Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 15 (Cánh diều 2024): Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

6 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Lịch sử lớp 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Video giải Lịch sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) - Cánh diều

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

1. Chủ động tiến công để tự vệ (1075)

* Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống

- Giữa thế kỉ XI, nhà Tống có ý đồ xâm lược nước ta giải quyết khủng hoảng trong nước.

- Để đánh chiếm Đại Việt nhà Tống đã:

+ Xúi giục vua Cham-pa tấn công Đại Việt.

+ Ngăn cản việc đi lại buôn bán của nhân dân hai nước.

+ Dụ dỗ tù trường các dân tộc ít người.

 Sự chuẩn bị của nhà Lý:

- Nhà Lý chủ động chuẩn bị đối phó với âm mưu xâm lược của nhà Tống.

+ Đối với Cham-pa: Lí Thường Kiệt đem quân trấn áp, đập tan ý đồ phối hợp với quân Tống của Chăm-a.

+ Đối với nhà Tống: Thái úy Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương “ Tiên phát chế nhân”  (chủ động tiến công trước để chặn thế mạnh của giặc).

Lý thuyết Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) - Cánh diều (ảnh 1)

Diễn biến:

- Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt chỉ huy quân 10 vạn quân chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống.

+ Quân bộ tấn công Ung Châu.

+ Quân thủy do Lý Thường Kiệt chỉ huy tấn công vào châu Khâm, châu Liêm, tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy kho tàng của giặc.

- Quân Lý Thường Kiệt tiến về bao vây thành Ung Châu.

Lý thuyết Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) - Cánh diều (ảnh 1)

Kết quả: quân nhà Lý hạ thành Ung Châu, chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch.

* Ý nghĩa:

- Giáng đòn phủ đầu làm quân Tống hoang mang.

- Phá thế chủ động của quân Tống.

2. Xây dựng phòng tuyến chuẩn bị kháng chiến (1076 -1077)

- Lệnh cho các địa phương chuẩn bị bố phòng.

- Các tù trưởng miền núi cho quân mai phục ở những vị trí quan trọng.

- Bố trí thủy binh đóng ở Đông Kênh để chặn thủy binh địch.

- Bố trí bộ binh dọc chiến tuyến sông Như Nguyệt.

3. Tổ chức phản công và kết thúc chiến tranh (1077)

* Diễn biến

- Cuối năm 1076, quân Tống đem quân tiến đánh Đại Việt theo hai đường thủy – bộ:

+ Quân bộ do Quách Quỳ , Triệu Tiết chỉ huy.

+ Quân thủy do Hòa Mâu dẫn đầu theo đường biển vào tiếp ứng.

- Tháng 1-1077, quân Tống vượt cửa ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của địch.

- Quân Tống đến bờ Bắc sông Như Nguyệt thì bị phòng tuyến trên sông chặn lại phải đóng quân bên bở chờ thủy quân đến.

- Thủy quân của địch đã bị quân của Lý Kế Nguyên chặn đánh nên không thể tiến vào hộ trợ quân bộ.

- Chờ không thấy thủy quân đến, quân Tống tìm cách vượt qua sông đánh vào phòng tuyến của ta.

- Quân nhà Lý kịp thời phản công, đẩy lùi quân Tống về phía Bắc.

- Quân Tống phải chuyển sang phòng ngự.

- Đầu năm 1077, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công vào trận tuyến của địch, bị bất ngờ quân Tống thua to, lâm vào tình thế khó khăn.

Lý thuyết Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) - Cánh diều (ảnh 1)

Lược đồ: Trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt

- Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh,đề nghị giảng hòa, Quách Quỳ chấp nhận rút quân về nước.

Lý thuyết Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) - Cánh diều (ảnh 1)

* Ý nghĩa:

- Quân Tống phải từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt.

- Bảo vệ nền độc lập, tự chủ của đất nước.

- Là một trong những trận đánh tiêu biểu trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

* Nguyên nhân thắng lợi

- Sức mạnh đoàn kết của nhân dân Đại Việt

- Nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo của chỉ huy tài giởi – Lí Thường Kiệt

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077)

Câu 1.“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” Đó là câu nói của ai?

A. Trần Quốc Tuấn.

B. Trần Thủ Độ.

C. Lý Thường Kiệt.

D. Lý Công Uẩn.

Đáp án đúng là: C

“Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc”là câu nói của Lý Thường Kiệt.

Câu 2. Tiến công sang đất Tống vào cuối năm 1075, mục đích chính của Lý Thường Kiệt là gì?

A. Đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới của quân Tống.

B. Lật đổ bộ máy chính quyền trung ương của nhà Tống.

C. Chiếm giữ đất đai của nhà Tống, mở rộng lãnh thổ Đại Việt.

D. Đòi lại những vùng đất đã mất do bị nhà Tống chiếm.

Đáp án đúng là: A

Mục đích chính của Lý Thường Kiệt trong cuộc tấn công sang đất Tống cuối năm 1075 là: đánh vào nơi tập trung lương thực và khí giới để chuẩn bị đánh Đại Việt.

Câu 3. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống vào năm 1076?

A. Đòi lại những vùng đất mà trước kia đã bị Đại Việt chiếm giữ.

B. Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.

C. Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.

D. Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.

Đáp án đúng là: A

- N guyên nhân xâm lược Đại Việt của nhà Tống :

+ Thỏa mãn tham vọng bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.

+ Tăng vị thế của nhà Tống, khiến hai nước Liê, Hạ phải kiêng nể.

+ Đánh Đại Việt để góp phần dẹp yên mâu thuẫn trong nội bộ nước Tống.

Câu 4. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) kết thúc thắng lợi là bởi

A. quân dân Đại Việt đã chiến đấu anh dũng.

B. nhà Tốn g bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.

C. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.

D. quân dân Đại Việt giành thắng lợi quyết định tại sông Bạch Đằng.

Đáp án đúng là: A

Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 – 1077) kết thúc thắng lợi là bởi quân dân Đại Việt đã chiến đấu anh dũng.

Câu 5. Nhà Tống đã thi hành nhiều thủ đoạn nhằm thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt, ngoại trừ việc

A. xúi dục vua Cham-pa đánh Đại Việt từ phía nam.

B. ngăn việc buôn bán, đi lại của nhân dân hai nước Tống – Việt.

C. dụ dỗ các tù trưởng người dân tộc ở phía Bắc Đại Việt.

D. cử tướng Hòa Mâu dẫn đầu đạo quân bộ tiến đánh Đại Việt.

Đáp án đúng là: D

Khi tiến quân xâm lược Đại Việt, đạo quân bộ của nhà Tống do các tướng: Quách Quỳ và Triệu Tiết chỉ huy; tướng Hòa Mâu chỉ huy đoàn quân thủy tiến vào Việt Nam theo đường biển.

Câu 6. Để đối phó với âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

A. Đánh chắc tiến chắc.

B. Thực hiện kế “thanh dã”.

C. Đánh nhanh thắng nhanh.

D. "Tiến công trước để tự vệ".

Đáp án đúng là: D

Trước tình hình nhà Tống ráo riết xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: “tiến công trước để tự vệ” (ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc).

Câu 7. Cánh quân bộ của quân Tống tiến sang Đại Việt (cuối năm 1076) do ai chỉ huy?

A. Quách Quỳ, Triệu Tiết.

B. Hòa Mâu, Ô Mã Nhi.

C. Liễu Thăng, Triệu Tiết.

D. Hầu Nhân Bảo, Vương Thông.

Đáp án đúng là: A

Cuối năm 1076, quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy xuất phát tiến vào Đại Việt với 10 vạn bộ binh, 1 vạn kị binh, 20 vạn dân phu.

Câu 8. Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt cùng với nhân vật lịch sử nào chỉ huy hơn 10 vạn quân, chia làm hai đường thủy, bất ngờ tấn công vào đất Tống?

