Lý thuyết KHTN 7 Bài 8 (Cánh diều 2024): Đồ thị quãng đường – thời gian

6.3 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Video giải KHTN 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian - Cánh diềus

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

I. Đồ thị quãng đường – thời gian

- Bước 1: Vẽ hai tia Os và Ot vuông góc với nhau tại O, gọi là hai trục tọa độ

+ Trục thẳng đứng (trục tung) Os được dùng để biểu diễn các độ lớn của quãng đường đi được theo một tỉ xích thích hợp.

+ Trục nằm ngang (trục hoành) Ot biểu diễn thời gian theo một tỉ xích thích hợp

 Lý thuyết KHTN 7 Bài 8 (Cánh diều 2022): Đồ thị quãng đường – thời gian (ảnh 1)

- Bước 2: Xác định các điểm biểu diễn quãng đường đi được và thời gian tương ứng. Nối các điểm biểu diễn lại với nhau.

 Lý thuyết KHTN 7 Bài 8 (Cánh diều 2022): Đồ thị quãng đường – thời gian (ảnh 2)

Chú ý: Khi đồ thị là đường thẳng song song với trục thời gian, vật không chuyển động

II. Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường – thời gian

- Dựa vào đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động, ta có thể tìm được quãng đường vật đi được trong một khoảng thời gian nào đó.

III. Tốc độ và an toàn giao thông

 Lý thuyết KHTN 7 Bài 8 (Cánh diều 2022): Đồ thị quãng đường – thời gian (ảnh 3)

- Để đảm bảo an toàn, người lái xe cần chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế; đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu như trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, có đường địa hình quanh co, đèo dốc, tầm nhìn hạn chế, ...

- Tốc độ của xe càng lớn thì quãng đường từ lúc phanh đến lúc xe dừng càng cần nhiều thời gian hơn xe dừng hẳn

=> Khi lái xe trên đường, người lái xe cần phải điều khiển tốc độ xe để giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước xe của mình sao cho khi xe phía trước dừng đột ngột sẽ không bị va chạm.

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian

Câu 1. Dựa vào đồ thị sau đây, cho biết trong thời gian nào vật đứng yên?

TOP 15 câu Trắc nghiệm Đồ thị quãng đường – thời gian có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1) 

A. Từ 0 h tới 1 h.

B. Từ 1 h tới 2 h.

C. Từ 2 h tới 3 h.

D. từ 1 h tới 3 h.

Đáp án: B

Giải thích:

A, C sai vì khi đó vật đang chuyển động.

D sai vì thời gian từ 2 h tới 3 h vật đang chuyển động.

Câu 2. Dựa vào đồ thị sau đây cho biết trong thời gian 20 phút kể từ khi xuất phát vật chuyển động được quãng đường bao nhiêu?

TOP 15 câu Trắc nghiệm Đồ thị quãng đường – thời gian có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1) 

A. 2,5 km.

B. 4 km.

C. 4,5 km.

D. 6 km.

Đáp án: B

Giải thích:

Dựa vào đồ thị ta thấy, tại vị trí t = 20 min tương ứng với s = 4 km.

Câu 3. Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?

 TOP 15 câu Trắc nghiệm Đồ thị quãng đường – thời gian có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1)

A. Cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên.

B. Cho phép các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h.

C. Các loại xe cơ giới chạy với tốc độ tối thiểu 40 km/h.

D. Cho các phương tiện ưu tiên được chạy với tốc độ 40 km/h.

Đáp án: A

Giải thích:

Biển báo trên có ý nghĩa cấm các loại xe cơ giới chạy vượt quá tốc độ 40 km/h, trừ các phương tiện ưu tiên.

Câu 4. Dựa vào đồ thị sau đây cho biết vật chuyển động trong những khoảng thời gian nào?

TOP 15 câu Trắc nghiệm Đồ thị quãng đường – thời gian có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1) 

A. Vật chuyển động từ lúc xuất phát tới khi dừng lại.

B. Vật chuyển động 2 s kể từ lúc xuất phát.

C. Vật chuyển động từ giây thứ 6 tới giây thứ 10.

D. Cả B và C.

Đáp án: D

Giải thích:

Vật chuyển động trong 2 khoảng thời gian:

- Vật chuyển động 2 s kể từ lúc xuất phát.

- Vật chuyển động từ giây thứ 6 tới giây thứ 10.

Câu 5. Hành vi nào sau đây đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?

A. Đi đúng làn đường.

B. Đi quá tốc độ cho phép.

C. Đi sát với xe phía trước.

D. Cả B và C.

Đáp án: A

Giải thích:

B không đảm bảo an toàn vì đi không đúng tốc độ cho phép.

C không đảm bảo an toàn vì không đáp ứng đủ khoảng cách an toàn với xe phía trước.

Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai?

A. Có thể mô tả chuyển động của vật bằng lời văn.

B. Có thể mô tả chuyển động của vật bằng đồ thị.

C. Có thể mô tả chuyển động của vật bằng mũi tên.

D. Cả A và B.

Đáp án: C

Giải thích:

C sai vì mô tả chuyển động của vật bằng mũi tên chỉ cho ta biết chiều chuyển động của vật.

Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” trong câu để được câu hoàn chỉnh:

Đồ thị …. mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.

A. vận tốc – thời gian.

B. quãng đường – thời gian.

C. gia tốc – thời gian.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: B

Giải thích:

Đồ thị quãng đường – thời gian mô tả liên hệ giữa quãng đường đi được của vật và thời gian đi hết quãng đường đó.

Câu 8. Để đảm bảo an toàn giao thông, người lái xe cần:

A. đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy,…

B. tuân thủ tốc độ cho phép trên từng làn đường.

C. chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

Để đảm bảo an toàn giao thông, người lái xe cần:

- đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, xe máy,…

- tuân thủ tốc độ cho phép trên từng làn đường.

- chủ động điều chỉnh tốc độ của xe cho phù hợp với tình hình giao thông thực tế.

Câu 9. Tốc độ của xe càng lớn thì

A. thời gian dừng lại càng dài.

B. quãng đường dừng lại càng dài.

C. khoảng cách an toàn giữa hai xe càng lớn.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích:

Tốc độ của xe càng lớn thì

- thời gian dừng lại càng dài.

- quãng đường dừng lại càng dài.

- khoảng cách an toàn giữa hai xe càng lớn.

Câu 10. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Người lái xe có thể điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ cho phép.

B. Người lái xe không được điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ cho phép.

C. Khoảng cách an toàn tối thiểu khi xe đi với tốc độ 60 km/h là 55 m.

D. Trong thời kiện thời tiết xấu, người lái xe phải đi nhanh.

Đáp án: B

Giải thích:

A sai vì người lái xe không được điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ cho phép.

C sai vì khoảng cách an toàn tối thiểu khi xe đi với tốc độ 60 km/h là 35 m.

D sai vì trong thời kiện thời tiết xấu, người lái xe phải đi tốc độ phù hợp với thực tế để tránh trơn trượt, …

Câu 11. Hành vi nào sau đây không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông?

A. Tuân thủ đúng tốc độ tối đa cho phép trên làn đường.

B. Tuân thủ đúng tốc độ tối thiểu cho phép trên làn đường.

C. Đáp ứng khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông.

D. Đi quá tốc độ và ép sát với xe phía trước.

Đáp án: D

Giải thích:

A, B, C đều đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

Câu 12. Dựa vào đồ thị dưới đây và tính tốc độ của vật chuyển động trong khoảng thời gian đi 30 giây cuối cùng?

TOP 15 câu Trắc nghiệm Đồ thị quãng đường – thời gian có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1) 

A. 0 m/s.

B. 0,5 m/s.

C. 2 m/s.

D. 5 m/s.

Đáp án: B

Giải thích:

Từ đồ thị ta thấy, trong 30 giây cuối cùng vật đi được quãng đường 15 m.

Tốc độ của vật chuyển động là 

Câu 13. Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?

TOP 15 câu Trắc nghiệm Đồ thị quãng đường – thời gian có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1) 

A. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.

B. Cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ cao hơn 30 km/h.

C. Cấm các loại xe ưu tiên chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.

D. Cả A và C.

Đáp án: A

Giải thích:

Biển báo có ý nghĩa cấm các loại xe cơ giới chạy với tốc độ thấp hơn 30 km/h.

Câu 14. Để biểu diễn chuyển động của vật bằng đồ thị quãng đường – thời gian ta cần thực hiện các bước nào?

(1) Lập bảng số liệu quãng đường – thời gian.

(2) Tính tốc độ chuyển động của vật trong từng thời gian.

(3) Biểu diễn các điểm tương ứng trên trục tung và trục hoành từ bảng số liệu.

(4) Nối các điểm đã biểu diễn được với nhau.

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (2), (3).

C. (1), (2), (4).

D. (1), (3), (4).

Đáp án: D

Giải thích:

Để biểu diễn chuyển động của vật bằng đồ thị quãng đường – thời gian ta cần thực hiện các bước:

(1) Lập bảng số liệu quãng đường – thời gian.

(3) Biểu diễn các điểm tương ứng trên trục tung và trục hoành từ bảng số liệu.

(4) Nối các điểm đã biểu diễn được với nhau.

Câu 15. Quan sát biển báo sau đây và cho biết ý nghĩa của nó?

TOP 15 câu Trắc nghiệm Đồ thị quãng đường – thời gian có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều (ảnh 1) 

A. Tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h từ thời gian 6 : 00 – 21 : 00.

B. Tốc độ tối thiểu cho phép là 70 km/h từ thời gian 6 : 00 – 21 : 00.

C. Tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h từ thời gian 22 : 00 – 5 : 00.

D. Tốc độ tối thiểu cho phép là 70 km/h từ thời gian 22 : 00 – 5 : 00.

Đáp án: C

Giải thích:

Biển báo trên có ý nghĩa:

Tốc độ tối đa cho phép là 70 km/h từ thời gian 22 : 00 – 5 : 00.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 7: Tốc độ của chuyển động

Bài 9: Sự truyền âm

Bài 10: Biên độ, tần số, độ cao và độ to của âm

Bài 11: Phản xạ âm

Đánh giá

0

0 đánh giá