SBT Ngữ văn 7 Nhật trình Sol 6 | Cánh diều

1.5 K

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Nhật trình Sol 6 sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 7. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Nhật trình Sol 6

Câu 1 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Những đặc điểm nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 cho thấy đó là truyện khoa học viễn tưởng?

Trả lời:

- Tác phẩm được xây dựng bằng tưởng tượng, hư cấu dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ.

- Đề tài gắn tới các lĩnh vực khoa học công nghệ là du hành vu trụ.

- Tình huống truyện diễn ra đột ngột, bất ngờ và có yếu tố mạo hiểm.

Câu 2 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 1, SGK) Truyện viết về sự kiện gì? Vì sao truyện này có tính chất “viễn tưởng”?

Trả lời:

- Truyện viết về sự kiện: một con tàu không gian gặp tình huống bất ngờ và hành trình éo le của viên phi công vũ trụ trong một lần lên sao Hỏa.

- Tính chất “viễn tưởng” cũng là một đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng; đó là tính dự báo về một tương lai xa của sự kiện được nói tới. (Viễn là xa; tưởng là tưởng tượng, cảnh trong tưởng tượng; viễn tưởng nghĩa chung là: cảnh, sự vật được hình dung, tưởng tượng ở một tương lai xa.)

Ví dụ: Văn bản Nhật trình Sol 6 viết về cuộc đổ bộ của đoàn phi hành gia lên Sao Hỏa, ngôi sao cách Trái Đất 225 triệu ki-lô-mét. Trong khi đó, cho đến nay, con người chỉ mới đặt chân được lên Mặt Trăng; Sao Hỏa vẫn còn trong mơ ước.

Câu 3 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: (Câu hỏi 4, SGK) Những chi tiết nào trong văn bản Nhật trình Sol 6 thể hiện tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy tác giả có rất nhiều hiểu biết về ngành khoa học vũ trụ:

- Phi vụ bay được thiết kế để chịu được cơn bão cát với sức gió 150km/h.

- Đĩa liên lạc dùng để gửi tín hiệu từ căn Háp đến Hơ-mét.

- Đĩa liên lạc đâm sầm vào mạng ăng ten thu tầm, chiếc ăng ten xuyên thủng bộ đồ bảo hộ khiến áp suất giảm dần.

- Khi áp suất giả, bộ đồ du hành liên tục tự làm đầy bằng khí lấy từ bình nitơ.

Câu 4 trang 26 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   “Từ phía Liên Xô, sau thất bại năm 1971, Mát-xco-va (Moskva) đặt mục tiêu cho ngành hàng không vũ trụ là phải là nước đầu tiên đưa người đặt chân lên được Sao Hỏa. Mát-xcơ-va sau đó đầu tư khoản tiền khổng lồ nhằm chế tạo động cơ đẩy mạnh hơn ít nhất hai lần các thế hệ tên lửa sẵn có và dốc sức tìm cách giúp phi hành gia sống sót sau quãng thời thời gian 10 tháng trên không gian từ khi khởi hành từ Trái Đất đến Sao Hỏa.

   Tuy nhiên, khi mọi thứ dần thành hình, vào những năm 1988, do tình hình chính trị bắt đầu biến động, dự án đã bị đình chỉ cho đến tận ngày nay.

   Trong khi đóm sau thành công với Vi-kinh (Viking), Mỹ có thêm 6 lần đưa thành công thiết bị đến Sao Hỏa. Nước này hiện vận hành hai thiết bị nghiên cứu, gồ tàu Râu-vơ Cư-ri-ô-xi-ti (Rover Curiosity) đến đây năm 2012 và tàu In-Sai (InSight) hạ cánh năm 2018. Oa-sinh-tơn (Washington) dự định gửi thêm tàu Mác-Râu-vơ (Mars Rover) đến Hành tinh Đỏ vào năm 2020 với khả năng nghiên cứu tinh vi hơn nhằm chuẩn bị cho các sứ mệnh lớn lao trong tương lai.

   Những tiến bộ trên là dấu hiệu cho thấy Mỹ rõ ràng đang có ưu thế lớn trong cuộc đua diện diện ở Sao Hỏa. Tuy vậy, các chuyên gia nhận định, cho đến nay, vẫn chưa có nước nào tự tin rằng mình có thể đưa người đến hành tinh nằm cách Trái Đất 225 triệu ki-lô-mét này …”.

(Theo cand.com.vn)

a. Đoạn trích trên đã làm rõ thêm tính chất “khoa học viễn tưởng”” của văn bản Nhật trình Sol 6 như thế nào?

b. Đoạn trích cho thấy thành tựu lớn nhất về chinh phục Sao Hỏa của con người đã đạt được gồm những gì? Những quốc gia nào đi đầu trong lĩnh vực chinh phục Hành tinh Đỏ?

Trả lời:

a. Những chi tiết đã làm rõ thêm tính chất “khoa học viễn tưởng”” của văn bản Nhật trình Sol 6:

- Mát-xco-va (Moskva) đặt mục tiêu cho ngành hàng không vũ trụ là phải là nước đầu tiên đưa người đặt chân lên được Sao Hỏa.

- Mát-xcơ-va sau đó đầu tư khoản tiền khổng lồ nhằm chế tạo động cơ đẩy mạnh hơn ít nhất hai lần các thế hệ tên lửa sẵn có và dốc sức tìm cách giúp phi hành gia sống sót sau quãng thời thời gian 10 tháng trên không gian từ khi khởi hành từ Trái Đất đến Sao Hỏa.

b. Có thể thấy đoạn trích cho biết thành tựu lớn nhất về chinh phục Sao Hỏa của con người đã đạt được chỉ mới là “Mỹ có thêm 6 lần đưa thành công thiết bị đến Sao Hỏa.” Và “… cho đến nay, vẫn chưa có nước nào tự tin rằng mình có thể đưa người đến hành tinh nằm cách Trái Đất 225 triệu ki-lô-mét này …”. Hai nước đi đầu trong lĩnh vực chinh phục Hành tinh Đỏ là Nga và Mỹ.

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bạch tuộc

Chất làm gỉ

Bài tập tiếng Việt trang 27, 28

Bài tập viết trang 28

Đánh giá

0

0 đánh giá