A. Tông Đản

B. Quách Quỳ.

C. Thân Cảnh Phúc

D. Nùng Trí Cao.

Đáp án đúng là: A

Tháng 10/1075, Lý Thường Kiệt cùng với Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân, chia làm hai đường thủy, bất ngờ tấn công vào đất Tống.

Câu 9. Ai là chỉ huy quân dân Đại Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)?

A. Lý Công Uẩn.

B. Lý Thường Kiệt.

C. Lý Huệ Tông.

D. Lý Cao Tông.

Đáp án đúng là: B

Lý Thường Kiệt là người chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống những năm 1075 – 1077.

Câu 10. Lý Thường Kiệt lựa chọn địa điểm nào để xây dựng phòng tuyến chống quân xâm lược Tống?

A. Cửa sông Bạch Đằng.

B. Thành Đa Bang.

C. Sông Như Nguyệt.

D. Thành Tây Đô.

Đáp án đúng là: C

Lý Thường Kiệt lựa chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến chống quân xâm lược Tống (SGK 7 – trang 55).

Câu 11. Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là

A. Hà Bổng, Lý Kế Nguyên

B. Hoài Trung Hầu, Dương Cảnh Thông.

C. Lý Kế Nguyên, Dương Tự Minh.

D. Tông Đản, Thân Cảnh Phúc.

Đáp án đúng là: B

Những vị tướng dân tộc thiểu số tiêu biểu, có đóng góp lớn trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) làTông Đản, Thân Cảnh Phúc.

Câu 12. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý là do

A. sức mạnh của khối đoàn kết quân dân Đại Việt.

B. nhà T ố n g bị hao tổn binh lực nên chủ động rút quân.

C. nhà Tống nhận thấy việc xâm lược Đại Việt là phi nghĩa.

D. có sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba như: Lê Hoàn, Tôn Đản.

Đáp án đúng là: A

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý là do sức mạnh của khối đoàn kết quân dân Đại Việt.

Câu 13. Tư tưởng xuyên suốt cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 – 1077) là

A. nhân nghĩa.

B. phòng thủ.

C. chủ động.

D. bị động.

Đáp án đúng là: C

Tư tưởng xuyên suốt của nhà Lý trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077) là tư tưởng chủ động. Ví dụ: chủ động mở cuộc tấn công sang đất Tống; chủ động xây dựng phòng tuyến chống giặc; chủ động đưa ra đề nghị giảng hòa…

Câu 14. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Tuổi già nhưng sức chẳng già

Vung gươm Bắc tiến, quân nhà Tống tan

Xuôi Nam, Chiêm quốc kinh hoàng,

Thơ thần một áng, lời vàng còn ghi”

A. Đinh Bộ Lĩnh.

B. Lê Hoàn.

C. Trần Hưng Đạo.

D. Lý Thường Kiệt.

Đáp án đúng là: D

Câu đố dân gian trên có chứa dữ liệu đề cập đến Lý Thường Kiệt (đánh Tống, bình Chiêm; theo quan niệm dân gian, Lý Thường Kiệt là người sáng tác bài thơ Nam quốc sơn hà).

Câu 15. Việc nhà Lý chủ động giảng hòa, kết thúc chiến tranh với quân Tống bằng con đường hòa bình không nhằm mục đích nào dưới đây?

A. Đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.

B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong.

C. Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt.

D. Buộc nhà Tống phải thần phục và cống nạp sản vật cho Đại Việt.

Đáp án đúng là: D

- Nhà Lý chủ động giảng hòa, kết thúc chiến tranh với quân Tống bằng con đường hòa bình, nhằm:

+ Đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước Tống – Việt.

+ Nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế thương vong.

+ Thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt.

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 15: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược của nhà Lý (1075-1077) - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 14: Công cuộc xây dựng đất nước thời Lý (1009-1225)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Đánh giá

0

0 đánh giá