Sách bài tập Địa lí 7 Bài 6 (Cánh diều): Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

2.8 K

Với giải sách bài tập Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí lớp 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Dựa vào bảng 6.1, hãy trả lời các câu hỏi 1 và 2

Sách bài tập Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á - Cánh diều (ảnh 1)

Câu 1 trang 58 SBT Địa lí 7: Năm 2019, châu Á chiếm bao nhiêu % dân số của thế giới?

A. 59,7%

B. 62,3 %

C. 50,8 %.

D. 70,0 %.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 58 SBT Địa lí 7: Năm 2019, Trung Quốc và Ấn Độ chiêm bao nhiêu % dân số của châu Á?

A. 36,7 %

B. 70,3 %.

C. 60,6 %.

D. 50,0 %.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 3 trang 58 SBT Địa lí 7: Khu vực nào sau đây có mật độ dân số cao nhất châu Á?

A. Đông Á,

B. Tây Á.

C. Nam Á.

D. Trung Á.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 4 trang 58 SBT Địa lí 7: Một trong những đặc điểm dân số của châu Á là

A. số dân ổn định trong những năm gần đây.

B. số dân giảm mạnh trong những năm gần đây.

C. số dân tăng hằng năm với số lượng không thay đổi.

D. số dân đông nhất thế giới và vẫn tiếp tục tăng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 5 trang 59 SBT Địa lí 7: Năm 2017, châu Á có cơ cấu dân số

A. trẻ vả đang già hoá.

B. vàng và đang già hóa.

C. trẻ và ngày càng trẻ hoá.

D. già và đang trẻ hoá.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 6 trang 59 SBT Địa lí 7: Ấn Độ giáo được ra đời ở nước nào sau đây? A. Việt Nam.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Thái Lan.

D. Ấn Độ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Câu 7 trang 59 SBT Địa lí 7: Quan sát hình sau:

Sách bài tập Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á - Cánh diều (ảnh 1)

a) Hoàn thành bảng theo mẫu sau:

Số dân

Tên đô thị (thuộc quốc gia)

Từ 20 triệu người trở lên

 

Từ 10 đến dưới 20 triệu người

 

Từ 5 đến dưới 10 triệu người

 

b) Hãy nhận xét và giải thích về sự phân bố của các đô thị ở châu Á

Trả lời:

Yêu cầu a)

Số dân

Tên đô thị (thuộc quốc gia)

Từ 20 triệu người trở lên

Tô-ky-ô (Nhật Bản); Bắc Kinh, Thượng Hải (Trung Quốc); Niu Đê-li, Mum-bai (Ấn Độ); Đắc-ca (Băng-la-đét)…

Từ 10 đến dưới 20 triệu người

Ô-sa-ca (Nhật Bản); Thiên Tân, Trùng Khánh, Quảng Châu (Trung Quốc); Ma-ni-la (Phi-lip-pin); Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a); Băng Cốc (Thái Lan); Côn-ca-ta, Chen-nai; Băng-ga-lo (Ấn Độ); La-ho, Ca-ra-chi (Pa-ki-xtan)

Từ 5 đến dưới 10 triệu người

Bát-đa (I-rắc); E Ri-át (A-rập Xê-út); Tê-hê-ran (I-ran); A-ma-đa-bát, Su-rát (Ấn Độ); Vũ Hán (Trung Quốc)…

Yêu cầu b)

 Nhận xét: Các đô thị ở châu Á phân bố không đều:

+ Khu vực ven biển và đồng bằng rộng lớn có nhiều đô thị lớn;

+ Ở sâu trong lục địa và khu vực phía bắc chủ yếu là các đô thị nhỏ.

- Giải thích:

+ Ở vùng ven biển và đồng bằng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu mát mẻ, địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất và đời sống nên dân cư tập trung đông đúc, hình thành các đô thị lớn.

+ Ở sâu trong lục địa có địa hình chủ yếu là núi, cao nguyên và sơn nguyên, khí hậu khắc nghiệt hơn, dân cư thưa thớt, hình thành các đô thị nhỏ.

+ Khu vực phía bắc có khí hậu lạnh giá.

Xem thêm các bài giải SBT Địa Lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Á

Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á

Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á

Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Phi

Lý thuyết Địa lí 7 Bài 6: Đặc điểm dân cư xã hội Châu Á

I. Đặc điểm dân cư

1. Số dân

- Có số dân đông nhất thế giới. Năm 2019, chiếm gần 60% dân số thế giới (không tính số dân của Liên bang Nga)

- Hai quốc gia đông dân thứ nhất và thứ hai trên thế giới là Trung Quốc (1,4 tỉ người) và Ấn Độ (1,39 tỉ người).

Biểu đồ số dân châu Á giai đoạn 1990-2019( không tính số dân của Liên bang Nga)

2. Cơ cấu dân số

- Có cơ cấu dân số trẻ, nhưng đang chuyển biến theo hướng già hóa và có sự khác biệt giữa các khu vực

- Sự chênh lệch giữa giới nam so với nữ diễn ra trong suốt thời gian dài. Năm 2019, trung bình cứ 100 nữ thì có 104,7 nam. Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có mức chênh lệch giới nam so với giới nữ cao hơn mức trung bình của châu lục.

Tháp dân số châu Á năm 2019

II. Phân bố dân cư và các đô thị lớn

- Châu Á có mật độ dân số cao nhưng có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực

Bảng 6.2. Mật độ dân số của thế giới, châu Á và các khu vực thuộc châu Á năm 2019

(Đơn vị: người/km2)

- Có nhiều đô thị đông dân, phân bố chủ yếu ở Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á.

- Năm 2019, có 50 đô thị từ 5 triệu dân trở lên trong đó có tới 6 đô thị trên 20 triệu dân.

Bản đồ phân bố dân cư và một số đô thị của châu Á năm 2019

III. Đặc điểm tôn giáo

- Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo.

- Tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn hóa, kiến trúc của các quốc gia.

Đánh giá

0

0 đánh giá