Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 20 (Cánh diều 2024) | Giáo án Ngữ văn 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 10 Thực hành tiếng Việt trang 20 sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 50k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Thực hành tiếng Việt trang 20

................................I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Thực hành phân tích tác dụng biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực chuyên biệt:

+ Thực hành phân tích tác dụng biện pháp tu từ liệt kê trong văn bản.

3. Phẩm chất

- Đề cao tinh thần yêu nước, niềm tự hào về văn hoá và lịch sử dân tộc, về người Anh hùng dân tộc – Danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Kiến thức đời sống, xã hội

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV: HS tham gia trả lời câu hỏi:

+ Em hãy cho biết trong câu tục ngữ sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?  “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

+ Sử dụng phép tu từ liệt kê: các yếu tố quan trọng nước, phân, cần, giống để trồng lúa.

- HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài mới:

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

* Hoạt động 1: Tri thức ngữ văn

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập, các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức, phiếu bài tập, câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- HS trả lời câu hỏi:

+Dựa vào phần tri thức ngữ văn, em hãy cho biết liệt kê là gì? Lấy ví dụ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày sản phẩm.

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

I. Lí thuyết

- Liệt kê là biện pháp tu từ, theo đó, người nói, người viết kể ra nhiều sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái... trong cùng một câu, một đoạn văn để tạo nên một ấn tượng mạnh, hiệu quả cao trong miêu tả, kể chuyện hoặc biểu lộ tình cảm, cảm xúc. Phép liệt kê được dùng trong cả văn xuôi và văn vần.

- Xét theo cấu tạo, các sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái... có thể được liệt kê theo từng cặp hoặc không theo từng cặp.

Ví dụ liệt kê theo từng cặp: Bàn học của em được sắp xếp rất ngăn nắp, với sách giáo khoa và sách tham khảo, truyện chữ và truyện tranh, vở viết và vở bài tập…

Ví dụ liệt kê không theo cặp: Vườn cây của ông em có trăm hoa đua nở với hoa đào, hoa cúc, hoa mai, hoa lan, hoa ly…

- Xét theo ý nghĩa, các sự vật, sự việc, hoạt động, tính chất, trạng thái... có thể được liệt kê theo kiểu tăng tiến hoặc không tăng tiến.

VD: Trong lớp mình có Lan là tổ trưởng, Minh là lớp phó và Tuấn là lớp trưởng.

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Thực hành tiếng Việt trang 20.

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Gương báu khuyên răn

Thực hành tiếng Việt trang 20

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội

Thuyết trình và thảo luận về một vấn đề xã hội

Tự đánh giá: Thư dụ Vương Thông lần nữa

Để mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá