Sách bài tập Địa lí 8 Chủ đề 2 (Chân trời sáng tạo): Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

2.4 K

Với giải sách bài tập Địa lí 8 Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Địa lí 8 Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Câu 1 trang 70 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. trang 70 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Nước ta không tiếp giáp với vùng biển của

A. Trung Quốc.   B. Thái Lan.   C. Cam-pu-chia.   D. Lào.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

2. trang 70 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Vùng biển nước ta

A. gồm phần lớn Biển Đông.      B. là một phần Biển Đông.

C. là các vịnh, đảo và quần đảo.    D. là các vịnh và vùng biển ven bờ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

3. trang 70 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Biên giới trên vùng biển nước ta là

A. đường cơ sở.         B. ranh giới ngoài của lãnh hải.

C. ranh giới ngoài của nội thuỷ.   D. đường bờ biển.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

4. trang 70 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Việt Nam và Trung Quốc đã thống nhất về đường phân định .. ở vịnh Bắc Bộ.

A. lãnh hải và thềm lục địa

B. vùng đặc quyền kinh tế

C. lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

D. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

5. trang 70 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Đảo có diện tích lớn nhất của nước ta là đảo

A. Lý Sơn.   B. Cát Bà.   C. Phú Quốc.   D. Cái Bầu.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

6. trang 70 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Vùng biển nước ta mở rộng về

A. phía đông.   B. phía tây.   C. phía bắc.   D. phía nam.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

7. trang 70 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Đến năm 2021, đảo hoặc quần đảo nào sau đây không phải là đơn vị hành chính cấp huyện?

A. Quần đảo Thổ Chu.   B. Đảo Lý Sơn.

C. Đảo Cồn Cỏ.     D. Đảo Phú Quốc.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 71 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (…....) để hoàn chỉnh đoạn thông tin dưới đây.

100 km²   đảo   quần đảo   quyền sở hữu   đông – tây bắc – nam

lãnh hải   đất liền   quyền tài phán   thềm lục địa

trực thuộc Trung ương   vùng đặc quyền kinh tế   200 km²   lợi thế

Việt Nam là một quốc gia nằm ven Biển Đông. Đường bờ biển dài 3 260 km theo chiều ………………………..,chiếm tỉ lệ khoảng ………………… đất liền/1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới 600 km2 đất liền/1 km bờ biển); với hàng ngàn hòn đảo, quần đảo, trong đó có………………. . Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa; các vùng biển và thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và ……………….… quốc gia rộng hơn1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích………………….)

Đến năm 2021, nước ta có 28 tỉnh, thành phố ven biển, chiếm 42% diện tích đất liền và 45% số dân toàn quốc. Với những đặc điểm trên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có ……………………. và tiềm năng to lớn về tài nguyên biển.

Trả lời:

Việt Nam là một quốc gia nằm ven Biển Đông. Đường bờ biển dài 3 260 km theo chiều bắc - nam, chiếm tỉ lệ khoảng 100km2 đất liền/1 km bờ biển (mức trung bình trên thế giới 600 km2 đất liền/1 km bờ biển); với hàng ngàn hòn đảo, quần đảo, trong đó có quần đảoHoàng Sa, quần đảo Trường Sa; các vùng biển và thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phánquốc gia rộng hơn1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền.)

Đến năm 2021, nước ta có 28 tỉnh, thành phố ven biển, chiếm 42% diện tích đất liền và 45% số dân toàn quốc. Với những đặc điểm trên, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có lợi thếvà tiềm năng to lớn về tài nguyên biển.

Câu 3 trang 71 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Đọc thông tin và trả lời các câu hỏi.

Chất lượng nước biển ven bờ Việt Nam còn khá tốt, giá trị các thông số đặc trưng phần lớn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, ở một vài vị trí có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Vào mùa mưa, mức độ ô nhiễm gia tăng do các hợp chất hữu cơ, hợp chất chứa nitơ, chất rắn lơ lửng từ đất liền ra biển và sự trỗi dạt chất ô nhiễm từ ngoài khơi vào dải ven bờ tăng lên. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven bờ, đặc biệt hoạt động phát triển cảng biển; hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển, hoạt động phát triển du lịch biển cũng tác động mạnh đến chất lượng môi trường nước biển. Đối với vùng biển xa bờ (bao gồm các đảo, quần đảo), nhìn chung chất lượng môi trường nước biển khá tốt, ngay tại các đảo tập trung đông dân cư, phần lớn các thông số quan trắc, phân tích nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam. Với môi trường trầm tích biển, các thông số kim loại khá thấp nằm trong ngưỡng quy định, tuy nhiên đã có dấu hiệu của tích tụ hoá chất thuốc trừ sâu tại các cửa sông nơi nguồn nước sử dụng chính cho sản xuất nông nghiệp.

1. Chất lượng môi trường biển – đảo nước ta như thế nào? Dẫn chứng.

2. Vì sao nói mức độ ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ gia tăng vào mùa mưa?

3. Những hoạt động phát triển kinh tế - xã hội nào tác động tiêu cực đến môi trường biển?

4. Vì sao nói chất lượng môi trường của các đảo, quần đảo nước ta góp phần thu hút khách du lịch?

5. Hướng gió có ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng môi trường nước vùng biển ven bờ nước ta?

Trả lời:

1: Chất lượng nước biển ven bờ Việt Nam còn khá tốt, giá trị các thông số đặc trưng phần lớn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam. Tuy nhiên, tại một số thời điểm, ở một vài vị trí có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

2: Vào mùa mưa, mức độ ô nhiễm gia tăng do các hợp chất hữu cơ, hợp chất chứa nitơ, chất rắn lơ lửng từ đất liền ra biển và sự trỗi dạt chất ô nhiễm từ ngoài khơi vào dải ven bờ tăng lên. Bên cạnh đó, các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven bờ, đặc biệt hoạt động phát triển cảng biển; hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển, hoạt động phát triển du lịch biển cũng tác động mạnh đến chất lượng môi trường nước biển

3: Các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven bờ, đặc biệt hoạt động phát triển cảng biển; hoạt động nuôi trồng thuỷ hải sản trên biển, hoạt động phát triển du lịch biển cũng tác động mạnh đến chất lượng môi trường nước biển.

4: Chất lượng môi trường nước biển khá tốt, ngay tại các đảo tập trung đông dân cư, phần lớn các thông số quan trắc, phân tích nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam.

5: Biển Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ gió mùa thịnh hành hướng Đông Bắc và Đông Nam. Vì thế, biển Việt Nam gánh chịu nhiều rủi ro thiên tai và sự cố môi trường biển trên Biển Đông, đặc biệt từ các loại dầu tràn và dầu thải không rõ nguồn gốc đưa vào vùng bờ biển nước ta.

Câu 4 trang 73 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Xác định thông tin đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng.

STT

Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo nước ta

Đúng

Sai

1

Vùng biển nước ta có điều kiện thuận lợi để khai thác thuỷ sản.

   

2

Môi trường vùng biển nước ta không có biểu hiện ô nhiễm.

   

3

Vùng nước ven biển nước ta thường xuyên bị ô nhiễm.

   

4

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản giúp bảo vệ môi trường nước biển.

   

5

Hệ sinh thái biển đang được phục hồi nhanh chóng.

   

6

Diện tích rừng ngập mặn có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.

   

7

Môi trường trầm tích biển của nước ta còn khá tốt.

   

Trả lời:

STT

Đặc điểm môi trường và tài nguyên biển, đảo nước ta

Đúng

Sai

1

Vùng biển nước ta có điều kiện thuận lợi để khai thác thuỷ sản.

X

 

2

Môi trường vùng biển nước ta không có biểu hiện ô nhiễm.

 

X

3

Vùng nước ven biển nước ta thường xuyên bị ô nhiễm.

X

 

4

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản giúp bảo vệ môi trường nước biển.

 

X

5

Hệ sinh thái biển đang được phục hồi nhanh chóng.

 

X

6

Diện tích rừng ngập mặn có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây.

X

 

7

Môi trường trầm tích biển của nước ta còn khá tốt.

