Giáo án Tự đánh giá cuối học kì 2 (Cánh diều 2024) | Giáo án Ngữ văn 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 10 Tự đánh giá cuối học kì 2 sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 50k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Tự đánh giá cuối học kì 2

I. Đọc hiểu

Yêu cầu (trang 118 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a) Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu (từ câu 1 đến câu 6) bên dưới:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể 

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc 

Tóc mẹ thì bới sau đầu 

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất nước có từ ngày đó…

(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đặc điểm nổi bật của mạch cảm xúc trong đoạn thơ trên là gì?

A. Giàu tính tự sự 

B. Thiên về giới thiệu 

C. Đậm màu sắc miêu tả

D. Giàu chất triết lí, suy tưởng

Đáp án: D. Giàu chất triết lí, suy tưởng

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đoạn thơ trên có đặc điểm như thế nào?

A. Không vần, có nhịp, không có hình ảnh 

B. Không vần, có nhip, giàu chất liệu dân gian 

C. Không vần, không nhịp, không biện pháp tu từ

D. Không vần, không nhịp, nhiều biện pháp tu từ

Đáp án: B. Không vần, có nhip, giàu chất liệu dân gian 

Câu 3 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cái “ngày xửa ngày xưa” trong câu thơ “Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể” được hiểu là gì?

A. Là câu chuyện cổ mẹ thường hay kể 

B. Là câu chuyện hằng ngày của mẹ 

C. Là lời ru của mẹ khi con còn nhỏ

D. Là câu ca xưa cũ mẹ khuyên nhủ con

Đáp án: A. Là câu chuyện cổ mẹ thường hay kể 

Câu 4 (trang 119 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Hai câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn / Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” nhấc ta nhớ đến câu chuyện cổ nào?

A. Sự tích trầu cau và Sự tích ông bình vôi

B. Truyện Thánh Gióng và Cây tre trăm đốt

C. Sự tích ông bình vôi và Cây tre trăm đốt

D. Sự tích trầu cau và truyện Thánh Gióng

Đáp án: D. Sự tích trầu cau và truyện Thánh Gióng

Câu 5 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Dòng thơ nào sử dụng thành ngữ?

A. Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

B. Cái kèo, cái cột thành tên 

C. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

D. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 

Đáp án: C. Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Câu 6 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên trong khoảng 3 – 4 dòng.

Trả lời:

Với hình thức thơ tự do, đoạn trích đã thể hiện được tình cảm da diết và những suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ khi nghĩ về đất nước.

b) Đọc đoạn trích sau và làm các bài tập ở bên dưới:

Nguyễn Trãi đã dùng văn học phục vụ chiến đấu, viết văn để đánh giặc. Văn chính luận của ông có nội dung yêu nước sâu sắc và tính chiến đấu cao, Quân trung từ mệnh tập “có sức mạnh như mười vạn quân" (Phan Huy Chú), từng đợt tiến công mãnh liệt vào kẻ thù. Bình Ngô đại cáo cháy bỏng khát vọng chiến đấu cho độc lập dân tộc, bừng dậy hùng khí của những năm “đoạt sáo, cầm Hổ”, trào dâng khí thế chiến đấu và chiến thắng của những năm tháng “Bình Ngô phục quốc”. Trong Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi đã dùng trí mưu để phân tích thời – thế – lực nhằm chứng minh ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Nguyễn Trãi đã vận dụng đạo lí lên án vua quan triều Minh về tội ác xâm lược, dối trá, tàn bạo,... tuyên dương nghĩa quân về việc làm chính nghĩa, quang minh chính đại, trung thực, khoan hồng,... Sức mạnh chiến đấu của văn chính luận Nguyễn Trãi là sức mạnh của chiến lược “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo”, của sự ưu thắng khi phân tích về thời – thế – lực. Từ nhu cầu “tâm công” và từ nhận thức về tính năng chiến đấu của văn chương, với tinh thần chiến đấu không mệt mỏi, không khoan nhượng, trên những điểm căn bản và tuân theo một sách lược linh hoạt, Nguyễn Trãi đã viết thư giảng cho địch những đòn tới tấp, đánh cho kẻ địch phải thua trên mặt trận tư tưởng. Chiến đấu là tính đặc thù của văn chính luận dân tộc. Nhưng chiến đấu ngoan cường, trực diện, tập trung, thường xuyên và có hiệu quả cao, xuất phát từ trí tuệ nhạy bén, tình cảm chân thành và nhất là từ ý thức dùng văn chương làm vũ khí “mạnh như vũ bão, sắc như gươm dao” (Phạm Văn Đồng), thì chỉ có thể tìm thấy sớm nhất trong văn chính luận Nguyễn Trãi.

(BÙI DUY TÂN, in trong Nguyễn Trãi, Về tác gia tác phẩm, NXB Giáo dục, 1999)

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Tự đánh giá cuối học kì 2.

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Đọc hiểu văn bản trang 116

Viết trang 117

Nói và nghe trang 117

Tiếng Việt trang 118

Tự đánh giá cuối học kì 2

Để mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá