Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 13 (Chân trời sáng tạo 2024): Vương quốc Lào

5.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 7 Bài 13: Vương quốc Lào sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch Sử 7.

Lịch sử lớp 7 Bài 13: Vương quốc Lào

Video giải Lịch sử 7 Bài 13: Vương quốc Lào - Chân trời sáng tạo

A. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 13: Vương quốc Lào

1. Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Lào

- Cư dân đầu tiên là người Lào Thơng. Họ là chủ nhân nền văn hóa cánh đồng Chum.

Cánh đồng Chum ở Xiêng Khoảng của người Lào Thơng

- Thế kỉ XIII, có thêm một nhóm người người Thái di cư đến, sinh hoạt hòa hợp với người Lào Thơng, họ được gọi là người Lào Lùm

- 1353, Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên là  Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi).

- Từ Thế kỉ XVI - XVII là giai đoạn phát triển và đạt đến sự thịnh vượng.

2. Vương quốc Lào thời Lan Xang

 - Chính trị:

+ Cả nước chia thành các mường, có quan đứng đầu, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy.

+ Kinh đô ở Mường Xoa, sau chuyển về Viêng Chăn.

+ Về đối ngoại, Lan Xang luôn giữ quan hệ hoà hiếu vớiCam-pu-chia, Đại Việt. Cương quyết chiến đấu chống quân xâm lược. Năm 1565 chiến thắng quân xâm lược Miến Điện, bảo vệ lãnh thổ và độc lập của mình.

- Kinh tế:

+ Cư dân Lan Xang làm nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nếp

+ Thủ công nghiệp phát triển như dệt vải, làm dao, đồ mây tre,..

+ Tao đổi buôn bán nước láng giềng.

3. Một số thành tựu tiên biểu về văn hóa

- Tôn giáo:

+ Phật giáo là cơ sở thống nhất các bộ tộc Lào ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, xã hội.

+ Chùa được xây dựng khắp nơi và là trung tâm văn hóa của cộng đồng dân cư.

Chùa Xiềng Thông

- Văn học:

+ Nhiều kho tàng truyện cổ tích, truyền thuyết,…những truyền thuyết về khai thiên lập địa (truyện Pu-nhơNha-nhơ), truyền thuyết về nguồn gốc tộc người Lào (Qủa bầu Nậm)

+ Xuất hiện nhiều tác phẩm văn học lớn như: Lời huấn thị của Pha Ngừm, trường ca Xin Xay,…

- Chữ viết: Từ thế kỉ XIII chữ Lào ra đời với nét chữ cong cùng dạng chữ với Cam-pu-chia và Miến Điện.

- Lễ hội: Thích ca nhạc, ưa múa hát, có nhiều lễ hội: điệu Lăm-vông, lễ hội té nước…

Điệu múa Lăm-vông của người Lào

B. Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 13: Vương quốc Lào

Câu 1. Điệu múa truyền thống của người Lào là

A. điệu múa Lăm-vông.

B. điệu múa Ap-sa-ra.

C. điệu múa xòe.

D. vũ điệu sam-ba.

Đáp án đúng là: A

Người Lào thích ca hát nhảy múa. Họ nổi tiếng với những điệu hát Lăm và điệu múa Lăm-vông truyền thống (SGK - Trang 50)

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của vương quốc Lào thời kì Lan Xang?

A. Giữ quan hệ hòa hiếu với nước ngoài, kiên quyết chống lại chiến tranh xâm lược.

B. Dân cư dần dần trở nên đông đúc, đời sống thanh bình.

C. Phát triển nông nghiệp, thủ công truyền thống và buôn bán với nước ngoài.

D. Kinh đô chuyển từ Viêng Chăn về Mường Xoa (Luông Pha-bang).

Đáp án đúng là: D

Kinh đô của Vương quốc Lan Xang ban đầu ở Mường Xoa (Luông-pha-bang), sau chuyển về Viêng Chăn.

Câu 3. Vương quốc Lan Xang thi hành chính sách đối ngoại như thế nào?

A. Ép các nước nhỏ hơn phải thần phục, triều cống.

B. Hòa hiếu với láng giềng nhưng cương quyết chống xâm lược.

C. Tiến hành nhiều cuộc chiến tranh chinh phạt để mở rộng lãnh thổ.

D. “Bế quan tỏa cảng”, đóng cửa không giao thương với quốc gia nào.

Đáp án đúng là: B

Về đối ngoại, Lan Xang giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia và Đại Việt nhưng cương quyết chiến đấu chống lại những cuộc chiến tranh xâm lược (SGK - Trang 48)

Câu 4. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về sự phát triển kinh tế của vương quốc Lan Xang?

A. Làm nông nghiệp, chủ yếu trồng lúa nước.

B. Đánh bắt cá ở Biển Hồ và khai thác lâm sản.

C. Phát triển các nghề thủ công truyền thống.

D. Trao đổi buôn bán với các nước láng giềng.

Đáp án đúng là: B

Sự phát triển kinh tế của vương quốc Lan Xang

+ Cư dân Lan Xang làm nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa nếp

+ Thủ công nghiệp phát triển như dệt vải, làm dao, đồ mây tre,..

+ Trao đổi buôn bán nước láng giềng.

Câu 5. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Lào?

