- Miền núi già và sơn nguyên phía đông bao gồm dãy núi A-pa-lat và sơn nguyên La-bra-đô (SGK trang 128)

Câu 10. Theo chiều bắc-nam, Bắc Mỹ có những kiểu khí hậu nào?

A. Cực và cận cực, ôn đới, nhiệt đới.

B. Xích đạo, nhiệt đới, ôn đới.

C. Hoang mạc, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa.

D. Ôn đới, cận nhiệt đới, cực và cận cực.

Đáp án: A

Giải thích:

- Theo chiều bắc-nam, Bắc Mỹ có 3 đới khí hậu là cực và cận cực, ôn đới và cận nhiệt đới (SGK trang 128)

Câu 11. Đâu là nguồn cung cấp nước chính cho các sông ở Bắc Mỹ?

A. Nước mưa.

B. Băng tan.

C. Nước ngầm.

D. Hồ.

Đáp án: A

Giải thích:

- Đa số các sông đều có nguồn cũng cấp nước do mưa và tuyết tan. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nước mưa vẫn chiếm ưu thế (SGK trang 129)

Câu 12. Các hồ Bắc Mỹ phân bố chủ yếu ở đâu?

A. Phía nam Hoa Kì.

B. Phía bắc của miền đồng bằng trung tâm.

C. Phía bắc của dãy núi Cooc-đi-e.

D. Sơn nguyên La-bra-đô.

Đáp án: B

Giải thích:

- Bắc Mỹ là khu vực nhiều hồ nhất thế giới. Đa số hồ phân bố ở nửa phía bắc của miền đồng bằng trung tâm (SGK trang 130)

Câu 13. Khí hậu Bắc Mỹ phân hóa như thế nào?

A. Phân hóa theo chiều bắc-nam và theo độ cao.

B. Phân hóa theo chiều bắc-nam và theo chiều đông-tây.

C. Phân hóa theo theo độ cao và theo hướng sườn.

D. Phân hóa theo chiều đông tây và theo độ cao.

Đáp án: B

Giải thích:

- Khí hậu của Bắc Mỹ phân hóa đa dạng: theo chiều bắc-nam và theo chiều đông-tây (SGK trang 128)

Câu 14. Sông ngòi có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế-xã hội Bắc Mỹ?

A. Tạo nên nền văn minh cổ đại trên sông Mi-xi-xi-pi và Mit-xu-ri.

B. Phát triển du lịch sông nước.

C. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.

D. Giao thông, thủy điện, sinh hoạt, nông nghiệp, bồi đắp phù sa.

Đáp án: D

Giải thích:

- Hệ thống sông có giá trị to lớn cho giao thông, thủy điện, nguồn nước Cung cấp nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, bồi đắt đòng bằng phía đông nam. (SGK trang 129)

Câu 15. Tại sao thực vật ở đới lạnh lại nghèo nàn?

A. Địa hình hiểm trở.

B. Khí hậu khô nóng.

C. Khí hậu khắc nghiệt.

D. Thường xuyên xảy ra thiên tai.

Đáp án: C

Giải thích:

- Đới lạnh có khí hậu khắc nghiệt nên thực vật nghèo nào, chủ yếu có rêu và địa y (SGK trang 130)

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Vị trí địa lý, phạm vi và việc phát kiến ra Châu Mỹ

Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Bắc Mỹ

Bài 16: Phương thức con người khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ

Bài 17: Đặc điểm tự nhiên Trung và Nam Mỹ

Đánh giá

0

0 đánh giá