Vở thực hành KHTN 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học | Kết nối tri thức

2 K

Với giải Vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Bài 6: Tính theo phương trình hóa học

Bài 6.1 trang 19 Vở thực hành KHTN 8: Tính thể tích khí hydrogen thu được khi hoà tan hết 0,65 gam Zn trong dung dịch HCl 1 M (ở 25°C, 1 bar), biết phản ứng xảy ra như sau:

Zn + 2HCl → ZnCl2+ H2

Lời giải:

nZn=0,6565=0,01(mol)

Theo PTHH: 1 mol Zn tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol H2.

Vậy 0,01 mol Zn tham gia phản ứng sẽ thu được 0,01 mol H2.

Thể tích khí hydrogen thu được ở 25oC, 1 bar là: V = 0,01 . 24,79 = 0,2479 lít.

Bài 6.2 trang 19 Vở thực hành KHTN 8: Khi cho Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thì xảy ra phản ứng hoá học như sau:

Mg + H2SO4→ MgSO4+ H2

Sau phản ứng thu được 0,02 mol MgSO4. Tính thể tích khí H2thu được ở 25oC, 1 bar.

Lời giải:

Theo PTHH: 1 mol Mg tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol MgSO4 và 1 mol H2.

Vậy sau phản ứng thu được 0,02 mol MgSO4 suy ra số mol H2 thu được là 0,02 mol.

Thể tích khí H2 thu được ở 25oC , 1 bar (tức điều kiện chuẩn) là:

V = 0,02 . 24,79 = 0,4958 lít.

Bài 6.3 trang 19 Vở thực hành KHTN 8: Khi nung nóng KClO3 xảy ra phản ứng hoá học sau (phản ứng nhiệt phân):

2KClO3 to 2KCl + 3O2

Biết rằng hiệu suất phản ứng nhỏ hơn 100%.

- Khi nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được số mol O2 lớn hơn/ nhỏ hơn/ bằng 1,5 mol.

…………………………………………………………………………………………….

- Để thu được 0,3 mol O2 thì cần số mol KClO3 lớn hơn/ nhỏ hơn/ bằng 0,2 mol.

Lời giải:

- Khi nhiệt phân 1 mol KClO3 thì thu được số mol O2 nhỏ hơn 1,5 mol.

- Để thu được 0,3 mol O2 thì cần số mol KClO3 lớn hơn 0,2 mol.

Bài 6.4 trang 20 Vở thực hành KHTN 8: Nung 10 gam calcium carbonate (thành phần chính của đá vôi), thu được khí carbon dioxide và m gam vôi sống. Giả thiết hiệu suất phản ứng là 80%, xác định m.

Lời giải:

nCaCO3=10100=0,1(mol).

Phương trình hoá học: CaCO3 to CaO + CO2

Theo PTHH: 0,1 mol CaCO3 tham gia phản ứng thu được 0,1 mol CaO.

Khối lượng CaO thu được theo lí thuyết là: mLT= 0,1.56 = 5,6 gam.

Do hiệu suất phản ứng là 80% nên: m=mTT=5,6.80100=4,48(gam).

Bài 6.5* trang 20 Vở thực hành KHTN 8: Phản ứng giữa calcium carbonate và chlohidric acid xảy ra như sau:

CaCO3+ 2HCl → CaCl2+ CO2+ H2O

a) Cho 10 gam calcium carbonate phản ứng hoàn toàn với chlohidric acid, tính thể tích khí carbon dioxide sinh ra (đo ở 25oC, 1 bar).

b) Cho calcium carbonate phản ứng với lượng dư chlohidric acid, thu được 27,75 gam calcium chloride (CaCl2). Tính lượng calcium carbonate đã dùng.

Lời giải:

a) nCaCO3=10100=0,1mol.

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol CaCO3 phản ứng sinh ra 1 mol CO2.

Vậy 0,1 mol CaCO3 phản ứng sinh ra 0,1 mol CO2.

Thể tích khí carbon dioxide sinh ra: VCO2=0,1.24,79=2,479(L).

b) nCaCl2=27,75111=0,25mol.

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol CaCO3 phản ứng sinh ra 1 mol CaCl2.

Vậy để thu được 0,25 mol CaCl2 cần 0,25 mol CaCO3 phản ứng.

Lượng calcium carbonate đã dùng: 0,25.100 = 25 gam.

Bài 6.6* trang 20 Vở thực hành KHTN 8: Cho iron(III) oxide tác dụng với lượng dư khí hydrogen ở nhiệt độ cao. Phản ứng xảy ra như sau:

Fe2O3+ 3H2 to 2Fe + 3H2O

Cho 8 gam Fe2O3 phản ứng thu được 4,2 gam Fe. Tính hiệu suất phản ứng.

Lời giải:

nFe2O3=8160=0,05mol

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol Fe2O3 phản ứng thu được 2 mol Fe.

Vậy cứ 0,05 mol Fe2O3 phản ứng thu được 0,1 mol Fe.

Khối lượng Fe thu được theo lí thuyết là: 0,1.56 = 5,6 gam.

Thực tế thu được 4,2 gam Fe. Vậy hiệu suất phản ứng là:

H=4,25,6.100%=75%.

Đánh giá

0

0 đánh giá