A. Sử thi Riêm-kê, Ja-ta-ca – kể về tiền kiếp của Đức Phật.

B. Điệu hát Lăm và điệu múa Lăm-vông truyền thống.

C. Truyện Phu-nơ Nha-nhơ, truyện quả bầu Nậm,…

D. Chùa Xiêng Thông, chùa Thạt Luổng,…

Đáp án đúng là: A

- Các tác phẩm sử thi Riêm-kê, Ja-ta-ca là thành tựu của nhân dân Cam-pu-chia

Câu 6. Vị vua đã có công thống nhất các bộ tộc Lào, lập ra vương quốc Lan Xang là

A. Xu-li-nha Vông-xa.

B. Pha Ngừm.

C. Giay-a-vác-man II.

D. Chậu A Nụ.

Đáp án đúng là: B

Năm 1353, một tộc trưởng tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ tộc Lào, đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi) (SGK - Trang 49)

Câu 7. Vương quốc Lan Xang đạt đến sự phát triển thịnh vượng trong thời gian từ

A. thế kỉ XIII - XIV.

B. thế kỉ XIV - XV.

C. thế kỉ XV - XVI.

D. thế kỉ XVI - XVII.

Đáp án đúng là: D

Vương quốc Lào từng bước phát triển và đạt đến sự thịnh vượng trong các thế kỉ XVI - XVII (SGK - Trang 49)

Câu 8. Đơn vị hành chính cấp địa phương của vương quốc Lan Xang là

A. mường.

B. tỉnh.

C. thừa tuyên.

D. trấn.

Đáp án đúng là: A

Vương quốc Lan Xang được chia thành các mường, có các quan đứng đầu,.. (SGK - Trang 49)

Câu 9. Trước khi vương quốc Lan Xang ra đời, trên lãnh thổ vương quốc có những tộc người nào sinh sống?

A. Người Lào Thơng, người Khơ-me.

B. Người Lào Thơng, người Lào Lùm.

C. người Thái, người Lào Lùm.

D. người Khơ-me, người Thái.

Đáp án đúng là: B

Trên địa bàn của Vương quốc các bộ tộc Lào ngày nay, từ xa xưa đã có người Lào Thơng sinh sống. Họ chính là chủ nhân của nền văn hóa cánh đồng Chum. Thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái đến định cư ở những vùng đồng bằng ven sông Mê Công, sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng. Họ được gọi là người Lào Lùm (SGK - Trang 48).

Câu 10. Tôn giáo nào có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, xã hội Lào?

A. Hồi giáo.

B. Ấn Độ giáo.

C. Phật giáo.

D. Nho giáo.

Đáp án đúng là: C

Phật giáo là cơ sở để thống nhất các bộ tộc Lào, có ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa, xã hội của Lào (SGK -Trang 50)

Câu 11. Năm 1353, một tộc trưởng tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ tộc Lào, đặt tên nước là

A. Ăng-co.

B. Sri Vi-giay-a.

C. Lan Xang.

D. Su-khô-thay.

Đáp án đúng là: C

Năm 1353, một tộc trưởng tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ tộc Lào, đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi)

Câu 12. Năm 1353, vương quốc Lan Xang

A. sụp đổ.

B. được thành lập.

C. bị thực dân Pháp xâm lược.

D. bước vào thời kì phát triển đỉnh cao.

Đáp án đúng là: B

Năm 1353, một tộc trưởng tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các bộ tộc Lào, đặt tên nước là Lan Xang (Triệu Voi)

Câu 13. Sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

1. Pha Ngừm thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang.

2. Người Lào Lùm di chuyển đến vùng đồng bằng ven sông Mê Công, sống hòa hợp với người Lào Thơng.

3. Lan Xang chiến thắng quân xâm lược Miến Điện.

A. 1 – 2 – 3.

B. 2 – 3 – 1.

C. 2 – 1 – 3.

D. 1 – 3 – 2.

Đáp án đúng là: C

- Thế kỉ XIII, một nhóm người nói tiếng Thái đến định cư ở những vùng đồng bằng ven sông Mê Công, sinh sống hòa hợp với người Lào Thơng. Họ được gọi là người Lào Lùm

- Năm 1353, một tộc trưởng tên là Pha Ngừm đã tập hợp và thống nhất các tộc Lào, lên ngôi vua, đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi)

- Năm 1565, người Lào đã chiến thắng quân xâm lược Miến Điện, bảo vệ được lãnh thổ và nền độc lập của mình

Câu 14. “Lái buôn Thái, A-ut-thay-a và Trung Hoa thường xuyên tới Lào mua vàng và vải dệt có kẻ sọc rất đẹp, còn người Cam-pu-chia thì mua khá nhiều bông”. Đoạn tư liệu trên nói về lĩnh vực kinh tế nào của vương quốc Lan Xang?

A. Nông nghiệp.

B. Thủ công nghiệp.

C. Ngoại thương.

D. Nội thương.

Đáp án đúng là: C

Đoạn tư liệu trên phản ánh về sự phát triển của ngoại thương ở Lan Xang.

Câu 15. Thế kỉ XIII, chữ Lào ra đời với các nét chữ cong, cùng dạng với chữ viết của

A. Cam-pu-chia và Miến Điện.

B. Đại Việt và Chăm-pa.

C. Miến Điện và Đại Việt.

D. Trung Quốc và Ấn Độ.

Đáp án đúng là: A

Thế kỉ XIII, chữ Lào ra đời với các nét chữ cong, cùng dạng với chữ viết của Cam-pu-chia và Miến Điện.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 12: Vương quốc Cam-pu-chia

Bài 14: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (938-1009)

Bài 15: Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý (1009-1226)

Bài 16: Công cuộc xây dựng đất nước thời Trần (1226-1400)

Đánh giá

0

0 đánh giá