Giáo án Lễ hội Đền Hùng (Cánh diều 2024) | Giáo án Ngữ văn 10

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý Thầy/Cô Giáo án Ngữ văn 10 Lễ hội Đền Hùng sách Cánh diều theo mẫu Giáo án chuẩn của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp Giáo viên dễ dàng biên soạn giáo án Ngữ văn 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, thiết kế hiện đại (chỉ từ 50k cho 1 bài Giáo án lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Lễ hội Đền Hùng

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp.

- Phân tích, đánh giá được cách đặt nhan đề và mục đích của người viết, cách đưa tin và quan điểm của người viết tin, sự kết hợp giữa các phương tiện giao tiếptrong việc thể hiện thông tin.

- Nêu được ý nghĩa của văn bản thông tin.

2. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

- Năng lực chuyên biệt:

+ Có năng lực đọc - hiểu tác văn bản thông tin

+ Có năng lực giải quyết vấn đề phát sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bản tin Lễ hội đền Hùng.

- Có thái độ trân trọng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

- Thể hiện được thái độ, hành vi sống tích cực, tiến bộ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.

- Máy chiếu, máy tính

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.

- HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: Kiến thức đời sống, xã hội

c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi RUNG CHUÔNG VÀNG.

Câu 1: Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm ở đâu?

- Khu di tích lịch sử Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Câu 2: Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày nào hàng năm?

- Đáp án: 10/03 (âm lịch) hàng năm.

Câu 3: Vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mọi người thường làm bánh gì để dâng lên vua Hùng? 

- Bánh chưng, bánh dày

Câu 4: Em hãy kể tên một số truyền thuyết về thời Vua Hùng?

- Bánh chưng, bánh dày

- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

- Con Rồng, cháu Tiên

Câu 5: Câu tục ngữ dưới đây muốn khuyên răn chúng ta điều gì?

“Dù ai đi ngược về xuôi.

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”

- Đáp án: Câu tục ngữ muốn khuyên dăn chúng ta dù ở đâu trên khắp mọi miền đất nước cùng nhớ về ngày mùng mười tháng ba là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Nhớ đến công lao to lớn của các vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước.

- HS suy nghĩa, chia sẻ.

- GV gọi HS nhận xét và chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt vào bài mới:

Ngày giỗ tổ Hùng Vương đã được công nhận là một trong những ngày Quốc lễ của Việt Nam, thể hiện rõ đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”

     Theo sách Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng thì xưa kia việc Giỗ Tổ cử hành vào ngày 12/3 âm lịch, thường thì con cháu ở xa về làm giỗ trước một ngày. Đến thời nhà Nguyễn, định lệ 5 năm mở hội lớn một lần. Hội lớn có quan triều đình, quan hàng tỉnh về làm chủ tế và thường chọn ngày 10/3 âm lịch để Giỗ Tổ. Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán- An Dương Vương. Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18-2-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL - CTN công nhận Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Từ đó đến nay, dù trong những năm tháng kháng chiến cứu nước cũng như sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10 tháng 3 năm nào chính quyền và nhân dân vùng đất Tổ cũng kính cẩn làm lễ dâng hương, có đại diện của Nhà nước về dự. Trong tiết học ngày hôm nay, cô và các em rất may mắn khi được tìm hiểu hai bản tin về lễ hội này!

................................

................................

................................

Tài liệu có 20 trang, trên đây trình bày tóm tắt 4 trang của Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều Lễ hội Đền Hùng.

Xem thêm Giáo án Ngữ văn 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: Một hằng số văn hóa Việt Nam

Lễ hội Đền Hùng

Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận

Thực hành tiếng Việt trang 104

Viết bản nội quy, hướng dẫn nơi công cộng

Để mua trọn bộ Giáo án Ngữ Văn 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ Mua tài liệu hay, chọn lọc

Đánh giá

0

0 đánh giá