Bố cục bài Độc Tiểu Thanh kí chuẩn nhất - Chân trời sáng tạo

1.8 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bố cục bài Độc Tiểu Thanh kí Ngữ văn lớp 11 bộ Chân trời sáng tạo chuẩn nhất gồm đầy đủ những nét chính về văn bản như bố cục, nội dung chính và tóm tắt văn bản hay nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 11.

Bố cục bài Độc Tiểu Thanh kí chuẩn nhất

Bố cục Độc Tiểu Thanh kí

- Hai câu đề: Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lạ.

- Hai câu thực: Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu luận: Nỗi thương cảm của Nguyễn Du dành cho nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu kết: Thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương cho số phận mình.

Bố cục Độc Tiểu thanh kí (Chân trời sáng tạo) chính xác nhất (ảnh 1)

Nội dung chính Độc Tiểu Thanh kí

Thể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài có sắc trong xã hội phong kiến. Đồng thời thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nguyễn Du.

Bố cục Độc Tiểu thanh kí (Chân trời sáng tạo) chính xác nhất (ảnh 1)

Tóm tắt Độc Tiểu Thanh kí

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí thể hiện cảm xúc suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Đó là nàng Tiểu Thanh giỏi văn chương nhưng bị vợ cả hắt hủi rồi mệnh yểu. Tác giả tiếc thương cho cảnh đẹp Tây Hồ nay đã hóa gò hoang, thổn thức trước tập thơ còn sót lại. Đó là sự xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp. Tố Như tự hỏi không biết người đời sau còn ai khóc cho mình như mình đang khóc nàng Tiểu Thanh không hay còn ai có số phận bất hạnh như mình và Tiểu Thanh hay không? Đó cũng là tấm lòng nhân đạo của nhà thơ tự xót phận mình rồi tiếc phận người cho những kiếp người tài hoa bạc mệnh.

Ý nghĩa nhan đề Độc Tiểu Thanh kí

- Nhan đề “Đọc Tiểu Thanh kí” (Độc Tiểu Thanh kí)

+ Kí: những ghi chép

+ Tiểu Thanh kí: những ghi chép của nàng Tiểu Thanh

⇒ “Đọc Tiểu Thanh kí”: đọc những ghi chép của nàng Tiểu Thanh (đọc tập thơ của nàng Tiểu Thanh).

Giá trị nội dung Độc Tiểu Thanh kí

+ Bài thơ có sự vận động, phát triển trong mạch cảm xúc từ việc đọc truyện "xót xa, thương tiếc cho nàng Tiểu Thanh tài sắc mà bạc mệnh" mà tác giả đã suy nghĩ, tri âm với số phận những người tài hoa, tài tử và thương cho số phận của chính bản thân mình. Bởi ông cũng nhìn thấy được tương lai của mình - một con người tài hoa nhưng cuộc đời chông chênh, gập ghềnh, vất vả.

+ Giá trị nhân đạo sâu sắc:

- Nguyễn Du xót xa, thương cảm cho Tiểu Thanh- một hồng nhan bạc mệnh, một tài năng thi ca đoản mệnh, mất trong nỗi cô đơn, buồn tủi; đồng thời cũng là sự cảm thương cho những kiếp hồng nhan, tài tử nói chung trong xã hội.

- Với cảm hứng tự thương và sự tri âm sâu sắc, Nguyễn Du đã đặt ra vấn đề về quyền sống của người nghệ sĩ. Những con người ấy cần phải được trân trọng, tôn vinh vì chính những giá trị tinh thần lớn lao mà họ đã mang đến cho nhân loại chứ không phải là sự chà đạp, vùi dập cho đến chết.

Giá trị nghệ thuật Độc Tiểu Thanh kí

+ Ngôn ngữ trữ tình đậm chất triết lí kết hợp với giọng điệu buồn thương, cảm thông, chia sẻ đã khiến cho bài thơ không chỉ là sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh nói riêng, những con người tài hoa, tài tử mà bất hạnh nói chung mà đó còn là lời tâm sự của chính Nguyễn Du về cuộc đời của mình.

+ Sử dụng tài tình phép đối và khả năng thống nhất những hình ảnh đối lập trong hình ảnh, ngôn từ.

Đọc tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí

Phiên âm

Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư,

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

Văn chương vô mệnh luy phần dư.

Cổ kim hận sự thiên nan vẫn,

Phong vận kỉ oan ngã tự cư.

Bất tri tam bách dư niên hậu,

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?

Dịch nghĩa

Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi,

Chỉ một mình viếng nàng qua một tập sách đọc trước cửa sổ.

Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết,

Văn chương không có số mệnh mà cũng bị đốt dở.

Những mối hận cổ kim khó mà hỏi trời được,

Ta tự coi như người cùng một hội với kẻ mắc nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã

Không biết hơn ba trăm năm sau,

Thiên hạ ai người khóc Tố Như?

Dịch thơ:

Tây Hồ cảnh đẹp hoa gò hoang,

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.

Son phấn có thần chôn vẫn hận,

Văn chương không mệnh đốt còn vương.

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,

Cải án phong lưu khách tự mang.

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Xem thêm các bài bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bố cục Trao duyên

Bố cục Độc Tiểu Thanh kí

Bố cục Kính gửi cụ Nguyễn Du

Bố cục Thúy Kiều hầu rượu Hoạn Thư – Thúc Sinh

Bố cục Nguyệt cầm

Đánh giá

0

0 đánh giá