 

X

 

Câu 5 trang 73 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Hãy nối tên đơn vị hành chính cấp huyện (ở cột A) với vịnh biển (ở cột B) cho phù hợp.

Cột A

Cột B

1. Vân Đồn

 

2. Kiên Hải

a. Vịnh Bắc Bộ

3. Cát Hải

 

4. Cô Tô

b. Vịnh Thái Lan

5. Bạch Long Vĩ

 

Trả lời:

a – 1,3,4,5.

b – 2.

Câu 6 trang 74 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây.

Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Phát triển kinh tế

Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Thuận lợi

Khó khăn

Thuận lợi

Khó khăn

................ ................ ................ ................

Trả lời:

Những thuận lợi, khó khăn đối với phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Phát triển kinh tế

Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Thuận lợi

Khó khăn

Thuận lợi

Khó khăn

+ Tài nguyên biển đa dạng, phong phú, tạo điều kiện cho Việt Nam phát triển nhiều ngành kinh tế biển.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

+ Vùng biển nước ta dễ tiếp cận với các tuyến hàng hải quan trọng trong khu vực, dọc bờ biển có nhiều vịnh kín để xây dựng các cảng nước sâu,… đây là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Các hoạt động kinh tế biển góp phần quan trọng cung cấp thực phẩm, năng lượng và nguyên liệu cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

+ Luật Biển quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi là căn cứ quan trọng trong hoạt động quản lí, sử dụng, khai thác và bảo vệ môi trường biển, giúp tạo ra một trật tự pháp lí trên biển, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho các nước.

+ Nước ta đã ban hành Luật Biển Việt Nam phù hợp với Luật biển quốc tế và tình hình cụ thể của đất nước. Việt Nam cũng đã tham gia xây dựng và thực thi Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông,

+ Còn tồn tại việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển, đảo và thềm lục địa của 1 số quốc gia có chung Biển Đông.

+ Các vấn đề an ninh phi truyền thống như tranh chấp ngu trường, khai thác tài nguyên gây ô nhiễm môi trường cũng có những diễn biến phức tạp.

 

Câu 7 trang 74 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Hãy nối các ý ở cột A với các ý ở cột B cho phù hợp về ảnh hưởng của tài nguyên đến hoạt động kinh tế vùng biển đảo nước ta.

Cột A (Tài nguyên)

Cột B (Hoạt động kinh tế)

1. Hơn 2 000 loài cá.

a. Ngư nghiệp.

2. Trữ lượng ước tính khoảng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.

b. Du lịch.

3. Trữ lượng cát thuỷ tinh, titan lớn.

c. Công nghiệp năng lượng.

4. Nhiều bãi tắm đẹp.

d. Công nghiệp khai khoáng.

5. Vịnh, vũng biển kín gió.

e. Giao thông vận tải.

6. Diện tích rừng ngập mặn lớn.

 

7. Tốc độ gió ven biển mạnh.

 

Trả lời:

1 – a

2 – c

3 – d

4 – b

5 – e

6 – a, b

Câu 8 trang 75 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Dựa vào đoạn tư liệu dưới đây, em hãy thực hiện các yêu cầu.

Vào năm 1833, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho bộ Công: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trong trời nước một màu, không phân biệt nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường (mắc cạn) bị hại! Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời.

(Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 3,

NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, trang 743)

1. Gạch một gạch dưới các câu trong đoạn tư liệu thể hiện vua Minh Mạng am hiểu tường tận về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

2. Gạch hai gạch dưới các câu thể hiện nhà vua luôn có kế hoạch chăm lo, gìn giữ vùng biển đảo của đất nước.

3. Công việc cụ thể nhà vua chỉ dụ cho bộ Công (vào năm 1833) phải làm là gì?

Trả lời:

1: Vào năm 1833, vua Minh Mạng ra chỉ dụ cho bộ Công: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trong trời nước một màu, không phân biệt nông hay sâu.

2: Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn

3: Dự bị thuyền mành, xây dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối.

Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Chủ đề 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Chủ đề 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Đánh giá

0

0 đánh giá