Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 18 (Cánh diều 2024): Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

3.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407) sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Lịch sử lớp 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Video giải Lịch sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407) - Cánh diều

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

1. Sự thành lập nhà Hồ

- Từ sau thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu .

- Năm 1397, Hồ Qúy Ly ép vua Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa.

- Năm 1400, Hồ Qúy Ly phế truất vua Trần và lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu (mong ước an vui cho đất nước)

2. Cải cách của Hồ Quý Ly

a. Về chính trị

- Đổi tên đơn vị hành chính các cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.

- Hạn chế quyền lực của quý tộc nhà Trần.

- Chiêu mộ người tài ngoài họ Trần.

b. Về kinh tế

- Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.

- Ban hành chính sách hạn điền.

- Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.

Lý thuyết Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407) - Cánh diều (ảnh 1)

c. Về xã hội

- Thực hiện chính sách hạn nô, tăng cường kiểm soát hộ tịch.

- Khi có nạn đói bắt người giàu bán thóc, tổ chức chữa bệnh cho nhân dân.

d. Về văn hoá, giáo dục

- Đề cao Nho giáo, hạn chế Phật giáo và Đạo giáo.

- Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

- Quy định lại quy chế thi cử, học tập.

e. Về quân sự

- Củng cố quốc phòng, quân sự, tăng quân số, chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến.

Lý thuyết Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407) - Cánh diều (ảnh 1)

Súng Thần cơ của nhà Hồ (minh họa)

- Xây dựng Thành Tây Đô, thành Đa Bang,..

Lý thuyết Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407) - Cánh diều (ảnh 1)

Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)

f. Hệ quả

- Tích cực: Quyền lực được củng cố, thế lực nhà Trần bị thu hẹp, trình trạng bất bình đẳng trong xã hội giảm.

- Hạn chế: Gây bát mãn cho một bộ phận xã hội, mất đoàn kết toàn dân của nhà Hồ.

3. Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

- Tháng 11/1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nhà Minh xâm lược ta do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy.

- Nhà Hồ phải rút lui về Lạng Sơn rồi cố thủ thành Đa Bang.

- Tháng 1/1407, quân Minh lần lượt đánh chiếm thành Đa Bang, Đông Đô rồi rút quân về Tây Đô (Thanh Hóa)

- Tháng 6/1407, Hồ Quý Ly bị bắt cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại.

→ Nước ta bị nhà Minh cai trị.

Lý thuyết Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407) - Cánh diều (ảnh 1)

* Nguyên nhân thất bại:

- Không có đường lối đúng đắn, nặng về phòng thủ.

- Chính sách cải cách của Hồ Quý Ly không được nhân dân ủng hộ rộng rãi.

- Không tập hơn đông đảo nhân dân kháng chiến.

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407)

Câu 1. Súng “thần cơ” do ai sáng chế ra?

A. Hồ Nguyên Trừng.

B. Hồ Quý Ly.

C. Trần Ngỗi.

D. Trần Quý Khoáng.

Đáp án đúng là: A

Súng “thần cơ” của Hồ Nguyên Trừng. Việc chế tạo thành công súng “thần cơ” đánh dấu bước phát triển quan trọng trong lịch sử quân sự Việt Nam.

Câu 2. Công trình nào được xây dựng từ cuối thế kỉ XIV, là điển hình của nghệ thuật xây thành Việt Nam và được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2011?

A. Thánh địa Mỹ Sơn.

B. Hoàng thành Thăng Long.

C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa).

D. Kinh thành Huế.

Đáp án đúng là: C

Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn lại trên thế giới. Ngày 27/6/2011, tại Paris (Pháp), trong kỳ họp lần thứ 35 của Ủy ban Di sản thế giới, UNESCO đã công nhận thành Nhà Hồ là di sản văn hóa thế giới.

Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống Minh?

A. Nhà Hồ không đoàn kết được nhân dân đánh giặc.

B. Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi.

C. Nhà Hồ không có thành lũy kiên cố.

D. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị chu đáo.

Đáp án đúng là: A

Một số chính sách cải cách của Hồ Quý Ly cùng với việc ông phế truấ vua Trần để lên ngôi không nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân. Vì vậy, nhà Hồ không tập hợp được đông đảo lực lượng tham gia kháng chiến. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của nhà Hồ trước quân xâm lược Minh.

Câu 4. Hồ Quý Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền không xuất phát từ mục đích nào dưới đây?

A. Đảm bảo ruộng đất cho nông dân, ổn định tình hình xã hội.

B. Làm suy yếu thế lực kinh tế của các quý tộc nhà Trần.

C. Đảm bảo nguồn thu tô thuế của nhà nước.

D. Bảo vệ sức kéo cho sản xuất nông nghiệp.

Đáp án đúng là: D

Hồ Quý Ly thực hiện chính sách hạn điền nhằm những mục đích sau:

+ Cung cấp lại ruộng đất cho nông dân cày cấy, ổn định tình hình xã hội

+ Đảm bảo nguồn thu tô thuế của nhà nước.

