Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 7.
Địa lí lớp 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
Video giải Địa lí 7 Địa lí lớp 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi - Cánh diều
A. Lý thuyết Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
I. Đặc điểm dân cư
1. Số dân
- Năm 2019, có 1308,1 triệu người, chiếm 17% dân số thế giới.
- Trong giai đoạn 1960-2019 (59 năm), dân số châu Phi tăng 4,6 lần, trong khi dân số thế giới tăng 2,6 lần; từ chỗ chỉ chiếm 10,2% dân số thế giới (năm 1960) đã tăng lên 17% (năm 2019) dự báo sẽ chiếm tới 25,6%( năm 2050) và 30,4% (năm 2100).
Biểu đồ số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên châu Phi giai đoạn 1960-2019
2. Bùng nổ dân số
- Sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian ngắn, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên bình quân hằng năm vượt trên 2,1% ở phần lớn các quốc gia ở châu Phi được gọi là “bùng nổ dân số”.
- Nhiều quốc gia ở khu vực Trung Phi, Đông Phi, Tây Phi có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên từ 2,7% đến 3,0%.
- Nguyên nhân do tỉ suất sinh cao, duy trì trong thời gian dài; tỉ suất tử giảm nhờ thành tựu y tế, khoa học kĩ thuật,…
II. Đặc điểm xã hội
1. Nạn đói
- Là một trong những vấn đề nổi cộm, đặc biệt là ở những quốc gia khu vực phía nam Xa-ha-ra.
- Nguyên nhân tình trạng thiếu lương thực, đói ăn đi kèm với suy dinh dưỡng là do các cuộc xung đột quân sự, chính trị làm bất ổn định cuộc sống, biến đổi khí hậu, dịch bệnh HIV/AIDS, sự gia tăng dân số quá nhanh.
Bức ảnh “Kền kền chờ đợi” lột tả về nạn đói ở châu Phi
2. Xung đột quân sự
- Sự bất ổn an ninh, xung đột quân sự đang là một trong những vấn nạn còn tồn tại ở một số quốc gia: Công- gô, Ni-giê-ni-a, U-gan-đa, Li-bi,…
- Nguyên nhân từ những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài nguyên thiên nhiên, sự bất đồng giữ các sắc tộc.
3. Di sản văn hóa
- Là một trong những cái nôi của loài người, nền văn minh sông Nin rực rỡ được người Ai Cập xây dựng vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên, là nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới.
Kim tự tháp ở Ai Cập
- Có nhiều di sản được Ủy ban di sản Thế giới công nhận. Đến năm 2019, châu lục này có 54 di sản lịch sử thế giới phân bố trên 30 quốc gia.
- Tuy nhiên, ảnh hưởng của các cuộc xung đột quân sự, xung đột sắc tộc nhiều di sản đã bị xuống cấp, có nguy cơ bị phá hủy,…
B. Bài tập trắc nghiệm Địa lí 7 Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
Câu 1. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên so với thế giới trong những năm gần đây như thế nào?
A. Gia tăng tự nhiên âm, thấp hơn so với trung bình thế giới.
B. Gia tăng tự nhiên đạt mức trung bình so với thế giới.
C. Gia tăng tự nhiên cao, gấp đôi trung bình của thế giới.
D. Gia tăng tự nhiên cao hơn mức trung bình của thế giới.
Đáp án: C
Giải thích: Gia tăng tự nhiên ở châu Phi cao và gấp đôi so với thế giới (năm 2019: Châu Phi: 2,6%; thế giới: 1,2%) (SGK trang 119)
Câu 2. Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là
A. cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động.
B. già hóa dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp
C. trình độ dân chí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột.
D. các nước cắt giảm viện trợ, thiếu lực lượng lao động
Đáp án: C
Giải thích: Dân số châu Phi tăng nhanh để lại nhiều thách thức về nạn đói, xung đột quân sự, bệnh… (SGK trang 118)
Câu 3. Nguyên nhân dẫn đến nạn đói ở châu Phi?
A. Dân số đông, xung đột chính trị và biến đổi khí hậu.
B. Thiếu nguồn lao động sản xuất trong nông nghiệp.
C. Hiện tượng hoang mạc hóa đang mở rộng về diện tích.
D. Chính sách của các nước thực dân thống trị.
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân chính của tình trạng thiếu lương thực, đói ăn đi kèm với suy dinh dưỡng là do các cuộc xung đột quân sự, chính trị làm bất ổn định cuộc sống; biến đổi khí hậu làm hạn hán xảy ra càng nghiêm trọng trong khi sản xuất lương thực bị giảm… (SGK trang 118).
Câu 4. Châu Phi chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?
A. 10%.
B. 13%.
C. 17%.
D. 15%.
Đáp án: C
Giải thích: Năm 2019, châu Phi có 1308,1 triệu người chiếm 17,0% dân số thế giới (SGK trang 117)
Câu 5. Nguyên nhân nào bùng nổ dân số ở châu Phi?
A. Tỉ suất tử thô thấp.
B. Tỉ lệ gia tăng cơ giới cao.
C. Tỉ suất sinh cao.
D. Quy mô dân số đông nhất thế giới.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân chính của bùng nổ dân số ở châu lục này do tỉ suất sinh cao được duy trì trong thời gian dài (SGK trang 118)
Câu 6. Nền văn minh nào nổi tiếng ở châu Phi?
