Lý thuyết KHTN 7 Bài 19 (Cánh diều 2024): Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

3.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 7.

Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Video giải KHTN 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều

A. Lý thuyết KHTN 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

I. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP

1. Ánh sáng

- Ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây thực hiện quá trình quang hợp.

- Các loài cây khác nhau có nhu cầu về cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng khác nhau. Cường độ ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng làm quang hợp của cây tăng lên hoặc giảm đi.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Cây bạch đàn ưa ánh sáng mạnh

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Cây thanh long cần thời gian chiếu sáng dài

- Dựa vào nhu cầu ánh sáng, người ta chia thực vật thành 2 nhóm:

+ Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh: mọc ở nơi quang đãng, phiến lá nhỏ, màu xanh nhạt,… Ví dụ: hoa giấy, hoa hồng, cây phượng,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Cây ưa ánh sáng mạnh

+ Nhóm cây ưa ánh sáng yếu: mọc ở dưới tán cây khác hoặc nơi có ánh sáng yếu, phiến lá rộng, màu xanh thẫm,… Ví dụ: cây lá lốt, cây trầu không, cây vạn niên thanh,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

           Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Cây ưa ánh sáng yếu

2. Carbon dioxide

- Carbon dioxide chính là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp.

- Nồng độ carbon dioxide thích hợp để cây quang hợp là khoảng 0,03%.

- Nếu nồng độ carbon dioxide tăng lên thì quá trình quang hợp tăng nhưng khi tăng quá cao hoặc quá thấp sẽ làm cho quang hợp ngừng lại.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Ảnh hưởng của hàm lượng CO2 đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bí đỏ

3. Nước

- Vai trò của nước đến quang hợp của cây xanh:

+ Nước là nguyên liệu tham gia vào quá trình quang hợp ở cây xanh

+ Nước là thành phần chiếm nhiều nhất trong cây, là phương tiện để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây.

+ Nước điều tiết khí khổng đóng mở giúp cho CO2 khuếch tán vào lá đến lục lạp để cung cấp nguyên liệu cho quang hợp đồng thời thải O2 ra ngoài.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Nước là một nguyên liệu thiết yếu cho quá trình quang hợp

- Quang hợp diễn ra bình thường khi cây đủ nước. Nếu thiếu nước, khí khổng đóng lại dẫn đến khí carbon dioxide đi vào lá giảm làm cho quang hợp giảm.

- Nhu cầu nước phụ thuộc vào từng loài và từng giai đoạn phát triển khác nhau:

+ Nhu cầu nước ở các cây khác nhau là khác nhau:

Cây cần nhiều nước: cây lúa, cây rau muống, cây cải, cây bèo,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Cây trồng ưa nước

Cây cần ít nước: cây xương rồng, cây lạc, cây nha đam,…

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Xương rồng là cây chịu hạn

+ Nhu cầu nước của một loài cây trong các giai đoạn phát triển khác nhau là khác nhau: Giai đoạn bén rễ và làm đòng thì cây lúa cần nhiều nước, còn khi lúa đã chín thì nhu cầu nước của cây ít đi.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Lúa thời trỗ đòng cần nhiều nước

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Lúa chín cần ít nước hơn

4. Nhiệt độ

- Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới các phản ứng trong quang hợp của thực vật.

- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật:

+ Quang hợp ở cây xanh diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 20 – 30oC.

+ Khi nhiệt độ giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao, đều khiến quá trình quang hợp giảm hoặc ngừng lại.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua

II. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC TRỒNG VÀ BẢO VỆ CÂY XANH

- Vai trò của cây xanh:

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Vai trò của cây xanh

+ Cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cần thiết cho sự sống.

+ Hấp thụ khí carbon dioxide, nhả ra khí oxygen giúp điều hòa khí hậu và cung cấp dưỡng khí cho các sinh vật.

+ Thoát hơi nước giúp điều hòa khí hậu.

+ Tạo ra nơi ở, nơi sinh sản cho các loài sinh vật khác.

+ Giữ các nguồn nước ngầm, có hệ rễ cắm sâu dưới đất giúp giữ đất → góp phần làm giảm các thảm hoạ lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,…

Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh cho con người.

- Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh: Trồng và bảo vệ cây xanh chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

+ Đảm bảo cung cấp thức ăn, nơi sống, nơi sinh sản cho các sinh vật khác → Đảm bảo sự đa dạng sinh học.

+ Góp phần bảo vệ và giảm thiểu hiện tượng ô nhiễm các tài nguyên đất, nước, không khí; làm giảm các thảm hoạ lũ lụt, sạt lở đất, xói mòn,…

+ Cung cấp đủ nguyên, nhiên liệu cho quá trình sản xuất trong đời sống.

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp - Cánh diều (ảnh 1)

Trồng và bảo vệ cây xanh

B. Bài tập trắc nghiệm KHTN 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Câu 1. Cường độ quang hợp là

A. đại lượng đo khả năng quang hợp được tính bằng số g carbon dioxide lá hấp thụ hay số mg oxygen lá thải ra khi quang hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá (g CO2/ dm2 lá/giờ).

B. đại lượng đo khả năng quang hợp được tính bằng số g carbon dioxide lá hấp thụ hay số g oxygen lá thải ra khi quang hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá (g CO2/dm2 lá/giờ).

C. đại lượng đo khả năng quang hợp được tính bằng số mg carbon dioxide lá hấp thụ hay số mg oxygen lá thải ra khi quang hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá (mg CO2/dm2 lá/giờ).

D. đại lượng đo khả năng quang hợp được tính bằng số mg carbon dioxide lá hấp thụ hay số g oxygen lá thải ra khi quang hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá (mg CO2/ dm2 lá/giờ).

Đáp án đúng: C

Cường độ quang hợp là đại lượng đo khả năng quang hợp được tính bằng số mg carbon dioxide lá hấp thụ hay số mg oxygen lá thải ra khi quang hợp trong một đơn vị thời gian trên một đơn vị diện tích lá (mg CO2/ dm2 lá/giờ)

Câu 2. Trong nhóm cây dưới đây, nhóm cây trồng nào cần ít nước?

A. Cây cải, cây khoai môn, cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ.

B. Cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

C. Cây cải, cây ráy, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

D. Cây sen đá, cây ráy, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

Đáp án đúng: B

Nhóm cây trồng cần ít nước bao gồm: B. Cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ, cây kim tiền, cây lá bỏng.

Đáp án A sai vì cây khoai môn cần nhiều nước.

Đáp án C, D sai vì cây ráy cần nhiều nước.

Câu 3. Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là

A. 15⸰C - 25⸰C.

B. 20⸰C - 30⸰C.

C. 10⸰C - 30⸰C.

D. 25⸰C - 30⸰C.

Đáp án đúng: B

Quang hợp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là 20⸰C - 30⸰C.

Câu 4. Cho các mệnh đề sau:

1. Thoát hơi nước

2. Hút khí carbon dioxide

3. Nơi sống cho sinh vật khác

4. Tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác

5. Thải khí oxygen

6. Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh

7. Chống xói mòn và sạt lở đất

8. Hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất

9. Hạn chế biến đổi khí hậu

Trồng và bảo vệ cây xanh có số vai trò là

A. 5.

B. 6.

C. 8.

D. 9.

Đáp án đúng: D

Vai trò của trồng và bảo vệ cây xanh bao gồm: 

- Thoát hơi nước

- Hút khí carbon dioxide

- Nơi sống cho sinh vật khác

- Tổng hợp chất hữu cơ, cung cấp thức ăn cho sinh vật khác

- Thải khí oxygen

- Cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thuốc chữa bệnh

- Chống xói mòn và sạt lở đất

- Hạn chế tăng nhiệt độ Trái Đất

- Hạn chế biến đổi khí hậu

Câu 5. Ghép cột A với mệnh đề ở cột B

Cột A

Cột B

a. Cường độ quang hợp tăng

1. Nhiệt độ 35oC

2. Tưới tiêu nước hợp lí

3. Đảm bảo mật độ và khoảng cách giữa các cây

b. Cường độ quang hợp giảm

4. Chiếu sáng đèn vào ban đêm

5. Hạn chế tưới nước cho cây

6. Nhiệt độ 15oC

Đáp án đúng là

A. a - 2, 3, 4, 6 và b - 1, 5.

B. a - 2, 3, 4 và b - 1, 5, 6.

C. a - 2, 3, 6 và b - 1, 4, 5.

D. a - 2, 4, 6 và b - 1, 3, 5.

Đáp án đúng: B

- Cường độ quang hợp tăng khi cây trồng được tưới tiêu hợp lí, đảm bảo mật độ và khoảng cách giữa các cây, chiếu sáng đèn vào ban đêm. 

- Cường độ quang hợp giảm khi nhiệt độ 35oC, nhiệt độ 15oC, khi cây không được tưới nước đầy đủ.

Câu 6. Cho các đặc điểm sau:

1. Thường mọc ở những nơi quang đãng

2. Phiến lá thường nhỏ

3. Lá thường có màu xanh sẫm

4. Lá thường có màu xanh sáng

5. Thường mọc dưới tán cây khác

6. Phiến lá thường rộng

Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng mạnh là

A. 1, 2, 3.

B. 1, 2, 4.

C. 3, 5, 6.

D. 2, 3, 5.

Đáp án đúng: B

Đặc điểm của cây ưa ánh sáng mạnh là thường mọc ở những nơi quang đãng, phiến lá thường nhỏ, lá thường có màu xanh sáng.

Câu 7. Cho các đặc điểm sau:

1. Thường mọc ở những nơi quang đãng

2. Phiến lá thường nhỏ

3. Lá thường có màu xanh sẫm

4. Lá thường có màu xanh sáng

5. Thường mọc dưới tán cây khác

6. Phiến lá thường rộng

Những đặc điểm của cây ưa ánh sáng yếu là

A. 1, 2, 3.

B. 1, 2, 4.

C. 3, 5, 6.

D. 2, 3, 5.

Đáp án đúng: C

Đặc điểm của cây ưa ánh sáng yếu là lá thường có màu xanh sẫm, thường mọc dưới tán cây khác, phiến lá thường rộng.

Câu 8. Trong nhóm các loài thực vật dưới đây, đâu là nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh?

A. Cây hoa giấy, cây lúa, cây cau, cây hoa sứ.

B. Cây hoa giấy, cây lúa, cây vạn niên thanh, cây cam.

C. Cây cam, cây chanh, cây sâm ngọc linh, cây ổi.

D. Cây hoa giấy, cây lá bỏng, cây lúa, cây vạn niên thanh.

Đáp án đúng: A

Nhóm thực vật ưa ánh sáng mạnh là A. Cây hoa giấy, cây lúa, cây cau, cây hoa sứ.

Đáp án B sai vì cây vạn niên thanh là cây ưa ánh sáng yếu.

Đáp án C sai vì cây sâm ngọc linh là cây ưa ánh sáng yếu.

Đáp án D sai vì cây vạn niên thanh là cây ưa ánh sáng yếu.

Câu 9. Cho các yếu tố sau:

1. Ánh sáng

2. Nhiệt độ

3. Hàm lượng khí carbon dioxide

4. Nước

Trong các yếu tố kể trên, yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình quang hợp

A. 1, 2, 3, 4.

B. 1, 3, 4.

C. 1, 2, 4.

D. 2, 3, 4.

Đáp án đúng: A

Các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, nước và hàm lượng khí carbon dioxide đều có sự ảnh hưởng nhất định đến quá trình quang hợp.

Câu 10. Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

A. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.

B. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó giảm cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất.

C. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại → Góp phần tăng năng suất cây trồng.

D. Vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ góp phần làm giảm sự xuất hiện của sâu bệnh hại, giảm cường độ quang hợp → Góp phần tăng năng suất.

Đáp án đúng: A

Trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm vì khi chiếu sáng vào ban đêm sẽ tăng thời gian chiếu sáng từ đó tăng cường độ quang hợp của cây trồng → Góp phần tăng năng suất. Tuy nhiên, việc chiếu sáng vào ban đêm cần phụ thuộc vào từng loài cây trồng.

Câu 11. Bạn An tiến hành thí nghiệm như sau: Lấy vài cành rong đuôi chó cho vào phễu thủy tinh trong suốt úp ngược và đặt trong cốc thủy tinh đừng đầy nước. Lấy ống nghiệm chứa đầy nước, dùng ngón tay cái bịt vào đầu ống nghiệm rồi úp lên cuống phễu thủy tinh. Chiếu ánh sáng đèn vào cốc thủy tinh chứa ống nghiệm khoảng 15 - 20 phút. Thay đổi cường độ chiếu sáng bằng cách thay đổi khoảng cách giữa đèn và cành rong. Cành rong đuôi chó quang hợp giải phóng khí oxygen tạo bọt khí. Khi khoảng cách đèn càng xa, số lượng bọt khí càng ít.

Em hãy cho biết, thí nghiệm bạn An làm nhằm chứng minh ảnh hưởng của nhân tố nào đến quá trình quang hợp của cây?

A. Nồng độ khí carbon dioxide.

B. Cường độ ánh sáng.

C. Hàm lượng nước.

D. Nhiệt độ.

Đáp án đúng: B

Khi khoảng cách đèn càng xa (cường độ ánh sáng càng giảm), số lượng bọt khí càng ít (cường độ quang hợp càng giảm) → Thí nghiệm của bạn An tiến hành nhằm chứng minh ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quá trình quang hợp của cây xanh.

Câu 12. Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, An đã nghĩ đến một số phương pháp tiến hành thí nghiệm như sau:

Phương pháp 1: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để ở giữa sân nhà; chậu 2 để ở dưới gốc cây. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 2: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà, dưới bóng đèn sợi đốt; chậu 2 để ở giữa sân. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Phương pháp 3: Trồng cây đậu thành 2 chậu thí nghiệm. Chậu 1 để trong nhà có điều hòa; chậu 2 để ở giữa sân nhà. Sau đó theo dõi và ghi kết quả.

Theo em, An nên lựa chọn phương pháp thí nghiệm nào để cho kết quả chính xác nhất?

A. Phương án 1.

B. Phương án 2.

C. Phương án 3.

D. Không có phương án.

Đáp án đúng: D

Muốn chứng minh ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, thì An phải tiến hành thí nghiệm sao cho chỉ mỗi yếu tố nhiệt độ thay đổi, các yếu tố tác động đến 2 chậu đậu khác phải là như nhau thì thí nghiệm mới đem lại kết quả chính xác nhất. Do vậy mà 3 phương án thí nghiệm trên đều không đạt yêu cầu vì ngoài yếu tố nhiệt độ khác nhau thì yếu tố ánh sáng giữa các thí nghiệm cũng có sự khác nhau.

Câu 13. Vì sao trong thực tế người ta lại cần phải chống nóng và chống rét cho cây trồng?

A. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 20 – 30oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

B. Vì khi không chống rét và chống nóng cho cây thì cây trồng sẽ chết.

C. Vì khi cây bị nóng thì cần tưới nhiều nước cho cây, do vậy cần chống nóng để giảm bớt lượng nước tưới. Khi cây bị rét quá thì cần chống rét để hạn chế sâu bệnh phá hại cây trồng.

D. Vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 30 – 35oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

Đáp án đúng: A

Trong thực tế người ta lại cần phải chống nóng và chống rét cho cây trồng vì mỗi loại cây trồng chỉ sinh trưởng và phát triển thuận lợi trong một khoảng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ trung bình thường trong khoảng từ 20 – 30oC. Do vậy cần chống nóng khi nhiệt độ cao hơn và chống rét khi nhiệt độ thấp hơn để cây đảm bảo sinh trưởng và phát triển tốt.

Câu 14. Cho các biện pháp sau:

1. Ngâm hạt giống trước khi gieo vào nước lạnh sau đó chuyển sang nước nóng để tăng tính chống chịu của hạt giống.

2. Bón phân hợp lí

3. Lắp đèn LED với cường độ ánh sáng và màu sắc khác nhau

4. Lắp đặt mái che

5. Tưới tiêu nước hợp lí

Biện pháp chống nóng cho cây trồng là

A. 2, 3, 4, 5.

B. 2, 3, 4.

C. 1, 2, 3, 5.

D. 1, 2, 4, 5.

Đáp án đúng: D

Biện pháp chống nóng cho cây trồng là: 

- Ngâm hạt giống trước khi gieo vào nước lạnh sau đó chuyển sang nước nóng để tăng tính chống chịu của hạt giống

- Bón phân hợp lí

- Lắp đặt mái che

- Tưới tiêu nước hợp lí

Câu 15. Tại sao những cây như cây vạn niên thanh, cây địa lan lại có thể trồng được trong nhà?

A. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.

B. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh.

C. Vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt ở tất cả các điều kiện môi trường.

D. Vì đây là những cây cảnh nên con người trồng trong nhà, sau đó cây thích nghi.

Đáp án đúng: A

Những cây như cây vạn niên thanh, cây địa lan lại có thể trồng được trong nhà vì đây là những cây sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 18: Quang hợp ở thực vật

Bài 20: Thực hành về quang hợp ở cây xanh

Bài 21: Hô hấp tế bào

Bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Đánh giá

0

0 đánh giá