Với giải sách bài tập Địa lí 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 8. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Địa lí 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình
Câu 1 trang 9 SBT Địa Lí 8: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. trang 9 SBT Địa Lí 8: Khu vực có địa hình cao nhất nước ta là
A. Đông Bắc. B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Trả lời:
Đáp án đúng là: B
2. trang 9 SBT Địa Lí 8: So với diện tích cả nước, các miền núi cao trên 2.000 m chiếm khoảng
A. 1%. B. 15%. C. 50%. D. 85%.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
3. trang 9 SBT Địa Lí 8: Địa hình nào dưới đây không phải là địa hình nhân tạo?
A. Đập nước. B. Hầm mỏ. C. Đô thị. D. Hang động.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
4. trang 9 SBT Địa Lí 8: Nhiều vùng của đồng bằng sông Hồng không được bồi đắp phù sa là do
A. có hệ thống đê. B. đây là vùng trũng.
C. ảnh hưởng của thuỷ triều. D. đây là vùng đầm lầy.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
A. mũi đá, vịnh sâu. B. đồng bằng châu thổ.
C. bãi triều, bán đảo. D. cồn cát, đầm phá.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
6. trang 9 SBT Địa Lí 8: Dãy núi nào sau đây ở khu vực Đông Bắc không có dạng hình cánh cung?
A. Ngân Sơn. B. Bắc Sơn. C. Tam Đảo. D. Đông Triều.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Địa hình chịu tác động của………………….
Địa hình nước ta ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của con người, tạo nên nhiều dạng địa hình ……………….... như đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước,...
Địa hình mang tính chất………………….. ẩm gió mùa.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã đẩy nhanh tốc độ……………….; lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực,……….. diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ.
Địa hình phần lớn là……………………
Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi. Trong đó, đồi núi....................... có độ cao dưới 1 000 m chiếm 85% diện tích.
Địa hình được……………………tạo thành nhiều bậc
Các bậc địa hình kế tiếp nhau: núi cao, ………………., núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục địa. Địa hình nước ta có độ cao ………………… từ nội địa ra biển
Trả lời:
Địa hình chịu tác động của con người
Địa hình nước ta ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của con người, tạo nên nhiều dạng địa hình nhân tạo như đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước,...
Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã đẩy nhanh tốc độ phong hoá lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực,xói mòndiễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ.
Địa hình phần lớn là đồi núi
Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi. Trong đó, đồi núi thấp có độ cao dưới 1 000 m chiếm 85% diện tích.
Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc
Các bậc địa hình kế tiếp nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục địa. Địa hình nước ta có độ cao giảm dần từ nội địa ra biển
1. Lát cắt A – B đi qua những dạng địa hình nào?
2. Cho biết hướng địa hình của lát cắt A – B.
Trả lời:
1: Núi cao, cao nguyên, đồng bằng..
2: Tây Bắc – Đông Nam
Trả lời:
1: Hầm xuyên núi
2: Nhà máy thuỷ điện
3: Đô thị
4: Khai thác khoáng sản
Cột A |
Cột B |
1. Khu vực Đông Bắc |
a. Núi Hàm Rồng (Lào Cai) |
2. Khu vực Tây Bắc |
b. Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) |
3.Khu vực Trường Sơn Bắc |
c. Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) |
4. Khu vực Trường Sơn Nam |
d. Bo Y (Kon Tum) |
Trả lời:
1 – c
2 – a
3 – b
4 - d
Trả lời:
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Diện tích: khoảng 15.000 km2, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
+ Vị trí tiếp giáp: phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ; phía Tây giáp Tây Bắc; phía Nam giáp Bắc Trung Bộ; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
+ Đặc điểm địa hình: phía bắc còn nhiều đồi, núi sót; ở phía nam có nhiều ô trũng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Diện tích: khoảng 40.000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp.
+ Vị trí tiếp giáp: phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ; phía bắc giáp Cam-pu-chia; phía Đông Nam giáp Biển Đông; phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.
+ Đặc điểm địa hình: có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,…
* Đồng bằng ven biển miền Trung:
- Diện tích: khoảng 15.000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển.
- Vị trí: Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận.
- Đặc điểm:
+ Đất đai ít màu mỡ hơn so với hai đồng bằng châu thổ hạ lưu sông.
+ Gồm nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. Một số đồng bằng có diện tích lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà.
Trả lời:
Hình 1: Bờ biển khúc khuỷu
Hình 2: Bãi biển
Hình 3: Núi lan ra sát biển
Xem thêm các bài giải SBT Địa lí 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 1: Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
Bài 3: Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế
Bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản
Bài 5: Thực hành: Phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu
Lý thuyết Địa lí 8 Bài 2: Đặc điểm địa hình
1. Đặc điểm chung của địa hình
a) Địa hình phần lớn là đồi núi
- Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ.
- Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
- Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất.
b) Địa hình được nâng lên tạo thành nhiều bậc
- Địa hình nước ta được hình thành qua các giai đoạn khác nhau.
- Phân thành các bậc địa hình kế tiếp nhau: núi cao, núi trung bình, núi thấp, đồi, đồng bằng ven biển, thềm lục địa.
- Địa hình nước ta có độ cao giảm dần từ nội địa ra biển.
c) Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
- Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã đẩy nhanh tốc độ phong hoá
- Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa làm cho quá trình xâm thực, xói mòn diễn ra mạnh mẽ, địa hình bị cắt xẻ.
d) Địa hình chịu tác động của con người
Địa hình nước ta ngày càng chịu tác động mạnh mẽ của con người, tạo nên nhiều dạng địa hình nhân tạo như đô thị, hầm mỏ, hồ chứa nước, đê, đập,...
2. Đặc điểm của các khu vực địa hình
- Địa hình đồi núi ở nước ta có sự phân hoá đa dạng thành các khu vực:
+ Khu vực Đông Bắc: Nằm ở tả ngạn sông Hồng, chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung.
+ Khu vực Tây Bắc: Từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả, địa hình cao nhất nước ta.
+ Khu vực Trường Sơn Bắc: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, là vùng núi thấp, hướng tây bắc – đông nam.
+ Khu vực Trường Sơn Nam: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ, gồm các khối núi Kon Tum.
- Ngoài ra còn dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
- Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
+ Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
+ Đồng bằng sông Hồng: rộng khoảng 15 000 km2, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.Hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài để được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong để không được bồi đắp.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: có diện tích khoảng 40 000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp. Hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều.
+ Đồng bằng ven biển miền Trung: có tổng diện tích khoảng 15 000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển. Kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp.
c) Địa hình bờ biển và thềm lục địa
- Địa hình bờ biển ở nước ta khá đa dạng: các đồng bằng châu thổ, các bãi triều, mũi đá, bán đảo, vũng, vịnh sâu,...
- Nước ta còn nổi tiếng với nhiều phong cảnh và bãi biển đẹp (Nha Trang, Vũng Tàu, Sầm Sơn,...).
- Thềm lục địa của nước ta mở rộng ở khu vực vịnh Bắc Bộ, vùng biển phía nam và tây nam; ở miền Trung sâu và thu hẹp hơn.