A. Văn minh Hi Lạp.
B. Văn minh Ấn Độ.
C. Văn minh Trung Hoa.
D. Văn minh sông Nin.
Đáp án: D
Giải thích: Nền văn minh sông Nin rực rỡ đã được người Ai Cập xây dựng vào khoảng 3000 năm trước Công nguyên, là một trong những nền văn minh lâu đời đời nhất trên giới (SGK trang 118)
Câu 7. Hai quốc gia nào ở châu Phi có số dân trên 100 triệu người?
A. Ai Cập, Li-bi.
B. CHND Công-gô, Nam Phi.
C. Ê-ti-ô-pi-a, Ni-giê-ri-a.
D. Ang-gô-la, Kê-ni-a.
Đáp án: C
Giải thích: Hai quốc gia có số dân trên 100 triệu người là Ni-giê-ri-a (201 triệu người) và Ê-ti-ô-pi-a (112,1 triệu người) (SGK trang 117)
Câu 8. Nạn đói thường diễn ra ở đâu châu Phi?
A. Các quốc gia ở phía bắc Xa-ha-ra.
B. Các quốc gia phía nam Xa-ha-ra.
C. Các quốc gia phía tây Xa-ha-ra.
D. Các quốc gia phía đông Xa-ha-ra.
Đáp án: B
Giải thích: Nạn đói là một trong những vấn đề nổi cộm ở châu Phi, đặc biệt các quốc gia thuộc khu vực phía nam Xa-ha-ra (SGK trang 118)
Câu 9. Những quốc gia nào thường xuyên xảy ra xung đột quân sự kéo dài nhiều năm ở châu Phi?
A. Xu-đăng và Xô-ma-li.
B. Ai Cập và Li-bi.
C. CHDC Công-gô và U-gan-da.
D. Cốt-đi-voa và Công-gô.
Đáp án: A
Giải thích: Sự bất ổn về an ninh, xung đột quân sự đang là một trong những vấn nạn tồn tại ở châu Phi. Trong đó, nổi bật nhất là hai cuộc xung đội quân sự ở Xu-đăng và Xô-ma-li (SGK trang 118)
Câu 10. Các di sản lịch sử ở châu Phi hiện nay đang gặp những khó khăn gì?
A. Nguy cơ bị phá hủy và mất khách du lịch.
B. Nhiều di sản bị xuống cấp và nguy cơ bị phá hủy.
C. Tình trạng ô nhiễm môi trường.
D. Thiếu nguồn lao động làm việc trong các di sản lịch sử.
Đáp án: B
Giải thích: Do ảnh hưởng của cuộc xung đột quân sự, xung đột sắc tộc như điều kiện phát triển kinh tế nhiều di sản lịch sử chưa được khai thác và phát huy, việc tôn tạo và bảo tồn còn nhiều hạn chế, có nhiều di sản lịch sử bị xuống cấp và có nguy cơ bị phá hủy (SGK trang 119)
Câu 11. Nhiều gia đình ở các quốc gia châu Phi mất đi lao động trụ cột do đâu?
A. Xung đột quân sự.
B. Nạn đói.
C. Thiếu nước sạch.
D. Dịch bệnh HIV/AIDS.
Đáp án: D
Giải thích: Dịch bệnh HIV/AIDS đã khiến cho nhiều gia đình mất đi lao động trụ cột (SGK trang 118)
Câu 12. Những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài nguyên thiên nhiên do đâu?
A. Nhu cầu kinh tế.
B. Phân biệt chủ tộc.
C. Bất đồng giữa các sắc tộc.
D. Bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân bắt nguồn từ những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài ngueyen thiên nhiên từ sự bất đồng giữa các sắc tộc (SGK trang 118)
Câu 13. Xung đột quân sự ở châu Phi chủ yếu tranh chấp vấn đề gì?
A. Tài nguyên khoáng sản và tài nguyên đất.
B. Quyền sử hữu đất đai và tài nguyên.
C. Tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản.
D. Tài nguyên du lịch và tài nguyên đất.
Đáp án: B
Giải thích: Nguyên nhân bắt nguồn từ những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài ngueyen thiên nhiên (SGK trang 119)
Câu 14. Thách thức lớn nhất của châu Phi khi tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao là gì?
A. Nạn đói.
B. Thiếu việc làm.
C. Chênh lệch giàu nghèo.
D. Ô nhiễm môi trường.
Đáp án: A
Giải thích: Nạn đói là một trong những vấn đề nổi cộm nhất ở châu Phi, gia tăng dân số nhanh gây áp lực lên nguồn cung lương thực (SGK trang 118)
Câu 15. Tại sao dịch bệnh HIV/AIDS xuất hiện nhiều ở châu Phi?
A. Xung đột quân sự.
B. Trình độ dân trí thấp.
C. Dân số đông.
D. Tình trạng đói nghèo.
Đáp án: B
Giải thích: Dịch bệnh HIV/AIDS ở châu Phi chiếm 2/3 dân số châu Phi chủ yếu do trình độ dân trí thấp, giáo dục còn hạn chế.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa lí 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên của Châu Phi
Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên
Bài 13: Vị trí địa lý, phạm vi và việc phát kiến ra Châu Mỹ
Bài 14: Đặc điểm tự nhiên Bắc Mỹ