+ Làm suy yếu thế lực kinh tế của quý tộc Trần vì họ là những người nắm trong tay rất nhiều ruộng đất và có tư tưởng chống đối Hồ Quý Ly

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách của Hồ Quý Ly?

A. Phát hành tiền đồng thay cho tiền giấy.

B. Tăng cường kiểm tra, giám sát quan lại.

C. Hạn chế ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo.

D. Tăng cường, củng cố quân đội.

Đáp án đúng là: A

Nhà Hồ phát hành tiền giấy thay thế cho tiền đồng.

Câu 6. Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần chuyển kinh đô về địa phương nào?

A. Tây Đô (Thanh Hóa).

B. Phong Châu (Phú Thọ).

C. Vạn An (Nghệ An).

D. Hoa Lư (Ninh Bình).

Đáp án đúng là: A

Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Trần chuyển kinh đô về Tây Đô (Thanh Hóa).

Câu 7. Sau khi lên ngôi, Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu nước ta thành

A. Vạn Xuân.

B. Đại Nam.

C. Đại Cồ Việt.

D. Đại Ngu.

Đáp án đúng là: D

Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần và lên làm vua, đổi quốc hiệu là Đại Ngu – nhà Hồ được thành lập.

Câu 8. Nhà Minh lấy cớ gì để đem quân sang xâm lược Đại Ngu?

A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.

B. Nhà Hồ đem quân tiến sát biên giới Trung Quốc.

C. Nhà Hồ thực hiện cải cách.

D. Quý tộc nhà Trần cầu viện quân Minh.

Đáp án đúng là: A

Tháng 11/1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần, nhà Minh huy động 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy tràn vào biên giới Đại Ngu.

Câu 9. Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần

A. mới được thành lập.

B. bước đầu phát triển.

C. phát triển mạnh mẽ.

D. lâm vào khủng hoảng.

Đáp án đúng là: D

Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần lâm vào khủng hoảng, suy yếu, không chăm lo phát triển kinh tế nên mất mùa xảy ra thường xuyên.

Câu 10. Hồ Quý Ly bị bắt vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Tháng 4/1407 ở Tây Đô.

B. Tháng 4/1407 ở Hà Tĩnh.

C. Tháng 6/1407 ở Tây Đô.

D. Tháng 6/1407 ở Hà Tĩnh.

Đáp án đúng là: D

Tháng 4/1407, quân Minh tấn công vào Tây Đô, Hồ Quý Ly chạy vào Hã Tĩnh và bị bắt tháng 6/1407.

Câu 11. Chính sách “hạn điền” của Hồ Quý Ly được hiểu là

A. hạn chế sở hữu nô tì.

B. hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn.

C. hạn chế người dân đi lại.

D. xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nhân dân.

Đáp án đúng là: B

Chính sách “hạn điền” của Hồ Quý Ly được hiểu là hạn chế sở hữu ruộng đất quy mô lớn.

Câu 12. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407) thất bại đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc sau này?

A. Xây dựng thành lũy chiến đấu kiên cố.

B. Quy tụ những tướng lĩnh tài giỏi.

C. Đoàn kết được lực lượng toàn dân.

D. Xây dựng lực lượng quân sự mạnh.

Đáp án đúng là: C

Đoàn kết được lực lượng toàn dân là bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 – 1407).

Câu 13. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã

A. thắng lợi, bảo vệ được nền độc lập, tự chủ của dân tộc.

B. thất bại, Đại Ngu rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.

C. thắng lợi, đập tan ý chí xâm lược Đại Ngu của nhà Minh.

D. thất bại, Đại Ngu tuy độc lập nhưng buộc phải thần phục nhà Minh.

Đáp án đúng là: B

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã thất bại, khiến Đại Ngu rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực chính trị?

A. Chiêu dụng những người ngoài họ Trần nhưng có tài năng.

B. Tăng cường kiểm tra, giám sát quan lại.

C. Cải tổ bộ máy chính quyền các cấp, đổi tên các đơn vị hành chính.

D. Khuyến khích sự bành trướng ảnh hưởng của quý tộc họ Trần.

Đáp án đúng là: D

Hồ Quý Ly thực hiện nhiều chính sách cải cách để hạn chế ảnh hưởng của quý tộc nhà Trần.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng chính sách cải cách của Hồ Quý Ly trên lĩnh vực kinh tế?

A. Quy định lại biểu thuế ruộng, thuế đinh.

B. Những năm đói kém, bắt nhà giàu bán thóc cho dân.

C. Thống nhất các đơn vị đo lường.

D. Phát hành tiền đồng thay thế cho tiền giấy.

Đáp án đúng là: D

Nhà Hồ phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng.

Bài giảng Lịch sử 7 Bài 18: Nhà Hồ và cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược (1400-1407) - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 17: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên của nhà Trần (thế kỉ XIII)

Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)

Bài 20: Việt Nam thời Lê Sơ (1428-1527)

Bài 21: Vùng đất phía Nam từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI

Đánh giá

0

0 đánh giá