Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 11 Độc “Tiểu Thanh kí” sách Chân trời sáng tạo theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 11. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 11 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 30k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Độc “Tiểu Thanh kí”
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu văn bản Độc “Tiểu Thanh kí”.
- Nhận xét và phân tích được một số chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản: chủ thể trữ tình, tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo.
- So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
3. Phẩm chất
- Coi trọng nhận thức thực tiễn, có chủ kiến trước vấn đề của đời sống.
- Đồng cảm, chia sẻ với những số phận bất hạnh trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV trình chiếu câu hỏi trên màn hình.
Các đại diện đọc và xung phong trả lời
Câu hỏi:
Câu 1: Tên chữ của Nguyễn Du là?
Câu 2: Quê của Nguyễn Du ở đâu?
Câu 3: Nguyễn Du sống ở thế kỉ nào?
Câu 4: Truyện Kiều được chia làm mấy phần?
Câu 5: Sáng tác của Nguyễn Du gồm mấy bộ phận?
Câu 6: Sáng tác chủ Hán của Nguyễn Du gồm mấy tập thơ?
Đáp án: Câu 1: Tố Như; Câu 2:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện của tổ nào nhanh nhất trả lời
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở, vào bài mới.
Đề tài người phụ nữ ít được các nhà thơ trung đại đề cập đến, ấy vậy mà đại thi hào Nguyễn Du lại viết về người phụ nữ với tất cả tấm lòng trân trọng, thương yêu. Bên cạnh kiệt tác thơ Nôm "Truyện Kiều" viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến, thì bài thơ "Độc Tiểu Thanh kí" là một sáng tác xuất sắc bằng chữ Hán viết về đề tài này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin chung về tác giả, tác phẩm.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên yêu cầu: + Gọi Hs đọc bài và trả lời câu hỏi trong hộp chỉ dẫn Câu 1: Đối chiếu bản phiên âm 1a với bản dịch nghĩa 1b theo từng dòng, từng cặp câu để hiểu nghĩa về nội dung Câu 2: Hai dòng thơ cuối có mối liên hệ như thế nào với sáu dòng thơ đầu? Câu 3: Bài thơ này được viết theo thể loại nào? Câu 4: Bài thơ này nằm trong tập thơ nào của Nguyễn Du? - HS nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung 1. Đọc - Bản dịch nghĩa dịch rất sát, thể hiện được trọn vẹn nội dung và ý nghĩa của bản phiên âm. Nội dung bài thơ: nói về cuộc đời của một người phụ nữ tên là Tiểu Thanh, người đã phải trải qua nhiều sóng gió trong cuộc đời mình. Qua đó thể hiện được những cảm xúc, suy tư của tác giả về số phận bất hạnh của người phụ nữ xã hội cũ. Đồng thời qua tác phẩm, chúng ta có thể cảm nhận sâu sắc và trân trọng tấm lòng nhân đạo, xót thương cho thân phận người phụ nữ của ông. - Mối liên hệ của hai dòng thơ cuối đối với sáu dòng thơ đầu: tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hai dòng thơ này để kết thúc bài thơ và tổng kết ý nghĩa của tác phẩm. Sáu dòng thơ đầu được sử dụng để miêu tả cuộc đời Tiểu Thanh, nhân vật chính trong truyện, cũng như những thăng trầm và nỗi đau trong cuộc đời của cô. Hai dòng thơ cuối đưa ra một khía cạnh nhìn khác về cuộc sống và nhân sinh, và cũng giúp cho tác phẩm trở nên sâu sắc hơn trong việc truyền tải thông điệp của mình đến độc giả. 2. Tìm hiểu chung - Thể loại Thất ngôn bát cú Đường luật. - Vị trí: Nằm trong Thanh Hiên thi tập |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu:
- Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu văn bản Độc “Tiểu Thanh kí”.
- Nhận xét và phân tích được một số chi tiết quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản: chủ thể trữ tình, tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo.
- So sánh được hai văn bản văn học viết cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
* NV1: Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + GV phát PHT số 1, Hs làm việc nhóm đôi để trả lời câu hỏi số 1 + GV phát PHT số 2, Hs làm việc nhóm đôi để trả lời câu hỏi số 2. + GV phát PHT số 3, Hs làm việc nhóm đôi để trả lời câu hỏi số 3. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - HS trình bày sản phẩm. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức → Ghi lên bảng |
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình với số phận của nàng Tiểu Thanh. * Chủ thể trữ tình. - Căn cứ nhận biết: tôi, ta, chúng ta, anh, em, hoặc nhập vai, chủ thể ẩn. - Trong văn bản: “ngã” = ta. + Tố Như = tên hiệu của Nguyễn Du = tác giả. = > Chủ thể trữ tình và tác giả là một. * Tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình với số phận của nàng Tiểu Thanh. - Dòng 1: Cảnh đẹp (Tây Hồ) hóa gò/bãi hoang à đối lập: Hình ảnh gợi nỗi buồn thương trước sự đổi thay, phai tàn của cái đẹp. - Dòng 2: nhất chỉ thư (một tập giấy mỏng), độc điếu (một mình ta thương khóc) = > Từ ngữ đồng nghĩa (độc, nhất): Hình ảnh gợi nỗi niềm thương xót, ái ngại trước thân phận bé mọn của nàng Tiểu Thanh. Tâm thế cô đơn của nhân vật trữ tình và số phận hẩm hiu cô độc của Tiểu Thanh. - Dòng 3,4: son phấn có thần, văn chương không mệnh = > Đối, ẩn dụ tượng trưng: son phấn - sắc đẹp, văn chương - tài năng: Thể hiện thái độ trân trọng, niềm tin sẽ tìm được tri âm ở hậu thế. + hận, đốt - vương: Gợi niềm thương xót cho số phận của Tiểu Thanh. |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 12 trang, trên đây trình bày tóm tắt 5 trang của Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo Độc “Tiểu Thanh kí”.
Xem thêm các bài giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 45
Giáo án Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh
Để mua Giáo án Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc